Bài 2: Bảo toàn và chuyển hóa năng lượng

Mở đầu (SGK Cánh Diều trang 86)

Hướng dẫn giải

Nếu búa máy có khối lượng càng lớn và ở độ cao càng cao thì năng lượng dự trữ sẽ càng lớn

Khi búa chạm vào cọc thì thế năng trọng trường sẽ chuyển thành động năng, động năng lúc này sẽ sấp sỉ thế năng trọng trường ban đầu nên động năng búa máy chuyển sang cọc rất lớn, giúp cọc lún sâu

(Trả lời bởi Nguyễn Lê Phước Thịnh)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 1 (SGK Cánh Diều trang 87)

Hướng dẫn giải

- Thế năng của búa máy càng lớn thì lực của máy đóng cọc thực hiện công càng cao, cọc lún xuống càng sâu.

(Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 2 (SGK Cánh Diều trang 87)

Hướng dẫn giải

- Biểu thức tính thế năng trong trường trọng lực là: \({W_t} = m.g.h\)

Biểu thức tính công của trọng lực: A = m.g.h

=> Wt  = A

(Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le)
Thảo luận (1)

Luyện tập 1 (SGK Cánh Diều trang 88)

Hướng dẫn giải

\(W_t=m\cdot g\cdot h=70\cdot9.8\cdot3147=2158842\left(J\right)\)

(Trả lời bởi Nguyễn Lê Phước Thịnh)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 3 (SGK Cánh Diều trang 88)

Hướng dẫn giải

\(A=F\cdot s=m\cdot a\cdot\dfrac{v^2}{2a}=\dfrac{1}{2}\cdot m\cdot v^2=W-đ\)

(Trả lời bởi Nguyễn Lê Phước Thịnh)
Thảo luận (1)

Vận dụng 1 (SGK Cánh Diều trang 88)

Hướng dẫn giải

Động năng của ô tô:

\(W_1=\dfrac{1}{2}m_1.\dfrac{2}{1}v=\dfrac{1}{2}.1000.4^2=8000\left(J\right)\) 

Động năng của xe máy:

\(W_2=\dfrac{1}{2}m_2\dfrac{2}{2}v=\dfrac{1}{2}.100.15^2=11250\left(J\right)\)

Vậy động năng của xe máy lớn hơn động năng của ô tô (vì 8000J < 11250J).

(Trả lời bởi Cihce)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 4 (SGK Cánh Diều trang 89)

Hướng dẫn giải

Tồn tại dưới dạng:

- Năng lượng được sinh ra khi: bánh xe tàu hỏa ma sát với đường ray, tàu hỏa ma sát với không khí được chuyển động.

- Năng lượng âm thanh: Tàu chạy phát ra tiếng ồn.

(Trả lời bởi Nguyễn Lê Phước Thịnh)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 5 (SGK Cánh Diều trang 89)

Hướng dẫn giải

Năng lượng nhiệt mà bạn cảm nhận được chuyển hóa từ động năng của hai bàn tay. Động năng của hai bàn tay lại được chuyển hóa từ năng lượng hóa học dự trữ trong cơ thể thông qua việc ăn uống.

(Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 6 (SGK Cánh Diều trang 89)

Hướng dẫn giải

Ví dụ: Ném một vật lên cao

Phân tích:

+ Khi ném vật lên trên cao, vận tốc của vật giảm dần dẫn đến động năng giảm dần, ngược lại độ cao tăng dần nên thế năng tăng dần. Khi lên đến độ cao cực đại thì thế năng cực đại và động năng bằng 0.

+ Sau đó, vật rơi xuống mặt đất, thế năng giảm dần và động năng tăng dần

+ Tiếp tục, vật lại nảy lên cao nhưng không cao bằng lần đầu tiên, sau đó lại hạ xuống mặt đất, cứ như vậy cho đến khi dừng hẳn

+ Vật lên cao thì thế năng tăng và động năng giảm, vật xuống thấp thì động năng tăng và thế năng giảm

+ Trong quá trình di chuyển của vật, ta thấy vật lên cao càng ngày càng thấp dần xuống do ngoài có sự chuyển hóa giữa thế năng và động năng thì còn có nhiệt năng được sinh ra.

(Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 7 (SGK Cánh Diều trang 90)

Hướng dẫn giải

Cơ năng của một vật là tổng động năng và thế năng.

(Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le)
Thảo luận (1)