Bài 28. Thương mại, tài chính ngân hàng và du lịch

Mở đầu (SGK - Trang 106)

Hướng dẫn giải

- Vai trò: Cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng thông qua việc trao đổi, luân chuyển hàng hoá, dịch vụ giữa người bán và người mua; Điều tiết sản xuất, giúp hàng hoá được trao đổi, mở rộng thị trường;

- Đặc điểm: Hoạt động theo quy luật cung, cầu; gắn liền với giá cả, thị trường và xu hướng trong cung, cầu của các sản phẩm hàng hoá và dịch vụ. Tính thuận tiện, nhanh chóng, lãi suất; Hoạt động du lịch thường gắn với tài nguyên du lịch,…

- Nhân tố tác động: Điều kiện tự nhiên, tài nguyên, trình độ kinh tế, dân cư,…

- Tình hình phát triển và phân bố: Thương mại, tài chính ngân hàng và du lịch phân bố rộng khắp và ngày càng phát triển mạnh, đặc biệt ở các nước phát triển.

(Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le)
Thảo luận (1)

Câu hỏi (SGK - Trang 107)

Hướng dẫn giải

Ví dụ vai trò của thương mại: Máy tính là sản phẩm của ngành công nghiệp sản xuất điện tử - tin học, để đến tay người tiêu dùng thì cần sự có mặt của ngành thương mại là quá trình trao đổi mua bán máy tính.

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Câu hỏi (SGK - Trang 108)

Hướng dẫn giải

* Đặc điểm của thương mại

- Hoạt động theo quy luật cung, cầu; gắn liền với giá cả, thị trường và xu hướng trong cung, cầu của các sản phẩm hàng hoá và dịch vụ.

- Không gian hoạt động ngày càng mở rộng, không chỉ giới hạn trong phạm vi quốc gia (nội thương) mà còn mở rộng ra thế giới, mang tính toàn cầu (ngoại thương).

- Hoạt động chủ yếu có hai nhóm là mua bán hàng hoá và cung ứng dịch vụ.

* Ví dụ: Khi người mua có nhu cầu lớn về một mặt hàng, sản phẩm (điện thoại Iphone, xe điện,…) thì nhà sản xuất, kinh doanh sẽ đẩy mạnh phát triển sản phẩm đó và ngược lại.

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Câu hỏi (SGK - Trang 108)

Hướng dẫn giải

- Trình độ phát triển kinh tế, đặc biệt là các ngành sản xuất vật chất tạo ra khối lượng sản phẩm hàng hóa và dịch vụ phong phú, đa dạng đáp ứng nhu cầu trong nước, cung cấp nhiều mặt hàng xuất khẩu.

Ví dụ: Ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng phát triển tạo ra nhiều mặt hàng đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng từ đó thúc đẩy ngành thương mại phát triển.

- Đặc điểm dân số, trong đó số dân và nguồn lao động, cơ cấu dân số, sự phân bố dân cư và mạng lưới điểm quần cư, phong phú tập quán, thói quen tiêu dùng,… ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nội thương; đến việc tập trung sản xuất các mặt hàng xuất khẩu cần nhiều lao động.

Ví dụ: những khu vực tập trung dân cư đông đúc nhu cầu tiêu dùng, mua bán trao đổi hàng hóa diễn ra mạnh mẽ khác với khu vực thưa dân.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Câu hỏi (SGK - Trang 109)

Hướng dẫn giải

- Tình hình phát triển ngành nội thương:

+ Xã hội văn minh, hiện đại, con người có xu hướng mua sắm hàng hóa ở các siêu thị, trung tâm thương mại và mua bán online.

+ Hệ thống bán buôn bán lẻ phát triển nhanh trên toàn thế giới, nhiều tập đoàn thương mại và siêu thị đã có mặt ở nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam.

