Bài 2: Phòng tránh hỏa hoạn khi ở nhà

Câu hỏi mở đầu bài học (SGK Tự nhiên và xã hội 3 - Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 13)

Hướng dẫn giải

Em đã từng nhìn thấy cháy nhà trong thực tế. Ở trong xóm em. Nguyên nhân dẫn đến vụ cháy nhà đó là do chập điện.

(Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le)
Thảo luận (1)

Khám phá 1 (SGK Tự nhiên và xã hội 3 - Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 12)

Hướng dẫn giải

- Điều có thể xảy ra trong mỗi hình: Cháy nhà

- Những nguyên nhân dẫn đến cháy nhà:

+ Hình 1: cháy nhà cho không cẩn thận đối với những vật dễ bén lửa (đốt lửa gần cây rơm.

+ Hình 2: chập điện

+ Hình 3: chập điện do vừa sạc vừa chơi điện thoại.

+ Hình 4: cháy nhà cho nghịch lửa.

- Những nguyên nhân khác có thể gây cháy nhà:

+ Tàn thuốc lá

+ Các vật, chất dễ bắt lửa như diêm, bật lửa, hóa chất,…

+ Không cẩn thận trong sử dụng thiết bị điện.

+ ….

(Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le)
Thảo luận (1)

Khám phá 2 (SGK Tự nhiên và xã hội 3 - Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 12)

Hướng dẫn giải

Những thiệt hại có thể xảy ra về người và tài sản do hoả hoạn:

- Thiệt hại về người:

+ Tổn hại về tính mạng

+ Bị thương

+….

- Thiệt hại về tài sản:

+ Tài sản bị thiêu rụi

+ Nhà cửa bị cháy

+ …

(Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le)
Thảo luận (1)

Khám phá 3 (SGK Tự nhiên và xã hội 3 - Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 12)

Hướng dẫn giải

- Mọi người trong tranh đang:

+ Tranh 1: Các học sinh đang tìm lối thoát hiểm bằng cầu thang bộ

+ Tranh 2: Hai mẹ con đang cầu cứu

+ Tranh 3: Mọi người đang gọi 114

+ Tranh 4: Cậu bé đang dập lửa bằng nước.

- Nhận xét về cách ứng xử:

+ Tranh 1: Cách ứng xử của bạn rất đúng. Vì khi xảy ra hỏa hoạn không nên sử dụng thang máy.

+ Tranh 2: Cách ứng xử của người mẹ rất hợp lý. Khi xảy ra hỏa hoạn cần kêu để nhận được sự giúp đỡ.

+ Tranh 3: Cách ứng xử của mọi người rất đúng. Khi xảy ra hỏa hoạn cần kêu cứu và gọi 114 để nhận được sự giúp đỡ.

+ Tranh 4: Cách ứng xử của cậu bé là không nên. Vì cậu còn bé, dập nước như vậy rất nguy hiểm. Cần thông báo cho người lớn để tìm hướng xử lí.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Thực hành 1 (SGK Tự nhiên và xã hội 3 - Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 13)

Hướng dẫn giải

Điều tra, phát hiện những thứ có thể gây cháy trong nhà em theo gợi ý sau:

Các thứ dễ gây cháy

Nguy cơ gây cháy

Đề xuất của em

Can xăng

Để gần bếp lửa

Không để gần bếp lửa

nến

để gần lửa

không nên để gần lửa

sách, vở, giấy

để gần lửa

không để gần bếp lửa, bật lửa

bàn là

để nóng quá, tiếp xúc với quần áo

tắt khi không còn sử dụng nữa

(Trả lời bởi Ng KimAnhh)
Thảo luận (1)

Thực hành 2 (SGK Tự nhiên và xã hội 3 - Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 13)

Hướng dẫn giải

- Cách xử lí:

+ Thoát hiểm bằng cầu thang bộ. Không thoát hiểm bằng thang máy.

+ Chạy ra ban công kêu cứu để mọi người giúp đỡ, gọi 114.

+ Dùng khăn ướt thấm nước bịt mồm và mũi.

- Học sinh thực hành xử lí tình huống.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Thực hành 3 (SGK Tự nhiên và xã hội 3 - Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 14)

Hướng dẫn giải

Học sinh nhận xét cách xử lí của các bạn.

Hoc sinh đề xuất cách xử lí như câu 2.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Vận dụng 1 (SGK Tự nhiên và xã hội 3 - Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 15)

Hướng dẫn giải

Em sẽ ngay lập tức thông báo cho bố mẹ hoặc người lớn để xem xét và tìm cách xử lí phù hợp. Không tự ý sửa chữa vì có thể dẫn đến cháy nổ bình ga, rất nguy hiểm.

(Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le)
Thảo luận (1)

Vận dụng 2 (SGK Tự nhiên và xã hội 3 - Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 15)

Hướng dẫn giải

- Nên làm:

+ Tránh đặt bếp ga gần các thiết bị điện, các vật, chất dễ bắt lửa.

+ Tắt bàn là khi không sử dụng.

+ Tránh đặt máy sấy tóc gần các thiết bị điện, các vật, chất dễ bắt lửa.

+ Không để trẻ nhỏ ở gần các thiết bị điện, vật, chất dễ cháy.

+ Không cắm nhiều thiết bị điện cùng một ổ điện.

+ Không để các thiết bị điện quá gần nhau.

+ Khóa van bình ga sau khi sử dụng.

+….

- Không nên làm:

+ Để các thiết bị điện, vật, chất dễ bắt lửa gần nhau.

+ Để các thiết bị điện, vật, chất dễ bắt lửa gần tầm tay trẻ em.

+ Cắm quá nhiều thiết bị điện cùng một dây dẫn.

+ Không khóa van bình ga sau khi sử dụng.

+ Không tắt bàn là sau khi sử dụng.

+…

(Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le)
Thảo luận (1)