Bài 17. Bước ngoặt lịch sử đầu thế kỉ X

Câu hỏi mở đầu (SGK Cánh Diều - Trang 85)

Hướng dẫn giải

* Quá trình giành quyền tự chủ, độc lập từ họ Khúc đến họ Ngô:

- Nhân cơ hội nhà Đường suy yếu, năm 905, Khúc Thừa Dụ nổi dậy đánh chiếm thành Tống Bình, lật đổ chính quyền đô họ rồi tự xưng là tiết độ sứ, xây dựng chính quyền tự chủ của người Việt.

- Năm 907, con của Khúc Thừa Dụ là Khúc Hạo lên thay cha, nắm quyền tiết độ sứ và tiến hành cải cách đất nước.

- Mùa thu năm 930, quân Nam Hán kéo quân sang xâm lược nước ta. Năm 931, thuộc tướng cũ của họ Khúc là Dương Đình Nghệ kéo quân từ Thanh Hóa ra Bắc đánh đuổi quân Nam Hán.

- Năm 938, quân Ham Hán do Hoằng Tháo làm chủ từ Quảng Đông t6heo đường bờ biển ồ ạt tiến vào xâm lược nước ta. Trước vận nước lâm nguy, Ngô Quyền đã gấp rút chuẩn bị kế hoạch đối phó với quân Nam Hán ở vùng cửa sông Bạch Đằng. Chiến thắng Bạch Đằng năm 938 đã tạo nên bước ngoặt lịch sử ở thế kỉ X.

*Ý nghĩa:

- Thể hiện lòng yêu nước, quyết liệt đấu tranh vì độc lập tự chủ của người Việt.

- Cuộc khởi nghĩa của Khúc Thừa Dụ đã lật đổ chính quyền đô hộ nhà Đường, giành lại quyền tự chủ của người Việt. Chính quyền tự chủ đó ngày càng được củng cố vững chắc thông qua những cải cách của Khúc Thừa Hạo.

- Cuộc đấu tranh do Dương Đình Nghệ chỉ huy đã đánh đuổi quân xâm lược Nam Hán, khôi phục chính quyền tự chủ của người Việt.

- Chiến thắng Bạch Đằng năm 938 của Ngô Quyền đã đập tan ý chí xâm lược của quân Nam Hán; chấm dứt thời kì Bắc thuộc, mở ra một thời đại mới - thời đại độc lập, tự chủ lâu dài của dân tộc Việt Nam.

* Bài học kinh nghiệm:

- Phát huy lòng yêu nước, sức mạnh đoàn kết đấu tranh của toàn dân.

- Các bài học về nghệ thuật quân sự. Ví dụ: lợi dụng địa hình địa vật để tổ chức trận địa tấn công…

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 1 mục 1 (SGK Cánh Diều - Trang 86)

Hướng dẫn giải

Khúc Thừa Dụ đã giành chính quyền tự chủ:

– Năm 905 nhân cơ hội nhà Đường ngày càng suy yếu, Tiết độ sứ Độc Cô Tồn bị giáng chức, Khúc Thừa Dụ tập hợp nhân dân chiếm thành Đại La, tự xưng Tiết độ sứ.

– Đầu năm 906, hoàng đế nhà Đường công nhận, phong Khúc Thừa Dụ là Tiết độ sứ An Nam.

Nội dung và ý nghĩa cải cách của Khúc Hạo:

Nội dung:

– Chia đặt các lộ, phủ, châu và xã ở các xứ, bình quân thuế ruộng, tha bỏ lực dịch.

– Lập sổ khai hộ khẩu, kê rõ họ tên quê quán…

Ý nghĩa:

– Xóa bỏ chế độ thống trị tàn bạo của nhà Đường, xây dựng một cuộc sống hoàn toàn tự chủ.  Cuộc sống của người Việt do người Việt cai quản, tự quyết định tương lai của mình.

– Ngoài ra, việc làm đó còn chứng tỏ nền đô hộ của thế lực phong kiến Trung Quốc đối với nước ta đã chấm dứt. Nhân dân ta đã giành được quyền tự chủ. Đó là bước mở đầu của giai đoạn chuyển tiếp sang thời kì độc lập hoàn toàn.

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 2 mục 1 (SGK Cánh Diều - Trang 86)

Hướng dẫn giải

Theo sách "An Nam chí nguyên", Khúc Hạo đặt thêm 150 giáp, cộng với những giáp (vốn là hương) trước đây nhà Đường đặt, cả thảy toàn bộ Tĩnh Hải quân có 314 giáp. Bằng việc cải cách này, chính quyền họ Khúc đã ý thức được việc quản lý đến chính quyền cấp cơ sở (giáp và xã)

(Trả lời bởi châu_fa)
Thảo luận (1)

Câu hỏi mục 2 (SGK Cánh Diều - Trang 87)

Hướng dẫn giải

Dương Đình Nghệ khôi phục và giành quyền tự chủ:

– Đầu năm 931, Dương Đình Nghệ kéo quân từ Ái Châu đánh và và nhanh chóng làm chủ thành Đại La.

