Bài 16: Vùng Đông Nam Bộ

Mở đầu (SGK Cánh Diều - Trang 176)

Hướng dẫn giải

a.     Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên:

- Điểm mạnh:

+ Địa hình, đất: Đông Nam Bộ là vùng chuyển tiếp giữa Tây Nguyên và Đồng bằng sông Cửu Long. Đất ba-dan màu mỡ chiếm khoảng 40% diện tích tự nhiên của vùng. Đất xám bạc màu trên phù sa cổ chiếm tỉ lệ nhỏ, có khả năng thoát nước tốt. Địa hình và đất thuận lợi cho đời sống, sản xuất, đặc biệt là phát triển các vùng chuyên canh cây công nghiệp, cây ăn quả quy mô lớn

+ Khí hậu cận xích đạo với nền nhiệt cao, lượng mưa lớn, trong năm có mùa mưa và mùa khô phân hoá rõ rệt, thuận lợi cho các hoạt động kinh tế diễn ra quanh năm và các loại cây trồng nhiệt đới phát triển tốt.

+ Nguồn nước: Vùng có nhiều sông, hồ lớn như: sông Đồng Nai, sông Bé, sông Sài Gòn, hồ Trị An, hồ Dầu Tiếng,... Sông, hồ có ý nghĩa đối với nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, thuỷ điện, giao thông,... Nguồn nước ngầm phong phú, một số điểm nước khoáng ở Bình Châu (Bà Rịa – Vũng Tàu) có thể phát triển du lịch.

+ Rừng tập trung chủ yếu ở Đồng Nai, Bình Phước; phần lớn là rừng phòng hộ và rừng đặc dụng. Các vườn quốc gia (Cát Tiên, Bù Gia Mập,...) và khu dự trữ sinh quyển thế giới (Cần Giờ, Đồng Nai) có đa dạng sinh học cao. Rừng ở Đông Nam Bộ có ý nghĩa lớn đối với môi trường và phát triển du lịch.

+ Biển, đảo: Vùng biển rộng lớn, nguồn lợi hải sản phong phú. Ở thềm lục địa có dầu mỏ và khí tự nhiên, trong đó dầu mỏ chiếm 93,3 % trữ lượng của cả nước. Ven biển, đảo có các bãi tắm, phong cảnh đẹp như ở Vũng Tàu, Côn Đảo,... Đây là điều kiện thuận lợi để vùng phát triển tổng hợp các ngành kinh tế biển.

- Hạn chế: tình trạng thiếu nước, xâm nhập mặn, hạn hán trong mùa khô,... ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất và đời sống người dân trong vùng.

b.    Đặc điểm dân cư, đô thị hoá

- Dân cư:

+ Đông Nam Bộ có dân số khoảng 18,3 triệu người, chiếm 18,6% dân số cả nước (năm 2021). Trong nhiều năm qua, tỉ lệ gia tăng dân số của vùng tương đối cao, chủ yếu do nhập cư. Đông Nam Bộ là nơi sinh sống của nhiều dân tộc như: Kinh, Khơ-me, Hoa, Chăm....

+ Vùng có mật độ dân số cao, năm 2021 là 778 người/km². Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu,... là những địa phương có dân cư tập trung đông.

- Đô thị hóa:

+ Quá trình đô thị hoá ở Đông Nam Bộ diễn ra khá sớm và gắn liền với quá trình công nghiệp hoá.

+ Đông Nam Bộ có trình độ đô thị hoá cao bậc nhất nước ta. Năm 2021, tỉ lệ dân thành thị chiếm 66,4% dân số của vùng.

+ Hệ thống đô thị ở Đông Nam Bộ phát triển nhanh với sự mở rộng quy mô các đô thị, thành lập các đô thị mới và phát triển các đô thị vệ tinh. Vùng có nhiều đô thị lớn, đông dân như: Thành phố Hồ Chí Minh, Biên Hoà, Vũng Tàu....

