Cần làm gì để phòng bệnh VNN?
Cần làm gì để phòng bệnh VNN?
1. Nêu tác nhân gây bệnh đốm trắng trên tôm.
2. Mô tả dấu hiệu bệnh đốm trắng do virus trên tôm
Thảo luận (1)Hướng dẫn giải1. Tác nhân gây bệnh đốm trắng trên tôm:
Bệnh đốm trắng do Baculovirus thuộc họ Nimaviridae gây ra, còn gọi là hội chứng đốm trắng (WSSV), là bệnh đặc biệt nguy hiểm trên tôm nuôi nước lợ, mặn
2. Dấu hiệu bệnh đốm trắng do virus trên tôm:
Tôm nhiễm bệnh giảm ăn đột ngột, hoạt động kém, bơi lờ đờ ở mặt nước hoặc dạt vào bờ ao. Vỏ tôm xuất hiện đốm trắng dạng chìm, kích cỡ khoảng 0,5 – 2 mm, tập trung nhiều ở giáp đầu ngực, thân tôm chuyển màu hơi hồng tím. Ruột tôm không có thức ăn.
(Trả lời bởi Nguyễn Việt Dũng)
Vì sao bệnh đốm trắng trên tôm thường bùng phát mạnh vào các thời điểm giao mùa, thay đổi thời tiết?
Thảo luận (1)Hướng dẫn giải- Khi giao mùa, nhiệt độ thay đổi đột ngột, có thể tăng cao hoặc giảm thấp so với mức bình thường. Điều này ảnh hưởng đến hệ miễn dịch của tôm, khiến chúng dễ bị virus tấn công.
- Giao mùa, Virus có thể tồn tại trong môi trường nước và ký chủ trung gian như cua, còng. Khi thời tiết thay đổi, virus WSSV có thể phát triển mạnh và lây lan nhanh chóng trong ao nuôi.
(Trả lời bởi Nguyễn Việt Dũng)
Cần làm gì để phòng bệnh đốm trắng do virus trên tôm?
Thảo luận (2)Hướng dẫn giải- Diệt tạp khi cải tạo ao nuôi; che lưới, rào chắn ao nuôi để ngăn chặn vật chủ xâm nhập vào ao.
- Cấp nước vào ao qua túi lọc để hạn chế trứng, ấu trùng giáp xác mang mầm bệnh xâm nhập vào ao; khử trùng nước trước khi thả giống.
- Sử dụng con giống đã được kiểm dịch chặt chẽ để đảm bảo con giống không mang mầm bệnh.
- Quản lí tốt môi trường ao nuôi để giảm stress cho tôm.
- Bổ sung men vi sinh, vitamin C, chất kích thích miễn dịch qua đường thức ăn cho tôm để tăng khả năng kháng bệnh.
- Trong trường hợp phát hiện có ao tôm nhiễm đốm trắng, cần khử trùng và cách li ngay với các ao khác. Sử dụng hoá chất sát trùng liều cao để tiêu diệt virus trước khi thải nước ra ngoài. Có thể sử dụng formalin với liều từ 50 đến 70 mg/L hoặc chlorine liều từ 50 đến 100 mg/L để khử trùng ao.
- Khi phát hiện tôm nhiễm đốm trắng do virus, cần thông báo ngay với chuyên gia hoặc cơ quan chức năng để xử lí kịp thời, giảm thiểu lây lan bệnh.
