Bài 22: Sinh trưởng và phát triển ở động vật

Câu hỏi mở đầu (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 145)

Hướng dẫn giải

Tham khảo:

Quá trình một tế bào hợp tử phát triển thành một cơ thể hoàn chỉnh: Trứng khi được thụ tinh tạo thành hợp tử, hợp tử phân chia nhiều lần tạo thành phôi. Các tế bào trong phôi phân hóa thành các cơ quan của động vật, quá trình này diễn ra bên trong hoặc bên ngoài cơ thể mẹ. Sau đó động vật sẽ nở ra từ trứng hoặc được sinh ra từ cơ thể mẹ và phát triển thành con trưởng thành.

(Trả lời bởi Anh Lê Quốc Trần)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 1 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 148)

Hướng dẫn giải

- Phát triển không qua biến thái là: con non có đặc điểm, hình dáng, cấu tạo, sinh lí tương đồng với con trường thành. (VD: người)

- Phát triển qua biến thái là: con non có đặc điểm, hình dáng, cấu tạo, sinh lí không tương đồng với con trường thành. (VD: côn trùng, ếch, nhái,...)

- Phát triển qua biến thái hoàn toàn là: kiểu phát triển mà con non có cấu tạo, hình dạng, sinh lí rất khác con trưởng thành, trải qua rất nhiều các giai đoạn trung gian biến đổi hình thái rồi mới thành con trưởng thành. (VD: trứng -> dòi -> nhộng -> ruồi)

- Phát triển qua biến thái không hoàn toàn là: kiểu phát triển mà con non phát triển chưa hoàn thiện trải qua nhiều đợt lột xác để biến thành con trưởng thành. (VD: trứng -> tôm con -> tôm trưởng thành)

(Trả lời bởi Phước Lộc)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 2 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 148)

Câu hỏi 3 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 148)

Hướng dẫn giải

Tham khảo:

Giai đoạn phôi diễn ra trong trứng ở bên trong cơ thể mẹ. Giai đoạn phôi gồm nhiều giai đoạn kế tiếp nhau: phân cắt, phôi nang, phôi vị, tạo cơ quan. Ở người, giai đọan phôi thai diễn ra trong tử cung của người mẹ. Hai tháng đầu gọi là giai đoạn phôi, từ tháng thứ 3 đến khi sinh ra là giai đoạn thai. Ở giai đoạn này, phôi cần nhiều chất dinh dưỡng để nuôi cơ thể sinh trưởng và phát triển. Vì vậy, cần có chế độ ăn uống riêng đầy đủ dinh dưỡng phù hợp cho trẻ em và phụ nữ đang mang thai.

(Trả lời bởi Anh Lê Quốc Trần)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 1 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 150)

Hướng dẫn giải

Tham khảo:

Các nhân tố bên trong ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở động vật gồm có:

+ Yếu tố di truyền: hệ gen chi phối tuổi thọ, tốc độ, giới hạn, thời gian sinh trưởng và phát triển.

+ Giới tính: ở từng thời kì, quá trình sinh trưởng và phát triển của giới đực và giới cái không giống nhau.

+ Hoocmôn sinh trưởng phát triển. 

(Trả lời bởi Anh Lê Quốc Trần)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 2 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 150)

Hướng dẫn giải

Tham khảo:

Ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài đến sinh trưởng và phát triển ở động vật sống trên cạn và sống dưới nước:

- Thức ăn: Thức ăn là yếu tố ảnh hưởng mạnh nhất lên quá trình sinh trưởng và phát triển của động vật và người. Các chất dinh dưỡng có trong thức ăn đều cần cho sinh trưởng và phát triển của động vật và người.

- Nhiệt độ: Mỗi loài động vật sinh trưởng và phát triển tốt trong điều kiện nhiệt độ môi trường thích hợp. Nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp có thể làm chậm quá trình sinh trưởng và phát triển của động vật, đặc biệt là động vật biến nhiệt.

- Ánh sáng: Ánh sáng ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển của động vật qua nhiều cách khác nhau. Ánh sáng phối hợp với nhiệt độ làm tăng quá trình chuyển hóa thông qua hệ thần kinh và nội tiết. Ánh sáng cung cấp nhiệt và tác động đến sự chuyển hóa các chất trong cơ thể.

(Trả lời bởi Anh Lê Quốc Trần)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 1 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 150)

Hướng dẫn giải

Tham khảo:

Hormone này đi đến tuyến yên giúp kích thích quá trình sản xuất hormone estrogen (hormone liên quan đến sự tăng trưởng và phát triển các đặc tính sinh dục ở nữ giới) và hormone testosterone (hormone chịu trách nhiệm cho sự tăng trưởng và phát triển các đặc tính sinh dục ở nam giới).

(Trả lời bởi Anh Lê Quốc Trần)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 2 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 150)

Hướng dẫn giải
 Thay đổi Nữ
 1. Thể chất

 - Xuất hiện mụn trứng cá

 - Chiều cao tăng nhanh

 - Xuất hiện lông mu, lông nách

 - Cơ quan sinh dục phát triển

 - Ngực phát triển

 - Xương chậu phát triển

 2. Sinh lí

 - Trứng chín và rụng

 - Xuất hiện kinh nguyệt

 - Tăng tiết hormone sinh dục nữ

 3. Tâm lí, tình cảm - Tính tình thay đổi
(Trả lời bởi 𝓫𝓪̣𝓷 𝓷𝓱𝓸̉ ('・ω・'))
Thảo luận (1)

Câu hỏi 3 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 151)

Hướng dẫn giải

a) Bệnh lây truyền qua đường tình dục gồm bệnh giang mai, lậu,...

- Hậu quả khi mắc các bệnh đó là:

+ Gây tổn thương tin, gan, thận

+ Gây vô sinh

+ Con sinh dễ mù lòa

+ Sinh ra mang các khuyết tật bẩm sinh

b) Mang thai ở tuổi học sinh đưa đến nhiều hậu quả xấu cho sức khỏe, tâm sinh lí, học tập vì:

+ Dễ bị sảy thai, tăng nguy cơ tử vong của người mẹ

+ Có thể bỏ học ảnh hưởng đến tương lai sau này 

- Để tránh mang thai ở tuổi học sinh chúng ta cần:

+ Không quan hệ tình dục khi ở độ tuổi học sinh 

+ Tình bạn trong sáng, lành mạnh

(Trả lời bởi 𝓫𝓪̣𝓷 𝓷𝓱𝓸̉ ('・ω・'))
Thảo luận (1)

Câu hỏi 4 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 151)

Hướng dẫn giải

Tham khảo:

Nam, nữ ở tuổi dậy thì cần rèn luyện về kĩ năng sống, chủ động tìm hiểu kiến thức về giới tính, sức khỏe sinh sản tuổi thành niên từ cha mẹ, thầy cô, người thân và bạn bè; tâm sự những lo lắng băn khoăn với người thân hoặc gia đình; duy trì thời gian học tập, nghỉ ngơi, tập luyện và giải trí; cần phân biệt rõ giữa tình yêu và tình bạn trong sáng. Bên cạnh đó cần cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết trong chế độ ăn uống, tránh xa các chất kích thích, ...

(Trả lời bởi Anh Lê Quốc Trần)
Thảo luận (1)