+ Đô thị hoá góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động của vùng. Xu hướng phát triển trong giai đoạn tới của vùng là: nâng cao chất lượng đô thị, phát triển đô thị hiện đại, thông minh; kết nối với các đô thị lớn trong khu vực và trên thế giới, thúc đẩy phát triển các đô thị vệ tinh....

c.     Sự phát triển và phân bố các ngành kinh tế thế mạnh ở Đông Nam Bộ

Đông Nam Bộ là vùng kinh tế phát triển bậc nhất ở nước ta. GRDP của vùng chiếm khoảng 30,6% GDP cả nước (năm 2021). Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá với tỉ trọng dịch vụ và công nghiệp trong GRDP của vùng ngày càng tăng.

(Trả lời bởi Người Già)
Thảo luận (1)

Câu hỏi mục I (SGK Cánh Diều - Trang 176)

Hướng dẫn giải

- Vị trí địa lí: Đông Nam Bộ có diện tích khoảng 23,6 nghìn km², chiếm 7,1% diện tích cả nước. Vùng giáp với vùng Tây Nguyên, Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung, Đồng bằng sông Cửu Long; giáp với nước láng giềng Cam-pu-chia và Biển Đông.

- Phạm vi lãnh thổ: bao gồm Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh: Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu. Vùng biển rộng với các đảo và quần đảo, trong đó có huyện đảo Côn Đảo (Bà Rịa – Vũng Tàu).

(Trả lời bởi Người Già)
Thảo luận (1)

Câu hỏi mục II (SGK Cánh Diều - Trang 178)

Hướng dẫn giải

- Điểm mạnh:

+ Địa hình, đất: Đông Nam Bộ là vùng chuyển tiếp giữa Tây Nguyên và Đồng bằng sông Cửu Long. Đất ba-dan màu mỡ chiếm khoảng 40% diện tích tự nhiên của vùng. Đất xám bạc màu trên phù sa cổ chiếm tỉ lệ nhỏ, có khả năng thoát nước tốt. Địa hình và đất thuận lợi cho đời sống, sản xuất, đặc biệt là phát triển các vùng chuyên canh cây công nghiệp, cây ăn quả quy mô lớn

+ Khí hậu cận xích đạo với nền nhiệt cao, lượng mưa lớn, trong năm có mùa mưa và mùa khô phân hoá rõ rệt, thuận lợi cho các hoạt động kinh tế diễn ra quanh năm và các loại cây trồng nhiệt đới phát triển tốt.

+ Nguồn nước: Vùng có nhiều sông, hồ lớn như: sông Đồng Nai, sông Bé, sông Sài Gòn, hồ Trị An, hồ Dầu Tiếng,... Sông, hồ có ý nghĩa đối với nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, thuỷ điện, giao thông,... Nguồn nước ngầm phong phú, một số điểm nước khoáng ở Bình Châu (Bà Rịa – Vũng Tàu) có thể phát triển du lịch.

+ Rừng tập trung chủ yếu ở Đồng Nai, Bình Phước; phần lớn là rừng phòng hộ và rừng đặc dụng. Các vườn quốc gia (Cát Tiên, Bù Gia Mập,...) và khu dự trữ sinh quyển thế giới (Cần Giờ, Đồng Nai) có đa dạng sinh học cao. Rừng ở Đông Nam Bộ có ý nghĩa lớn đối với môi trường và phát triển du lịch.

+ Biển, đảo: Vùng biển rộng lớn, nguồn lợi hải sản phong phú. Ở thềm lục địa có dầu mỏ và khí tự nhiên, trong đó dầu mỏ chiếm 93,3 % trữ lượng của cả nước. Ven biển, đảo có các bãi tắm, phong cảnh đẹp như ở Vũng Tàu, Côn Đảo,... Đây là điều kiện thuận lợi để vùng phát triển tổng hợp các ngành kinh tế biển.

- Hạn chế: tình trạng thiếu nước, xâm nhập mặn, hạn hán trong mùa khô,... ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất và đời sống người dân trong vùng.