- Phân bố ngành nội thương:

Việc mua bán hàng hóa và dịch vụ thường diễn ra tại cửa hàng bán lẻ, chợ, cửa hàng tạp hóa, siêu thị, trung tâm thương mại.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Câu hỏi (SGK - Trang 110)

Hướng dẫn giải

- Tình hình phát triển ngành ngoại thương:

+ Xu hướng toàn cầu hóa và hội nhập làm cho hoạt động xuất nhập khẩu diễn ra sôi động và gia tăng nhanh chóng. Năm 2000, tổng trị giá hàng hóa xuất nhập khẩu trên thị trường thế giới là 12,9 nghìn tỉ USD (chiếm 41,0% GDP toàn cầu), đến năm 2019 tăng lên 37,17 nghìn tỉ USD (chiếm 42,3% GDP toàn cầu), tăng gần 2,9 lần.

+ Cơ cấu hàng xuất khẩu trên thế giới có những thay đổi rõ rệt, chiếm tỉ trọng ngày càng cao là các sản phẩm của công nghiệp chế biến và dầu mỏ; các mặt hàng nông sản, nguyên vật liệu, sản phẩm thô chiếm tỉ trọng thấp hơn.

- Phân bố ngành ngoại thương:

+ Các khu vực đóng góp lớn vào hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa là Tây Âu, Bắc Mỹ, Đông Á,…

+ Các quốc gia có giá trị xuất nhập khẩu hàng đầu thế giới là Trung Quốc, Hoa Kỳ, Đức, Nhật Bản, Anh, Pháp, Hà Lan, Hàn Quốc,… Trong đó, những nước xuất siêu là Trung Quốc, Đức, Hà Lan, Hàn Quốc,…; những nước nhập siêu là Hoa Kỳ, Anh, Pháp, Nhật Bản,…

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Câu hỏi (SGK - Trang 111)

Hướng dẫn giải

Ví dụ: Dịch vụ vay vốn của ngân hàng tạo cơ hội cho các nhà sản xuất và người dân có thêm nguồn lực về kinh tế để phát triển và mở rộng sản xuất.

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Câu hỏi (SGK - Trang 111)

Hướng dẫn giải

- Tài chính ngân hàng gồm hai bộ phận khăng khít với nhau đó là tài chính và ngân hàng

(Ví dụ: khi giao dịch rút tiền trong các ngân hàng ta thường thấy có hai phần bao gồm tài chính và ngân hàng, ngân hàng chính là các thủ tục để nhận tiền còn tiền chính là tài chính.)

- Các tổ chức tài chính và ngân hàng có quy mô khác nhau dựa trên doanh thu, tài sản, đối tượng phục vụ (ví dụ: Hiện nay trên thị trường có khá nhiều ngân hàng như ngân hàng nội địa, ngân hàng quốc tế mỗi ngân hàng sẽ có quy mô và đối tượng phục vụ khác nhau.)

- Tính thuận tiện nhanh chóng, lãi suất phí dịch vụ quyết định đến việc lựa chọn các tổ chức tài chính nhân hàng của người sử dụng (ví dụ: Ngân hàng có lãi suất thấp…)

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Câu hỏi (SGK - Trang 111)

Hướng dẫn giải

Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố ngành tài chính ngân hàng:

- Sự phát triển của nền kinh tế: kinh tế ngày càng phát triển sẽ tạo ra nhiều tổng sản phẩm xã hội, cơ sở để tạo lập và sử dụng quỹ tiền tệ, đáp ứng nhu cầu chi tiêu hoặc tích lũy tiền tệ của mọi chủ thể trong xã hội.

- Khoa học – công nghệ, mức thu nhập của dân cư,… ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố của tài chính ngân hàng.

- Chính sách tài chính ảnh hưởng đến sự phát triển và hiệu quả của ngành.

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Câu hỏi (SGK - Trang 112)

Hướng dẫn giải

Các trung tâm tài chính ngân hàng lớn nhất thế giới hiện nay là Niu Y-oóc, Luân đôn, Tô-ky-ô, Thượng Hải, Bắc Kinh, Xin-ga-po, Phran-phuốc, Zu-rích,…

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)