Bài 22. Phòng, trị một số bệnh thủy sản phổ biến

Mở đầu (SGK Cánh Diều - Trang 120)

Hướng dẫn giải

Một số biểu hiện bất thường có trong Hình 22.1.

a. Cá lăng bị gan thận mủ

b. Cá koi bị hở mang

c. Cá rô phi bị mắt lồi, xuất huyết phần bụng

(Trả lời bởi Nguyễn Việt Dũng)
Thảo luận (1)

Câu hỏi mục 1.2 (SGK Cánh Diều - Trang 120)

Hướng dẫn giải

Phòng, trị bệnh hiệu quả sẽ loại trừ mầm bệnh trong các sản phẩm thuỷ sản, tạo ra các sản phẩm sạch, an toàn cho người tiêu dùng. Phòng bệnh hiệu quả giúp giảm sử dụng thuốc, hoá chất trong nuôi trồng thuỷ sản, từ đó giảm tồn dư thuốc, hoá chất trong các sản phẩm thuỷ sản.

(Trả lời bởi Nguyễn Việt Dũng)
Thảo luận (1)

Câu hỏi mục 1.3 (SGK Cánh Diều - Trang 120)

Hướng dẫn giải

Vai trò của việc phòng, trị bệnh thuỷ sản đối với kinh tế – xã hội:

- Giảm thiểu thiệt hại kinh tế cho người nuôi

- Đảm bảo ổn định nguồn cung cấp sản phẩm thủy sản

- Ổn định việc làm

(Trả lời bởi Nguyễn Việt Dũng)
Thảo luận (1)

Câu hỏi mục 1.4 (SGK Cánh Diều - Trang 121)

Hướng dẫn giải

- Ngăn chặn sự xâm nhập và lây lan mầm bệnh vào môi trường: Mầm bệnh từ vùng nhiễm bệnh có thể lây lan ra môi trường tự nhiên qua nước thải, xác chết vật nuôi nhiễm bệnh hoặc vật nuôi nhiễm bệnh thoát ra ngoài. Phòng, trị bệnh hiệu quả giúp giảm thiểu phát tán mầm bệnh từ hệ thống nuôi ra ngoài.

- Giảm áp lực khai thác lên hệ sinh thái tự nhiên: Phòng, trị bệnh hiệu quả tạo ra nguồn sản phẩm lớn từ các hệ thống nuôi, giảm áp lực khai thác tự nhiên.

(Trả lời bởi Nguyễn Việt Dũng)
Thảo luận (1)

Vận dụng mục 1.4 (SGK Cánh Diều - Trang 121)

Hướng dẫn giải

Thiệt hại:

- Về kinh tế:

+ Mất trắng vốn đầu tư: chi phí cho con giống, thức ăn, thuốc men, ao nuôi,...

+ Mất đi nguồn thu nhập: do không thể bán được sản phẩm

+ Tốn thêm chi phí cho việc xử lý ao nuôi và động vật thủy sản bị chết

+ Ảnh hưởng đến đời sống của người nuôi và gia đình

- Về môi trường:

+ Gây ô nhiễm môi trường nước: do xác động vật thủy sản chết phân hủy

+ Gây hại cho các loài thủy sản khác trong khu vực

+ Tăng nguy cơ dịch bệnh lan rộng

(Trả lời bởi Nguyễn Việt Dũng)
Thảo luận (1)

Câu hỏi mục 2.1 (SGK Cánh Diều - Trang 121)

Hướng dẫn giải

- Đặc điểm: Cá nhiễm bệnh thường bơi tách đàn, lờ đờ hoặc bơi xoáy gần mặt nước, kém ăn hoặc bỏ ăn, mắt cả lồi đục, xuất huyết gốc vây, hậu môn; nội quan sưng, xuất huyết, tích dịch trong xoang bụng.

- Nguyên nhân: Bệnh lồi mắt, xuất huyết trên cá rô phi do liên cầu khuẩn Streptococcus sp. gây ra

(Trả lời bởi Nguyễn Việt Dũng)
Thảo luận (1)

Câu hỏi mục 2.1.b (SGK Cánh Diều - Trang 122)

Hướng dẫn giải

- Để kiểm soát bệnh lồi mắt, xuất huyết trên cá rô phi hiệu quả, cần áp dụng các biện pháp phòng bệnh tổng hợp. Vào những thời điểm nắng nóng, cho cả ăn bổ sung các chất tăng sức đề kháng như betaglucan, vitamin C, hạ nhiệt độ hệ thống nuôi, duy trì chất lượng nước phù hợp để giảm stress cho cá.

- Khi cá nhiễm bệnh, cần có ý kiến tư vấn của chuyên gia để lựa chọn được loại kháng sinh điều trị phù hợp. Dừng sử dụng kháng sinh trước khi thu hoạch theo hướng dẫn của nhà sản xuất và cơ quan quản lí.

(Trả lời bởi Nguyễn Việt Dũng)
Thảo luận (1)

Câu hỏi mục 2.2 (SGK Cánh Diều - Trang 122)

Hướng dẫn giải

1. Nguyên nhân gây bệnh gan thận mủ trên cá tra: Bệnh gan thận mù trên cá tra do vi khuẩn Edwardsiella ictaluri gây ra

2. Đặc điểm nhiễm bệnh gan thận mủ trên cá tra: Các cơ quan nội tạng như gan, lách, thận sưng, xuất huyết và xuất hiện nhiều đốm mù trắng nhỏ. Bên ngoài cơ thể cả không có dấu hiệu đặc trưng, có thể chỉ xuất huyết nhẹ hoặc màu sắc nhợt nhạt

(Trả lời bởi Nguyễn Việt Dũng)
Thảo luận (1)

Luyện tập mục 2.2 (SGK Cánh Diều - Trang 123)

Hướng dẫn giải

- Khi cá tra xuất hiện bệnh gan thận mủ, việc đầu tiên cần làm là ngừng cho cá ăn để giảm bớt lượng thức ăn dư thừa trong ao, hạn chế ô nhiễm môi trường nước và giảm nguy cơ lây lan bệnh.

- Thay nước ao nuôi là biện pháp quan trọng để loại bỏ mầm bệnh, khí độc và cải thiện chất lượng nước. Nên thay nước từ từ, mỗi lần thay khoảng 20-30% lượng nước trong ao. Có thể sử dụng các loại chế phẩm sinh học để xử lý nước ao nuôi sau khi thay nước.

- Sử dụng các loại thuốc có hiệu quả diệt khuẩn, chống viêm và hỗ trợ chức năng gan thận cho cá.

- Vệ sinh ao nuôi định kỳ để loại bỏ thức ăn thừa, phân cá và các chất hữu cơ bùn lắng dưới đáy ao. Có thể sử dụng các loại chế phẩm sinh học để khử khí độc và làm sạch môi trường nước ao nuôi.

- Theo dõi và giám sát tình trạng sức khỏe của cá thường xuyên để phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường và có biện pháp xử lý kịp thời.

(Trả lời bởi Nguyễn Việt Dũng)
Thảo luận (1)

Câu hỏi mục 2.3.a (SGK Cánh Diều - Trang 123)

Hướng dẫn giải

- Nguyên nhân: Bệnh do virus Betanodavirus gây ra, chúng kí sinh trong tế bào thần kinh và võng mạc mắt của cá.

- Đặc điểm: Cá nhiễm bệnh có dấu hiệu bơi xoay tròn, hoạt động yếu, bỏ ăn, thân đen xám, mắt đục

(Trả lời bởi Nguyễn Việt Dũng)
Thảo luận (1)