Bài 22. Hệ thống đánh lửa và hệ thống khởi động

Khởi động (SGK Cánh diều - Trang 98)

Hướng dẫn giải

\(-\) Khởi động bằng khí nén

\(-\) Khởi động bằng tay

\(-\) Khởi động bằng động cơ điện

\(-\) Khởi động bằng động cơ xăng phụ

(Trả lời bởi Mai Trung Hải Phong)
Thảo luận (1)

Hình thành kiến thức, kĩ năng 1 mục I.2 (SGK Cánh diều - Trang 98)

Hướng dẫn giải

Tham khảo:
Hệ thống đánh lửa tạo ra tia lửa điện cao áp tại bugi để đốt cháy hoà khí trong xilanh động cơ xăng vào đúng thời điểm, phù hợp với chế độ làm việc của động cơ.

(Trả lời bởi Người Già)
Thảo luận (1)

Hình thành kiến thức, kĩ năng 2 mục I.2 (SGK Cánh diều - Trang 98)

Hướng dẫn giải

Tham khảo:
Vì Bugi là chi tiết cuối cùng trong hệ thống đánh lửa,bugi có vai trò quan trọng trong việc tạo ra tia lửa điện để đốt cháy hỗn hợp trong xilanh (đối động cơ dùng nhiên liệu xăng) và làm nóng khí nạp (bugi sấy đối động cơ dùng nhiên liệu Diesel) giúp khởi động động cơ ô tô dễ dàng và trong suốt quá trình sinh công của động cơ.

(Trả lời bởi Người Già)
Thảo luận (2)

Hình thành kiến thức, kĩ năng mục I.3 (SGK Cánh diều - Trang 98)

Hướng dẫn giải
Thảo luận (2)

Hình thành kiến thức, kĩ năng 1 mục I.3.b (SGK Cánh diều - Trang 99)

Hướng dẫn giải

Tham khảo:
Khi cam (7) quay đến vị trí tách cặp tiếp điểm KK' làm dòng điện trong mạch sơ cấp giảm đột ngột về 0, từ thông qua cuộn W1 biến thiên rất nhanh, cảm ứng sang cuộn W2 tạo ra suất điện cảm ứng có điện áp cao đưa đến bộ chia điện (5) và đưa đến bugi (6) để thực hiện đánh lửa theo đúng thứ tự làm việc của các xilanh

(Trả lời bởi Người Già)
Thảo luận (1)

Hình thành kiến thức, kĩ năng 2 mục I.3.b (SGK Cánh diều - Trang 99)

Hướng dẫn giải

Tham khảo:
Hệ thống đánh lửa trên ô tô hoạt động theo nguyên lý khá phức tạp như sau: 
Nhiên liệu và không khí sẽ bị đốt cháy trong xi lanh làm nhiệt độ tăng cao. Đồng thời khí được đốt cháy sẽ trở thành khí thải tạo ra áp suất lớn trong xi lanh, đẩy piston đi lùi xuống. Nếu như muốn tăng công suất hoạt động và momen cho động cơ thì người dùng phải tăng áp suất trong xi lanh. Vì thế, hiệu quả hoạt động chỉ cao khi áp suất lớn và điều này có được khi các tia lửa điện đốt cháy không khí. Nhiên liệu muốn được đốt cháy hoàn toàn thì hệ thống đánh lửa phải tạo ra tia lửa điện trước khi piston rơi vào điểm chết trên của kỳ nén cho tới thời điểm piston đi xuống. Nếu muốn tăng công suất hoạt động thì phải tăng áp suất. Vì thế, thời điểm đánh lửa rất quan trọng. Nếu muốn tốc độ động cơ cao thì thời điểm đánh lửa phải sớm.

(Trả lời bởi Người Già)
Thảo luận (2)

Hình thành kiến thức, kĩ năng 1 mục I.4 (SGK Cánh diều - Trang 99)

Hướng dẫn giải

Tham khảo:
- Khi khoá K mở, Rôto quay:
+ Nhờ Đ1 trong nửa chu kì dương của sức điện động của cuộn Wn được tích vào tụ Ct, lúc đó điot Đđk khoá.
+ Khi tụ Ct đầy điện thì cũng có nửa chu kì dương của sức điện động trên cuộn Wđk qua điốt Đ2 đặt vào cực điều khiển (Đđk) → Đđk mở → xuất hiện tia lửa điện ở bugi.
+ Dòng điện đi theo trình tự: Cực + (CT­) → Đđk → Mat → W1 → Cực (-) Ct.
+ Do có dòng điện thứ cấp phóng qua cuộn W1 trong thời gian cực ngắn (tạo ra xung điện) làm từ thông trong lõi thép của bộ tăng điện biến thiện → W2 xuất hiện sức điện động rất lớn → tạo ra tia lửa điện bugi.
- Khi khoá K đóng: Dòng điện từ Wn về Mát, bugi không có tia lửa điện, động cơ ngừng hoạt động.

(Trả lời bởi Người Già)
Thảo luận (1)

Hình thành kiến thức, kĩ năng 2 mục I.4 (SGK Cánh diều - Trang 99)

Hướng dẫn giải

Tham khảo:
Hệ thống đánh lửa thường (hình 22. 1) có các bộ phận chính sau: ắc quy: biến áp đánh lửa; bộ phận tạo xung gồm: cam (7), tiếp điểm KK' ,  lò xo (8) và tụ C: bộ chia điện mạch sơ cấp, mạch cao áp, bugi.
Hệ thống đánh lửa điện tử  có các bộ phận chính: ắc quy, biến áp đánh lửa, IC đánh lửa, bộ điều khiển trung tâm, bugi

(Trả lời bởi Người Già)
Thảo luận (1)

Hình thành kiến thức, kĩ năng 1 mục II (SGK Cánh diều - Trang 100)

Hướng dẫn giải

Tham khảo:
Hệ thống khởi động có nhiệm vụ dẫn động trục khuỷu động cơ quay đếm số vòng quay nhất định để động cơ có thẻ tự làm việc. Số vòng quay ban đầu của trục khuỷu để khởi động động cơ đốt trong như sau: động cơ xăng: 40 - 60 vòng/phút: động cơ Diesel: 100 — 120 vòng:phút.

(Trả lời bởi Người Già)
Thảo luận (1)

Hình thành kiến thức, kĩ năng 2 mục II (SGK Cánh diều - Trang 100)

Hướng dẫn giải

Tham khảo!

Vì trong động cơ 4 kỳ, 1 chu trình gốm hút, nén, cháy – giãn nở, xả diễn ra trong 2 vòng quay trục khuỷu. Các gối cam trên trục cam điều khiển việc đóng mở các xupap nạp và xả, mà 1 chu kỳ đóng mở cả xupap ứng với 1 chu trình động cơ thực hiện trong 1 vòng quay trục cam. Nên số vòng quay trục khuỷu bằng 2 lần số vòng tay trục cam.

(Trả lời bởi Thanh An)
Thảo luận (2)