Bài 18: Tính chất của kim loại. Dãy điện hóa của kim loại

Bài 1 SGK trang 88 ()

Hướng dẫn giải

Kim loại đều có tính chất vật lí chung là dẫn điện, dẫn nhiệt, dẻo và có ánh kim là do sự có mặt của các electron tự do trong mạng tinh thể kim loại

(Trả lời bởi Đỗ Thanh Hải)
Thảo luận (1)

Bài 2 SGK trang 88 ()

Hướng dẫn giải

Tính chất hóa học cơ bản của kim loại là tính khử.

M – ne → Mn+

Bởi vì:

Nguyên tử kim loại có số electron hóa trị ít 1,2,3 electron.

Trong cùng một chu kỳ bán kính nguyên tử kim loại lớn, điện tích hạt nhân nhỏ.

Năng lượng ion hóa nguyên tử kim loại nhỏ.

Vì vậy lực liên kết giữa hạt nhân với các electron hóa trị của kim loại là yếu nên chúng dễ tách ra khỏi nguyên tử. Kim loại thể hiện tính khử.

(Trả lời bởi Rin Huỳnh)
Thảo luận (1)

Bài 3 SGK trang 88 ()

Hướng dẫn giải

Vì chỉ có Lưu huỳnh tác dụng ngay với Hg ở nhiệt độ phòng tạo muối HgS↓ . Các chất khác cần to,xúc tác

Hg (lỏng, độc)  + S (rắn) → HgS↓(rắn, không độc)

(Trả lời bởi Minh Hiếu)
Thảo luận (1)

Bài 4 SGK trang 89 ()

Hướng dẫn giải

Nhúng một thanh sắt vào dung dịch và để một thời gian cho phản ứng xảy ra hoàn toàn.

               CuSO4 + Fe → FeSO4 + Cu

              Cu2+ +Fe→ Fe2+ + Cu

(Fe đứng trước Cu trong dãy hoạt động hóa học nên đẩy Cu ra khỏi dung dịch muối)

Toàn bộ Cu thoát ra bám trên bề mặt thanh sắt, lấy thanh sắt ra ta còn lại dung dịch chỉ có FeSO4

(Trả lời bởi Minh Hiếu)
Thảo luận (1)

Bài 5 SGK trang 89 ()

Hướng dẫn giải

Đáp án:B. Số TH tạo muối Fe(II) là: FeCl3, CuSO4, Pb(NO3)2, HCl.

 

(Trả lời bởi Đặng Gia Khang)
Thảo luận (1)

Bài 6 SGK trang 89 ()

Hướng dẫn giải

Gọi nFe = x (mol) ⇒ nAl = 2nFe = 2x (mol)

mhỗn hợp= 56x + 2x. 27 = 5,5⇒ x = 0,05 (mol)⇒ nFe = 0,05 (mol), nAl = 0,1 (mol)

nAgNO3 = 0,3.1 = 0,3 (mol)

Viết PTHH có xảy ra theo thứ tự:

Al + 3AgNO3 → Al(NO3)3 + 3Ag↓         (1)

Fe + 3AgNO3 → Fe(NO3)2+ 3Ag↓          (2)

Fe(NO3)2 + AgNO3 → Fe(NO3)3 + Ag↓  (3)

nAl = 0,1 (mol); nAgNO3 = 0,3 (mol) ⇒ chỉ xảy ra phản ứng (1). Không xảy ra phản ứng (2) và (3)

⇒m rắn = mAg↓ + mFe dư = 3*0,1*108 + 0,05*56 = 35,2 (g)

(Trả lời bởi Minh Hiếu)
Thảo luận (1)

Bài 7 SGK trang 89 ()

Hướng dẫn giải

a) Giảm tính khử: Zn > Fe > Ni > H > Hg > Ag

Tăng tính oxi hóa: Zn2+ < Fe2+ < Ni2+ < H+ < Hg2+ < Fe3+ < Ag+

b) Giảm tính khử: I– > Br– > Cl– > F–

Tăng tính oxi hóa: I > Br > Cl > F

(Trả lời bởi Rin Huỳnh)
Thảo luận (1)

Bài 8 SGK trang 89 ()

Hướng dẫn giải

Chọn D.

Tính chất vật lí chung của kim loại gây nên bởi sự có mặt của các electron tự do trong mạng tinh thể kim loại.

(Trả lời bởi Hồ Nhật Phi)
Thảo luận (1)