Bài 2. Phương trình bậc nhất hai ẩn và hệ hai phương trình bậc nhất hai ẩn

Hoạt động 1 (SGK Chân trời sáng tạo trang 10)

Hướng dẫn giải

a)   Ta có \(y = \frac{5}{9}(x - 32)\)

\(9y = 5(x - 32)\)

\(\begin{array}{l}5x - 9y = 160\\x - 1,8y = 32\end{array}\)

b)  x – 1,8y = 32

\(\begin{array}{l}x = 32 + 1,8y\\x = 32 + 1,8.20\\x = 68\end{array}\)

Vậy 20oC tương ứng 68oF.

c)   Ta có \(y = \frac{5}{9}(x - 32)\)

\(y = \frac{5}{9}(98,6 - 32) = 37\)

Vậy 98,6oF tương ứng 37oC.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Thực hành 1 (SGK Chân trời sáng tạo trang 12)

Hướng dẫn giải

a)   a = 1; b = 5; c = -4

b)  a = \(\sqrt 3 \); b = 1; c = 0

c)   a = 0; b = \( - \frac{3}{2}\); c = 6

d)  a = 2; b = 0; c = - 1,5.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Thực hành 2 (SGK Chân trời sáng tạo trang 12)

Hướng dẫn giải

a) Thay cặp số (1;2) vào (1) ta có:

3.1 + 2.2 = 7 \( \ne \) VP. Vậy (1;2) không phải nghiệm của (1)

Thay cặp số (2;-1) vào (1) ta có: 3.2 + 2.(-1) = 4 = VP. Vậy (2;-1) là nghiệm của (1).

b) Thay x = 4 vào (1) ta có:

3.4 + 2y = 4

Suy ra \({y_o} = \frac{{4 - 12}}{2} = - 4\).

c) Ta có

\(\begin{array}{l}3x + 2y = 4\\y = \frac{{4 - 3x}}{2}\end{array}\)

Cho x = 0 suy ra \(y = 2\). Vậy (0;2) là nghiệm của phương trình (1).

Cho x = 1 suy ra \(y = \frac{1}{2}\). Vậy (1; \(\frac{1}{2}\)) là nghiệm của phương trình (1).

d) Viết lại phương trình thành \(y = \frac{{4 - 3x}}{2} = 2 - \frac{3}{2}x\). Từ đó, tất cả các nghiệm đã cho được biểu diễn bởi đường thẳng d: \(y = 2 - \frac{3}{2}x\).

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Hoạt động 2 (SGK Chân trời sáng tạo trang 12)

Hướng dẫn giải

a) Tốc độ của ô tô hơn tốc độ xe máy 15 (km/h). Ta có phương trình:

x – y = 15 (*)

b) Quãng đường AB dài 210 km và hai xe gặp nhau sau 2 giờ. Ta có phương trình:

2x + 2y = 210 (**)

c) Thay x = 60; y = 45 vào (*) ta có: 60 – 45 = 15 = VP

Thay x = 60; y = 45 vào (**) ta có: 2.60 + 2.45 = 210 = VP

 Vậy khẳng định của bạn An là đúng.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Thực hành 3 (SGK Chân trời sáng tạo trang 14)

Hướng dẫn giải

a) Hệ phương trình \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{x + 3y = 0}\\{4x - 3y = - 4;}\end{array}} \right.\) là hệ hai phương trình bậc nhất hai ẩn với \(a = 1,b = 3;c = 0\) và \(a' = 4,b' = - 3,c' = - 4\).

b) Hệ phương trình \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{\sqrt 3 x + 0y = - 5}\\{0x + \frac{4}{5}y = 3;}\end{array}} \right.\) là hệ hai phương trình bậc nhất hai ẩn với \(a = \sqrt 3 ,b = 0,c = - 5\) và \(a' = 0,b' = \frac{4}{5},c' = 3\).

c) Hệ phương trình \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{7x + 2y = - 5}\\{0x + 0y = 9;}\end{array}} \right.\) không là hệ hai phương trình bậc nhất hai ẩn vì \(a' = b' = 0\).

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Thực hành 4 (SGK Chân trời sáng tạo trang 14)

Hướng dẫn giải

Cặp số (0;2) không phải là nghiệm của hệ phương trình \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{0 + 5.2 = 10}\\{2.0 - 2 = - 2\left( { \ne - 13} \right).}\end{array}} \right.\)

Cặp số (-5;3) là nghiệm của hệ phương trình vì \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{ - 5 + 5.3 = 10}\\{ - 2.5 - 3 = - 13.}\end{array}} \right.\)

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Vận dụng (SGK Chân trời sáng tạo trang 14)

Hướng dẫn giải

“Nếu mỗi người 5 trái thừa 5 trái” thì ta có phương trình: 5x + 5 = y

“Mỗi người 6 trái một người không” thì ta có phương trình: 6(x – 1) = y

Vậy ta có hệ phương trình là:

 \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{5x + 5 = y}\\{6(x - 1) = y}\end{array}} \right.\) hay \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{5x - y = - 5}\\{6x - y = 6}\end{array}} \right.\).

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Bài 1 (SGK Chân trời sáng tạo trang 14)

Hướng dẫn giải

a) 2x + 5y = -7 là phương trình bậc nhất hai ẩn với a = 2; b = 5; c = -7.

b) 0x – 0y = 5 không là phương trình bậc nhất hai ẩn vì a = b = 0.

c) 0x - \(\frac{5}{4}y\) = 3 là phương trình bậc nhất hai ẩn với a = 0; b = \( - \frac{5}{4}\); c = 3.

d) 0,2x + 0y = -1,5 là phương trình bậc nhất hai ẩn với a = 0,2; b = 0; c = -1,5.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Bài 2 (SGK Chân trời sáng tạo trang 14)

Hướng dẫn giải

a) Ta có 4x + 3y = 7 suy ra y = \(\frac{{7 - 4x}}{3}\)

Thay x = 1 suy ra y = 1. Vậy (1;1) là nghiệm của phương trình.

Thay x = -2 suy ra y = 5. Vậy (-2;5) là nghiệm của phương trình.

Thay x = 0 suy ra y = \(\frac{7}{3}\). Vậy (0;2) không là nghiệm của phương trình.

b) Ta có 3x - 4y = -1 suy ra y = \(\frac{{3x + 1}}{4}\)

Thay x = 1 suy ra y = 1. Vậy (1;1) là nghiệm của phương trình.

Thay x = -2 suy ra y = \(\frac{{ - 5}}{4}\). Vậy (-2;5) không là nghiệm của phương trình.

Thay x = 0 suy ra y = \(\frac{1}{4}\). Vậy (0;2) không là nghiệm của phương trình.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Bài 3 (SGK Chân trời sáng tạo trang 14)

Hướng dẫn giải

a) Viết lại phương trình thành y = 3 – 2x . Từ đó, tất cả các nghiệm đã cho được biểu diễn bởi đường thẳng d: y = 3 – 2x.

b) Viết lại phương trình thành y = 3 . Từ đó, tất cả các nghiệm đã cho được biểu diễn bởi đường thẳng d: y = 3.

c) Viết lại phương trình thành x = \(\frac{{ - 2}}{3}\) . Từ đó, tất cả các nghiệm đã cho được biểu diễn bởi đường thẳng d: x = \(\frac{{ - 2}}{3}\).

d) Viết lại phương trình thành y = 2x . Từ đó, tất cả các nghiệm đã cho được biểu diễn bởi đường thẳng d: y = 2x.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)