Bài 22. Lớp đất trên Trái Đất

Câu hỏi 1 mục 1 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 168)

Hướng dẫn giải

Các tầng đất gồm: tầng chứa mùn, tầng tích tụ và tầng đá mẹ.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 2 mục 1 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 168)

Hướng dẫn giải

Trong các tầng đất, chứa mùn trực tiếp tác động đến sự sinh trường và phát triển của thực vật.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 1 mục 2 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 168)

Hướng dẫn giải

Thành phần của đất

- Đất gồm 4 thành phần: không khí (25%), hạt khoáng (45%), chất hữu cơ (5%) và nước (25%).

- Thành phần chiếm tỉ lệ lớn nhất trong đất là hạt khoáng (45%).

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 2 mục 2 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 168)

Hướng dẫn giải

Chất hữu cơ chiếm tỉ lệ nhỏ trong đất nhưng lại có ý nghĩa quan trọng đối với cây trồng vì

- Chất hữu cơ vừa là thức ăn thường xuyên vừa là kho dự trữ dinh dưỡng lâu dài của cây trồng;

- Là nguồn cung cấp khí CO2 lớn cho thực vật quang hợp;

- Kích thích sự phát sinh, phát triển của bộ rễ, nâng cao tính thẩm thấu của màng tế bào, huy động chất dinh dưỡng cho cây trồng,...

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Câu hỏi mục 3 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 169)

Hướng dẫn giải

+ Đá mẹ:

– Cung cấp các khoáng chất cho đất.

–  Ảnh hưởng đến tính chất lí hoá và màu sắc của đất.

+ Khí hậu:

– Ảnh hưởng đến sự phá huỷ đá.

–  Tăng độ ẩm trong đất.

– Ảnh hưởng gián tiếp thông qua thực vật.

+ Sinh vật:

–  Cung cấp chất hữu cơ cho đất.

–  Thực vật: hạn chế xói mòn.

–  Vị sinh vật: phân huỷ xác động, thực vật.

–  Động vật sống trong đất: làm đất tơi xốp.

+ Địa hình:

–  Độ cao: càng lên cao tầng đất càng mỏng.

–  Độ dốc: nơi bằng phẳng tầng đất dày hơn nơi dốc.

+ Thời gian:

– Biểu thị tác động tổng hợp của các nhân tố.

– Thời gian hình thành đất lâu hơn, tầng đất dày hơn.

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Câu hỏi mục 4 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 170)

Hướng dẫn giải

Phân bố chủ yếu của các nhóm đất:

- Đất đen thảo nguyên ôn đới: nội địa Bắc Mỹ, Đông Nam Nam Mỹ, châu Á và châu Âu (từ khoảng vĩ tuyến 30oB - 60oB).

- Đất pốt dôn: Bắc Á, Bắc Âu và Bắc Mỹ (từ vĩ tuyến 45oB đến vĩ tuyến 60 - 65oB).

- Đất đỏ vàng nhiệt đới: phần lớn Nam Mỹ, Trung Phi, Đông Nam Á, Nam Á và Đông Bắc Ô-xtrây-li-a.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Luyện tập và vận dụng 1 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 170)

Hướng dẫn giải

Nhóm đất phổ biến ở nước ta là đất đỏ vàng nhiệt đới.

(Trả lời bởi Sahara)
Thảo luận (1)

Luyện tập và vận dụng 2 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 170)

Hướng dẫn giải

Để bảo vệ đất, chúng ta phải phủ xanh đất trống, đồi núi trọc vì:
- Rừng ngăn chặn sự bào mòn đất do dòng chảy

-Duy trì độ phì nhiêu, đặc tính lý hóa và sinh vật học của đất
- Tăng độ mùn cho đất,...

(Trả lời bởi Sahara)
Thảo luận (2)

Luyện tập và vận dụng 3 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 170)

Hướng dẫn giải

Con người có tác động đến sự biến đổi đất cả tích cực và tiêu cực

* Tích cực

- Sử dụng đi đôi với cải tạo đất.

- Bổ sung các loại phân bón hữu cơ.

- Trồng rừng chống xói mòn, rửa trôi,…

* Tiêu cực: 

- Phá rừng, đốt nương làm rẫy làm cho đất bị rửa trôi, thoái hoá, đất ngày một nghèo dinh dưỡng, giảm độ phì của đất, đất khô,…

- Bón quá nhiều phân hoá học (đạm, lân, ka ly, các loại phân khoáng tổng hợp....) là tác nhân chủ yếu giết chết các vi sinh vật có ích trong đất canh tác. 

- Sử dụng thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật (các loại thuốc trừ sâu, trừ bệnh, thuốc trừ cỏ dại...) đã huỷ diệt hệ vi sinh vật đất,…

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)