(Trả lời bởi Nguyễn Việt Dũng)
Tính lượng chlorine dạng bột cần dùng để khử trùng ao nuôi tôm nhiễm bệnh đốm trắng với liều khử trùng 50 mg/L. Cho biết ao nuôi có diện tích 500 m², độ sâu nước 1,2 m.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiBước 1: Tính thể tích nước trong ao nuôi
Thể tích nước trong ao nuôi được tính bằng công thức:
Thể tích = Diện tích x Độ sâu
Thể tích = 500 m² x 1,2 m = 600 m³
Bước 2: Chuyển đổi đơn vị liều lượng khử trùng
Đổi liều lượng khử trùng từ mg/L sang kg/m³
Liều lượng (kg/m³) = Liều lượng (mg/L) / 1.000.000
Liều lượng (kg/m³) = 50 mg/L / 1.000.000 = 0,00005 kg/m³
Bước 3: Tính khối lượng chlorine cần dùng
Khối lượng chlorine cần dùng để khử trùng ao nuôi được tính bằng công thức:
Khối lượng chlorine = Thể tích nước x Liều lượng khử trùng
Khối lượng chlorine = 600 m³ x 0,00005 kg/m³ = 0,03 kg
(Trả lời bởi datcoder)
Nêu nguyên nhân, đặc điểm và cách phòng, trị một số bệnh thủy sản theo bảng 22.1.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giải(Trả lời bởi datcoder)
Bệnh
Nguyên nhân
Đặc điểm bệnh
Lồi mắt, xuất huyết trên cá rô phi
Do liên cầu khuẩn Streptococcus sp. gây ra
Cá bơi tách đàn, lờ đờ hoặc bơi xoáy gần mặt nước, kém ăn hoặc bỏ ăn, mắt cả lồi đục, xuất huyết gốc vây, hậu môn; nội quan sưng, xuất huyết, tích dịch trong xoang bụng
Bệnh gan thận mủ trên cá tra
do vi khuẩn Edwardsiella ictaluri gây ra
Các cơ quan nội tạng như gan, lách, thận sưng, xuất huyết và xuất hiện nhiều đốm mù trắng nhỏ.
Bệnh VNN trên cá biển
do virus Betanodavirus gây ra
Cá nhiễm bệnh có dấu hiệu bơi xoay tròn, hoạt động yếu, bỏ ăn, thân đen xám, mắt đục
Bệnh đốm trắng do virus trên tôm
Do Baculovirus thuộc họ Nimaviridae gây ra
Tôm nhiễm bệnh giảm ăn đột ngột, hoạt động kém, bơi lờ đờ ở mặt nước hoặc dạt vào bờ ao. Vỏ tôm xuất hiện đốm trắng dạng chìm, kích cỡ khoảng 0,5 – 2 mm, tập trung nhiều ở giáp đầu ngực, thân tôm chuyển màu hơi hồng tím. Ruột tôm không có thức ăn.
1. Khi kiểm tra ao nuôi cá rô phi vào mùa hè nắng nóng, em quan sát thấy có một số con cá rô phi bơi lờ đờ, bỏ ăn, lồi mắt, xuất huyết ở gốc vây. Em có nhận định gì và sẽ xử lí như thế nào để cải thiện tình trạng cá?
2. Ở địa phương em có những bệnh phổ biến nào trên động vật thuỷ sản? Người nuôi đã phòng và trị bệnh đó như thế nào?
Thảo luận (1)Hướng dẫn giải1. Nhận định: Cá rô phi có thể đang mắc một số bệnh sau:
- Bệnh xuất huyết do vi khuẩn Streptococcus: Đây là bệnh thường gặp ở cá rô phi, đặc biệt vào mùa hè nắng nóng. Vi khuẩn Streptococcus tấn công vào cơ thể cá, gây ra các triệu chứng như xuất huyết, lồi mắt, bỏ ăn và chết.
- Bệnh nấm: Nấm có thể tấn công vào da, mang và vây của cá, gây ra các triệu chứng như lở loét, xuất huyết và lồi mắt.
- Ký sinh trùng: Một số ký sinh trùng như sán lá, giun sán có thể bám vào da, mang và vây của cá, gây ra các triệu chứng như lờ đờ, bỏ ăn và lồi mắt.
Cách xử lý:
- Tách riêng những con cá bị bệnh: Việc này giúp ngăn chặn lây lan sang những con cá khỏe mạnh.
- Cải thiện chất lượng nước: Thay nước thường xuyên, sục khí và sử dụng các chế phẩm sinh học để cải thiện chất lượng nước.
- Sử dụng thuốc: Sử dụng các loại thuốc phù hợp để điều trị bệnh theo hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật thủy sản.
2. Ở địa phương em có những bệnh phổ biến sau: Bệnh xuất huyết do vi khuẩn Streptococcus, Bệnh gan thận mủ do vi khuẩn Edwardsiella tarda, Bệnh vibrio trên tôm, Bệnh đốm trắng trên tôm,...
Biện pháp phòng trị:
- Phòng bệnh:
+ Chọn con giống khỏe mạnh, không mang mầm bệnh.
+ Cải thiện chất lượng nước, đảm bảo môi trường nuôi
+ Thức ăn đầy đủ dinh dưỡng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
+ Định kỳ sát trùng ao nuôi.
- Trị bệnh:
+ Sử dụng thuốc theo hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật thủy sản.
+ Tách riêng những con cá bị bệnh.
+ Cải thiện chất lượng nước.
(Trả lời bởi datcoder)