Bài 3. Hàm số bậc nhất y=ax+b (a khác 0)

Khởi động (SGK Toán 8 – Cánh diều trang 67)

Hướng dẫn giải

Số tiền đã mua x tấn lúa là: 7. x (triệu đồng)

Số tiền nhà sản xuất được thưởng thêm là: 6 triệu đồng

Tổng số tiền mà doanh nghiệp phải trả khi mua x tấn lúa và phí vận chuyển là:

y = 7x + 6 (triệu đồng)

Hàm số cho bằng công thức tính y theo x ở trên gợi lên khái niệm hàm số bậc nhất trong toán học.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Hoạt động 1 (SGK Toán 8 – Cánh diều trang 67)

Hướng dẫn giải

Trong bài toán mở đầu, y có là đa thức bậc nhất của biến x

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Luyện tập 1 (SGK Cánh Diều trang 67)

Hướng dẫn giải

a) Hàm số \(y =  - 3{\rm{x + 6}}\)là hàm số bậc nhất và có a = -3; b = 6

b) Hàm số \(y =  - x + 4\) là hàm số bậc nhất và có a = -1; b = 4

c) Hàm số \(y = \dfrac{3}{x} + 2\) không phải là hàm số bậc nhất

d) Hàm số \(y = 2\) không phải là hàm số bậc nhất

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Luyện tập 2 (SGK Toán 8 – Cánh diều trang 68)

Hướng dẫn giải

Thay lần lượt x = 0; x = 2; x = 4 vào công thức \(y =  - 2{\rm{x}} + 4\)ta tính được các giá trị của y tương ứng trong bảng sau:

        x

  0  

  2  

  4

  y = -2x + 4  

  4

  0

  -4  

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Luyện tập 3 (SGK Toán 8 – Cánh diều trang 69)

Hướng dẫn giải

Mùa đông, London có múi giờ +0 thì Hà Nội có múi giờ +7

Mùa đông, London có x giờ thì Hà Nội là y = x + 7 (giờ)

Như vậy, y = x+ 7 là hàm số bậc nhất của x

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Bài 1 (SGK Toán 8 – Cánh diều trang 70)

Hướng dẫn giải

a) Sai

b) Đúng

c) Sai

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Bài 2 (SGK Toán 8 – Cánh diều trang 70)

Hướng dẫn giải

a) Hàm số \(y = 6{\rm{x}} + 8\) có hệ số của x là 6; hệ số tự do là 8.

b) Hàm số \(y =  - x - 5\)có hệ số của x là – 1; hệ số tự do là -5.

c) Hàm số \(y = \dfrac{x}{3}\) có hệ số của x là \(\dfrac{1}{3}\); hệ số tự do là 0.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Bài 3 (SGK Toán 8 – Cánh diều trang 70)

Hướng dẫn giải

Ta có:

\(\begin{array}{l}f(1) = 3.1 + 2 = 5;\\f(0) = 3.0 + 2 = 2\\f( - 2) = 3.\left( { - 2} \right) + 2 = - 4;\\f\left( {\dfrac{1}{2}} \right) = 3.\dfrac{1}{2} + 2 = \dfrac{7}{2};\\f\left( { - \dfrac{2}{3}} \right) = 3.\left( { - \dfrac{2}{3}} \right) + 2 = 0\end{array}\)

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Bài 4 (SGK Toán 8 – Cánh diều trang 70)

Hướng dẫn giải

a) Mỗi ngày tiết kiệm được 5000 nên số tiền tiết kiệm sau t (ngày) là: m = 5000.t (đồng)

m là hàm số bậc nhất của t

b) Số tiền cần phải tiết kiệm để mua xe đạp là:

2 000 000 – 300 000 = 1 700 000 (đồng)

Suy ra m = 1 700 000 (đồng)

Số ngày tiết kiệm để bạn Nam mua được chiếc xe đạp là: t = 1 700 000 : 5000 = 340 (ngày)

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Bài 5 (SGK Toán 8 – Cánh diều trang 70)

Hướng dẫn giải

Ta có: 1 giây = \(\dfrac{1}{{60}}\) phút

1GB = 1024MB => 4GB = 4.1024 = 4096MB

a) Hàm số f(x) biểu thị dung lượng tiêu tốn (MB) theo thời gian sử dụng internet được x (giây) là: \(f(x) = \dfrac{x}{{60}}\)

b) Hàm số biểu thị dung lượng còn lại sau khi sử dụng được x (giây) là: \(g(x) = 4096 - \dfrac{x}{{60}}\) (MB)

c) Ta có 2 phút = 120 giây

Sau khi sử dụng 2 phút thì số dung lượng còn lại là : \(g(120) = 4096 - \dfrac{{120}}{{60}} = 4094(MB)\)

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)