(Trả lời bởi Người Già)
Thảo luận (1)

Câu hỏi mục III.1 (SGK Cánh Diều - Trang 178)

Hướng dẫn giải

- Đông Nam Bộ có dân số khoảng 18,3 triệu người, chiếm 18,6% dân số cả nước (năm 2021). Trong nhiều năm qua, tỉ lệ gia tăng dân số của vùng tương đối cao, chủ yếu do nhập cư. Đông Nam Bộ là nơi sinh sống của nhiều dân tộc như: Kinh, Khơ-me, Hoa, Chăm....

- Vùng có mật độ dân số cao, năm 2021 là 778 người/km². Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu,... là những địa phương có dân cư tập trung đông.

(Trả lời bởi Người Già)
Thảo luận (1)

Câu hỏi mục III.2 (SGK Cánh Diều - Trang 179)

Hướng dẫn giải

- Quá trình đô thị hoá ở Đông Nam Bộ diễn ra khá sớm và gắn liền với quá trình công nghiệp hoá.

- Đông Nam Bộ có trình độ đô thị hoá cao bậc nhất nước ta. Năm 2021, tỉ lệ dân thành thị chiếm 66,4% dân số của vùng.

- Hệ thống đô thị ở Đông Nam Bộ phát triển nhanh với sự mở rộng quy mô các đô thị, thành lập các đô thị mới và phát triển các đô thị vệ tinh. Vùng có nhiều đô thị lớn, đông dân như: Thành phố Hồ Chí Minh, Biên Hoà, Vũng Tàu....

- Đô thị hoá góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động của vùng. Xu hướng phát triển trong giai đoạn tới của vùng là: nâng cao chất lượng đô thị, phát triển đô thị hiện đại, thông minh; kết nối với các đô thị lớn trong khu vực và trên thế giới, thúc đẩy phát triển các đô thị vệ tinh....

(Trả lời bởi Người Già)
Thảo luận (1)

Câu hỏi mục IV.1 (SGK Cánh Diều - Trang 179)

Hướng dẫn giải

- Ngành công nghiệp ở Đông Nam Bộ phát triển hàng đầu ở nước ta. Giá trị sản xuất công nghiệp của vùng chiếm khoảng 31,7% tổng giá trị sản xuất công nghiệp của cả nước (năm 2021).

- Cơ cấu công nghiệp đa dạng với nhiều ngành có hàm lượng khoa học – công nghệ cao, có khả năng tham gia sâu vào mạng lưới sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu. Các ngành công nghiệp quan trọng là: khai thác dầu thô, khí tự nhiên và sản xuất điện khí, phân bón phân bố ở Bà Rịa – Vũng Tàu; sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính, sản xuất ô tô, sản xuất phần mềm,... ở Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương,..., dệt, may và giày, dép; sản xuất, chế biến thực phẩm và sản xuất đồ uống phân bố nhiều ở Đồng Nai, Bình Dương....

- Các trung tâm công nghiệp trong vùng là: Thành phố Hồ Chí Minh, Biên Hoà, Vũng Tàu, Thuận An, Thủ Dầu Một,...

(Trả lời bởi Người Già)
Thảo luận (1)

Câu hỏi mục IV.2 (SGK Cánh Diều - Trang 181)

Hướng dẫn giải

- Thương mại: Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng của vùng tăng, chiếm 27,8% của cả nước (năm 2021). Hoạt động ngoại thương phát triển mạnh với trị giá xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ chiếm khoảng 33,5% cả nước (năm 2021). Thành phố Hồ Chí Minh là một trong những trung tâm thương mại lớn nhất nước ta.

- Giao thông vận tải: Khối lượng vận chuyển hàng hoá và dịch vụ của vùng chiếm khoảng 17,7% khối lượng vận chuyển hàng hoa và dịch vụ của cả nước (năm 2021). Mạng lưới giao thông có đầy đủ các loại hình. Hệ thống đường bộ với các quốc lộ 1, 51, 20, 22,... và các tuyến đường cao tốc (Thành phố Hồ Chí Minh – Trung Lương, Thành phố Hồ Chí Minh - Long Thành – Dầu Giây....). Vùng có tuyến đường sắt Bắc - Nam chạy qua. Mạng lưới đường biển có nhiều tuyển nội địa và quốc tế gắn với các cảng biển quan trọng (cảng Thành phố Hồ Chí Minh, cảng Bà Rịa – Vũng Tàu). Trong vùng có các cảng hàng không Tân Sơn Nhất, Côn Đảo và cảng hàng không Long Thành đang xây dựng. Thành phố Hồ Chí Minh là đầu mối giao thông vận tài quan trọng nhất của vùng và cả nước.