– Cuộc kháng chiến năm 931 giành thắng lợi, Dương Đình Nghệ xưng Tiết độ sứ, khôi phục nền tự chủ.

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 1 mục 3 (SGK Cánh Diều - Trang 87)

Hướng dẫn giải

 - Tóm tắt diễn biến trận Bạch Đằng năm 938:

+ Nhận được tin này, Lưu Hoằng Tháo sẽ kéo quân vào nước ta theo đường biển, Ngô Quyền đã chủ động lên kế hoạch đánh giặc ở vùng cửa sông Bạch Đằng.

+ Cuối năm 938, Lưu Hoằng Tháo dẫn quân tiến vào khu vực cửa biển Bạch Đằng. Khi nước triều dâng cao, Ngô Quyền cho thuyền nhẹ ra đánh và giả vờ thua.

+ Lưu Hoằng Tháo đốc quân đuổi theo, vượt qua khu vực có bãi cọc ngầm mà không hề hay biết.

+ Khi nước triều bắt đầu rút, Ngô Quyền hạ lệnh cho quân tấn công. Bị đánh bất ngờ, quân Nam Hán quay đầu tháo chạy.

+ Nước triều rút ngày càng mạnh, bãi cọc ngầm lộ ra. Các chiến thuyền của quân Nam Hán va vào bãi cọc, vỡ và bị chìm. Lưu Hoằng Tháo tử trận trong đám tàn quân.

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 2 mục 3 (SGK Cánh Diều - Trang 87)

Hướng dẫn giải

Nét độc đáo trong nghệ thuật đánh giặc của Ngô Quyền được thể hiện qua những điểm dưới đây:

- Tận dụng địa thế tự nhiên hiểm trở của sông Bạch Đằng để xây dựng trận địa tấn công giặc.

- Sáng tạo ra cách sử dụng các cọc ngầm và quy luật lên – xuống của con nươc thủy triều để bố trí trận địa chiến đấu.

- Tổ chức, bố trí và sử dụng các lực lượng hợp lý, linh hoạt để tiêu diệt quân địch:

+ Bố trí các cánh quân bộ binh mai phục ở hai bên bờ sông; trong những vùng cây cối rậm rạp.

+ Sử dụng các chiến thuyền nhỏ, nhẹ để nghi binh, lừa địch.

+ Khi thủy triều bắt đầu rút, quân thủy và quân bộ phối hợp đổ ra đánh.

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 3 mục 3 (SGK Cánh Diều - Trang 87)

Hướng dẫn giải

* Ý nghĩa lịch sử:

- Đánh bại hoàn toàn ý chí xâm lược của nhà Nam Hán.

- Thể hiện ý chí quyết tâm đấu tranh chống xâm lược của dân tộc ta.

- Đã bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc và mở ra thời đại độc lập đối với dân tộc ta.

- Đánh dấu sự trưởng thành của dân tộc và kết thúc hoàn toàn thời kì đấu tranh giành lại độc lập hàng chục thế kỉ. Đưa dân tộc bước sang một kỉ nguyên mới.

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 1 (SGK Cánh Diều - Trang 90)

Hướng dẫn giải

 Trong các sự kiện lịch sử Khúc Thừa Dụ giành quyền tự chủ năm 905, Dương Đình Nghệ đánh tan quân Nam Hán năm 931, chiến thắng Bạch Đằng năm 938. Theo em, sự kiện chiến thắng Bạch Đằng năm 938 đã tạo nên bước ngoặt của lịch sử dân tộc đầu thế kỉ X vì nhờ chiến thắng trận Bạch Đằng đã giúp đất nước chúng ta chấm dứt thời Bắc thuộc, mở ra thời kì độc lập, tự chủ lâu dài của dân tộc.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 2 (SGK Cánh Diều - Trang 90)

Hướng dẫn giải

Tham khảo

Xã Đường Lâm, thị xã Sơn Tây là nơi được mệnh danh là vùng đất “địa linh nhân kiệt”. Đến làng quê yên ả này, du khách sẽ được thăm đền thờ và lăng Ngô Quyền, di tích đã được Nhà nước xếp hạng là di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia, nơi thờ vị vua lừng danh trong lịch sử dân tộc, người nổi tiếng với chiến thắng Bạch Đằng lịch sử năm 938, đánh đuổi quân Nam Hán ra khỏi bờ cõi, mở ra một thời đại mới, độc lập, tự chủ cho dân tộc Việt Nam.

