Bài 2. Dựa vào đâu để biết và phục dựng lại lịch sử?

Câu hỏi mở đầu (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 11)

Hướng dẫn giải

- Hoa văn trên mặt trống đồng Ngọc Lũ miêu tả một phần đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Việt cổ, ví dụ như:

+ Lương thực chính của người Việt cổ là lúa gạo (hình ảnh giã gạo).

+ Thuyền là phương tiện đi lại chủ yếu của cư dân Việt cổ trên sông.

+ Cư dân Việt cổ có tập quán ở nhà sàn, thích múa hát.

- Qua các hình ảnh trên mặt trống đồng chúng ta có thể suy đoán một phần về cuộc sống của người Việt cổ. Đây cũng là nguồn tư liệu quý khi tìm hiểu, nghiên cứu về cuộc sống của cư dân Việt cổ và nền văn minh Việt cổ.

(Trả lời bởi ꧁๖ۣۜTrυηɠ ๖ۣۜ꧂)
Thảo luận (1)

Câu hỏi mục 1 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 12)

Hướng dẫn giải

Tư liệu hiện vật là những di tích, đồ vật, ... của người xưa còn lưu giữ lại trong lòng đất hay trên mặt đất. Tuy đây chỉ là những hiện vật "câm", nhưng nếu biết khai thác, chúng có thể nói cho ta biết khá cụ thể và trung thực về đời sống vật chất và phần nào đời sống tinh thần của người xưa.

Một số tư liệu hiện vật: 

Nhóm hiện vật lợp mái cung điện thời Lý được tìm thấy tại Hoàng thành Thăng LongNgói úp trang trí đôi chim phượng bằng đất nung tìm thấy ở Hoàng thành Thăng LongXe tăng, máy bay, khẩu pháo và một số súng thần công còn được lưu giữ tại bảo tàng lịch sử Thừa Thiên - HuếRìu đá, công cụ bằng đá  (Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (2)

Câu hỏi 1 mục 2 (SGK - Trang 12)

Hướng dẫn giải

Niềm tin của Bác Hồ vào sự chiến thắng đế quốc Mỹ của Việt Nam trong tương lai.

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (2)

Câu hỏi 2 mục 2 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 12)

Hướng dẫn giải

- Tư liệu chữ viết là những bản ghi, tài liệu chép tay hay sách được in, khắc chữ. Các nguồn tài liệu này kể cho ta biết tương đối đầy đủ về các mặt của đời sống con người. Tuy nhiên, tư liệu chữ viết thường mang ý thức chủ quan của tác giả tư liệu. 

- Văn bia Tiến sĩ ở Văn Miếu cũng được coi là tư liệu chữ viết, vì:

+ Trên mỗi tấm bia đều có các bài văn thể hiện triết lí về dựng nước và giữ nước; bảo tồn văn hóa; triết lí phát triển giáo dục; quan điểm đào tạo nhân tài… của các triệu đại phong kiến Việt Nam => qua đó cung cấp nhiều tư liệu lịch sử quý giá và phong phú.

+ Bia đề danh tiến sĩ là nguồn sử liệu quí giá, giúp cho việc nghiên cứu  về tiểu sử, hành trang của nhiều danh nhân Việt Nam, như Nguyễn Trãi - người được UNESCO công nhận là Danh nhân Văn hóa thế giới, Lê Quí Đôn, Lương Thế Vinh…

+ Chữ Hán khắc trên các bia, có niên đại rất cụ thể, phản ánh về thư pháp (cách viết chữ) của các thời liên quan. Vì vậy, có thể coi đây là căn cứ quan trọng để nhận diện tiến trình phát triển thư pháp chữ Hán của người Việt từ thế kỷ XV đến thế kỷ XVIII.

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 1 mục 3 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 13)

Hướng dẫn giải

Thế nào là tư liệu truyền miệng?

=> những câu chuyện dân gian , truyền thuyết được truyền từ miệng từ đời này sang đời khác

(Trả lời bởi animepham)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 2 mục 3 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 13)

Hướng dẫn giải

Hình 5 giúp em liên tưởng đến truyền thuyết nào trong dân gian

=> Thánh Gióng

(Trả lời bởi animepham)
Thảo luận (2)

Câu hỏi mục 4 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 13)

Hướng dẫn giải

Tư liệu gốc là tư liệu cung cấp những thông tin đầu tiên và trực tiếp về sự kiện lịch sử. Đây là nguồn tài liệu đáng tin cậy nhất khi tìm hiểu lịch sử.

Ví dụ:

– Cố đô Huế

– Đại Việt sử kí toàn thư

– Trống đồng Đông Sơn

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 1 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 13)

Hướng dẫn giải

Tư liệu hiện vật, tư liệu chữ viết, tư liệu truyền miệng, tư liệu gốc là những chứng cứ khoa học để dựa vào đó ta có thể biết và phục dựng lại lịch sử.

(Trả lời bởi Đinh Thị Linh)
Thảo luận (3)

Câu hỏi 2 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 13)

Hướng dẫn giải

Tham Khảo

- Các hình ảnh: 2, 3, 4 là tư liệu gốc.

- Hình 5 (truyền thuyết Thánh Gióng) là tư liệu truyền miệng.

(Trả lời bởi Hquynh)
Thảo luận (3)

Câu hỏi 3 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 13)

Hướng dẫn giải

Tham khảo:

- Một số truyền thuyết có liên quan đến Lịch sử là:

+ Truyền thuyết Thánh Gióng.

+ Truyền thuyết bánh chưng – bánh giày.

+ Truyền thuyết An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy.

+ Sự tích Hồ Gươm.

(Trả lời bởi Long Sơn)
Thảo luận (3)