Bài 24: Năng lượng nhiệt

Mở đầu (SGK Cánh diều - Trang 113)

Hướng dẫn giải

Tham khảo!

Chiếc thìa đã nhận thêm năng lượng nhiệt từ nước nóng truyền sang làm nhiệt độ của thìa tăng lên.

(Trả lời bởi Thanh An)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 1 (SGK Cánh diều - Trang 113)

Hướng dẫn giải

Nhiệt năng của một vật là tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 2 (SGK Cánh diều - Trang 113)

Hướng dẫn giải

Tổng động năng và thế năng của các phân tử tạo nên vật được gọi là nội năng của vật.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 3 (SGK Cánh diều - Trang 114)

Hướng dẫn giải

Tham khảo!

Khi miếng sắt và nước trong cốc tiếp xúc và truyền nhiệt cho nhau, các phân tử bên trong chúng sẽ trao đổi năng lượng nhiệt. Điều này làm cho năng lượng động của các phân tử trong miếng sắt và nước trong cốc thay đổi, nhưng năng lượng tiềm năng của chúng không thay đổi.

Do đó, tổng nội năng của hệ thống không thay đổi trong quá trình truyền nhiệt. Năng lượng nhiệt được truyền từ miếng sắt sang nước trong cốc, làm tăng nhiệt độ của nước và giảm nhiệt độ của miếng sắt. Tuy nhiên, lượng năng lượng bị chuyển đổi này không ảnh hưởng đến tổng nội năng của hệ thống.

(Trả lời bởi Thanh An)
Thảo luận (1)

Luyện tập 1 (SGK Cánh diều - Trang 114)

Hướng dẫn giải

Tham khảo!

Nội năng của vật có liên hệ với năng lượng nhiệt của vật, vì nội năng càng lớn thì các phân tử tạo nên vật chuyển động càng nhanh kéo theo năng lượng nhiệt của vật càng lớn.

(Trả lời bởi Thanh An)
Thảo luận (1)

Luyện tập 2 (SGK Cánh diều - Trang 114)

Hướng dẫn giải

Nội năng giảm do vật di chuyển chậm hơn

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Thí nghiệm (SGK Cánh diều - Trang 114)

Hướng dẫn giải

Học sinh quan sát sự thay đổi của số chỉ nhiệt lượng trên oát kế và đọc lại số chỉ đó ở các nhiệt độ khác nhau theo yêu cầu của đề bài. Sau đó có thể rút ra nhận xét:

- Nhiệt lượng nước ở nhiệt độ đã tăng 10oC lớn hơn nhiệt lượng nước ở nhiệt độ ban đầu.

- Nhiệt lượng mà nước nhận được để tăng 10oC so với nhiệt độ ban đầu phụ thuộc vào khối lượng, độ tăng nhiệt độ của vật và bản chất của làm vật.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Thí nghiệm (SGK Cánh diều - Trang 115)

Hướng dẫn giải

Học sinh quan sát sự thay đổi của số chỉ nhiệt lượng trên oát kế và đọc lại số chỉ đó ở các nhiệt độ khác nhau theo yêu cầu của đề bài. Sau đó có thể rút ra nhận xét:

- Nhiệt lượng nước ở nhiệt độ đã tăng 100C lớn hơn nhiệt lượng nước ở nhiệt độ ban đầu.

- Nhiệt lượng mà nước nhận được để tăng 100C so với nhiệt độ ban đầu phụ thuộc vào khối lượng, độ tăng nhiệt độ của vật và bản chất của làm vật.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 4 (SGK Cánh diều - Trang 115)

Hướng dẫn giải

\(Q=m.c.\Delta t=20.4200.m=84000m\left(J\right)\)

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Vận dụng (SGK Cánh diều - Trang 115)

Hướng dẫn giải

Tham khảo!

Nếu nhiệt độ hai cốc nước khác nhau thì thuốc tím ở cốc nước có nhiệt độ cao hơn sẽ lan ra nhanh hơn vì cốc nước có nhiệt độ cao hơn thì có năng lượng nhiệt lớn hơn các phân tử nước sẽ chuyển động nhanh hơn.

(Trả lời bởi Thanh An)
Thảo luận (1)