Bài 2: Phản ứng hóa học

Mở đầu (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 11)

Hướng dẫn giải

Khi đốt nến, một phần nến chảy lỏng, một phần nến bị cháy. Cây nến ngắn lại. Vậy phần lớn nào đã bị biến đổi thành chất mới?

=>bị biến đổi thành  phần nến bị cháy  (Trả lời bởi animepham)
Thảo luận (1)

Hoạt động (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 11)

Hướng dẫn giải

1. Học sinh thực hiện thí nghiệm và xác định các giá trị nhiệt độ tương ứng với các bước thí nghiệm mô tả trong Hình 2.1.

Kết quả tham khảo:

Bước

a

b

c

Nhiệt độ

0oC

5oC

100oC

2. Trong quá trình chuyển thể, nước chỉ bị thay đổi trạng thái, không bị biến đổi thành chất khác.

(Trả lời bởi Mai Trung Hải Phong)
Thảo luận (1)

Hoạt động (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 12)

Hướng dẫn giải

1. Sau khi trộn bột sắt và bột lưu huỳnh, đưa nam châm lại gần ống nghiệm (1) thấy nam châm hút, suy ra hỗn hợp thu được có bị nam châm hút.

2. Chất trong ống nghiệm (2) sau khi đun nóng và để nguội không bị nam châm hút.

3. Sau khi trộn bột sắt và bột lưu huỳnh không có chất mới tạo thành, do đây chỉ là sự trộn vật lí, không có sự thay đổi về chất và lượng, sắt trong hỗn hợp vẫn bị nam châm hút.

4. Sau khi đun nóng hỗn hợp bột sắt và bột lưu huỳnh, có chất mới được tạo thành. Do đã có phản ứng hoá học xảy ra, sinh ra chất mới không bị nam châm hút.

(Trả lời bởi Mai Trung Hải Phong)
Thảo luận (1)

Câu hỏi (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 12)

Hướng dẫn giải

Một số biến ví dụvề biến đổi vật lí : 

+ đá( thể rắn )  được làm đông sẽ tan ( thể lỏng ) khi để ở ngoài tủ lạnh 

+ nước lỏng hóa thành thể rắn  sau khi để một khoảng thời gian trong ngăn đông 

+ hòa tan đường vào nước 

 

Một số ví dụ về biến đổi hóa học : 

+ dây xích của xe bị gỉ 

+ trộn xi măng cát và nước  => vữa xi măng 

+ đổ vôi sống vào nước 

+ đốt cháy than để đun , nấu , nướng 

 

(Trả lời bởi animepham)
Thảo luận (1)

Câu hỏi (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 13)

Hướng dẫn giải

a)  phương trình phản ứng :

       Carbon `+` Oxygen `->` Carbondioxide .

 + Chất phản ứng :  Carbon và oxygen 

 + Chất sản phẩm : Carbondioxide

b) 

+ Lượng chất carbon và oxygen giảm dần 

+ Lượng chất Carbondioxide tăng dần  

(Trả lời bởi animepham)
Thảo luận (1)

Câu hỏi (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 13)

Hướng dẫn giải

1. Trước và sau phản ứng, những nguyên tử nào liên kết với nhau?

=> những nguyên tử  liên kết với nhau là : 

+ 2 nguyên tử H liên kết với nhau 

+ 2 nguyên tử O liên kết với nhau 

 

2. Trong quá trình phản ứng, số nguyên tử H và số nguyên tử O có thay đổi không?

=> Không thay đổi 

(Trả lời bởi animepham)
Thảo luận (1)

Hoạt động (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 14)

Hướng dẫn giải

Ống nghiệm (1) và (3) xảy ra phản ứng hoá học do có những dấu hiệu nhận ra có chất mới tạo thành. Cụ thể:

+ Ống nghiệm (1) viên kẽm tan dần, có khí không màu thoát ra.

+ Ống nghiệm (3) có kết tủa xanh tạo thành.

(Trả lời bởi Mai Trung Hải Phong)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 1 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 14)

Hướng dẫn giải

- Trong phản ứng giữa oxygen và hydrogen, nếu oxygen hết thì phản ứng không xảy ra nữa.

(Trả lời bởi 𝓗â𝓷𝓷𝓷)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 2 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 14)

Hướng dẫn giải

- Dấu hiệu cho biết đã có phản ứng hóa học là: xuất hiện sủi bọt khí, đá vôi tan dần.

(Trả lời bởi 𝓗â𝓷𝓷𝓷)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 1 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 14)

Hướng dẫn giải

Tham khảo!

- Phản ứng hoá học giữa chất dinh dưỡng với oxygen cung cấp năng lượng cho cơ thể hoạt động là phản ứng toả nhiệt.

- Ví dụ một số phản ứng toả nhiệt:

+ Phản ứng đốt cháy than;

+ Phản ứng đốt cháy khí gas…

(Trả lời bởi Thanh An)
Thảo luận (2)