 

Đền và lăng Ngô Quyền được xây dựng trên một đồi đất cao, có tên là đồi Cấm, mặt hướng về phía đông. Đền thờ được xây ở phía trên, cách lăng khoảng 100m. Phía trước lăng là một cánh đồng rộng nằm giữa 2 sườn đồi; một nguồn nước gọi là vũng Hùm chảy ra sông Tích; bên cạnh đó là đồi Hổ Gầm, tương truyền xưa là nơi thuở nhỏ Ngô Quyền thường cùng bạn chăn trâu, cắt cỏ và tập luyện võ nghệ. Đây có lẽ là vị trí đẹp nhất của ấp Đường Lâm xưa.

Đền thờ Ngô Quyền được xây dựng từ lâu đời và đã qua nhiều lần trùng tu. Lần tu sửa gần đây nhất là vào thời Vua Tự Đức (1848 – 1883). Đền có quy mô khá khiêm tốn, gồm: Nghi Môn, Tả Mạc, Hữu Mạc, Đại Bái (Tiền Đường) và Hậu Cung1. Đền được xây bằng gạch, lợp ngói mũi hài, có tường bao quanh. Đại Bái đền thờ là một nếp nhà 5 gian, bộ khung bằng gỗ, được thể hiện chủ yếu thiên về sự bền chắc, tôn nghiêm; gian giữa có treo bức hoành phi đề bốn chữ Hán "Tiền vương bất vong" (Vua Ngô Quyền sống mãi). Hiện nay, Đại Bái còn được dùng làm phòng trưng bày về trận chiến thắng trên sông Bạch Đằng và thân thế, sự nghiệp của Ngô Quyền. Hậu Cung là một ngôi nhà dọc 3 gian, bộ khung nhà bằng gỗ được trang trí hình rồng, hoa, lá... Gian giữa có đặt tượng thờ Ngô Quyền.

Lăng mộ Vua Ngô Quyền được xây dựng năm Tự Đức thứ 27 (1874) và trùng tu năm Minh Mệnh thứ 2 (1821). Lăng được xây kiểu nhà bia có mái che, cao khoảng 1,5m. Giữa lăng là ngai, trong có bia đá ghi bốn chữ Hán "Tiền Ngô Vương Lăng" (Lăng mộ Vua Ngô Quyền). Đặc biệt, trong quần thể đền và lăng Ngô Quyền, 18 cây duối cổ - tương truyền là nơi Ngô Quyền buộc voi, ngựa - đã được công nhận là "Cây di sản" cấp quốc gia.

Hàng năm cứ đến ngày 14 tháng 8 âm lịch (ngày giỗ Vua Ngô Quyền) nhân dân trong vùng lại về đây để tưởng nhớ công ơn của ông - vị vua "đã mở nước xưng vương", kết thúc hơn 1.000 năm Bắc thuộc, mở đầu một thời đại mới, độc lập, tự chủ cho lịch sử dân tộc.

(Trả lời bởi 팜 칸 후옌( •̀ ω •́ )✧∑∏...)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 3 (SGK Cánh Diều - Trang 90)

Hướng dẫn giải

Em ấn tượng nhất với vị anh hùng Ngô Quyền:

Ngô Quyền sinh ngày 12-3-898,quê tại Đường Lâm(Ba Vì-Hà Tây ngày nay).Có cha là Ngô Mân-một Hào trưởng tài giỏi.Ngô Quyền tài giỏi được Dương Đình Nghệ gả con gái cho và cho cai quản cả đất Ái Châu.Nhà Hán có con là Vạn Vương Hoằng Thao,đưa quân sang xâm lược nước ta .Ngô Quyền nhanh chóng tập hợp lực lượng đánh quân Nam Hán.Sau chiến thắng ở sông Bạch Đằng,Ngô Quyền lên ngôi vua và đóng đô ở Cổ Loa,mở ra một kỉ nguyên mới và là nền tảng cho một quốc gia độc lập. Đến năm 944,vua Ngô Quyền mất nhưng công lao mà ông để lại cho đất nước ta thì còn mãi:chấm dứt hơn 1000 năm thống trị của các triều đại phong kiến phương Bắc, giành lại độc lập dân tộc. Củng cố và xây dựng đất nước, giúp đất nước yên bình và đặt nền móng cho một quốc gia độc lập, thống nhất sau này.Để tưởng nhớ công lao của ông nhân dân ta nhiều nơi đã lập đền thờ,miếu để tưởng nhớ công lao của ông

(Trả lời bởi 팜 칸 후옌( •̀ ω •́ )✧∑∏...)
Thảo luận (1)