- Du lịch: Năm 2021, vùng đón khoảng 20% khách quốc tế và 22% khách nội địa của cả nước. Sản phẩm du lịch trong vùng đa dạng như: du lịch nghỉ dưỡng biển, đảo, du lịch tham quan các di tích lịch sử - văn hoá, du lịch sinh thái. Các trung tâm du lịch lớn của vùng là: Thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa – Vũng Tàu.....

- Tài chính ngân hàng: Đông Nam Bộ là vùng có hoạt động tài chính ngân hàng phát triển bậc nhất nước ta. Các dịch vụ tài chính ngân hàng hiện đại được ưu tiên phát triển như: tài chính số, ngân hàng số, chứng khoán số, bảo hiểm số,... Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm tài chính của vùng và của cả nước.

(Trả lời bởi Người Già)
Thảo luận (1)

Câu hỏi mục IV.3 (SGK Cánh Diều - Trang 182)

Hướng dẫn giải

- Đông Nam Bộ là một trong những vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn ở nước ta. Diện tích trồng cây công nghiệp lâu năm của vùng chiếm khoảng 35,9% diện tích trồng cây công nghiệp lâu năm của cả nước. Các cây trồng chủ yếu là: cao su, hồ tiêu, điều.

- Đông Nam Bộ đứng đầu cả nước về diện tích và sản lượng cao su, chiếm 58,9% diện tích và 66,5% sản lượng cao su của cả nước (năm 2021). Các địa phương có diện tích trồng cao su nhiều là: Bình Phước, Bình Dương và Đồng Nai.

- Điều là cây thế mạnh của vùng, chiếm 61,3% diện tích và 72,9% sản lượng của cả nước (năm 2021). Các tỉnh có diện tích trồng điều lớn là: Bình Phước, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu. Hồ tiêu được trồng nhiều ở Bình Phước, Đồng Nai,...

- Cây ăn quả được phát triển mạnh ở Đông Nam Bộ, chủ yếu là: chôm chôm, sầu riêng, bưởi,... Năm 2021, diện tích trồng cây ăn quả của vùng chiếm khoảng 11% diện tích trồng cây ăn quả của cả nước. Cây ăn quả được trồng tập trung theo quy mô lớn, theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP. Chôm chôm được trồng nhiều ở Đồng Nai, Tây Ninh,... Sầu riêng được trồng nhiều ở Đồng Nai, Bình Phước, Tây Ninh,... Bưởi được trồng nhiều ở Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước,...

(Trả lời bởi Người Già)
Thảo luận (1)

Câu hỏi mục IV.4 (SGK Cánh Diều - Trang 183)

Hướng dẫn giải

Đông Nam Bộ đang đẩy mạnh phát triển tổng hợp các ngành kinh tế biển.

- Khai thác khoáng sản biển: Sản lượng khai thác dầu thô, khí tự nhiên của Đông Nam Bộ chiếm phần lớn sản lượng dầu thô và khí tự nhiên của cả nước, với các mỏ là: Hồng Ngọc, Rạng Đông, Bạch Hồ, Lan Tây, Lan Đỏ,... Khai thác dầu thô, khí tự nhiên kết hợp với phát triển dịch vụ và công nghiệp sản xuất điện khí, phân bón.

- Giao thông vận tải biển: Vùng có hệ thống cảng biển lớn, hiện đại bậc nhất nước ta với các cảng: Thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa – Vũng Tàu và nhiều tuyến đường biển nội địa, quốc tế. Các cảng biển gắn với nhiều trung tâm logistics trung chuyển hàng hoá trong nước và quốc tế.

- Khai thác và nuôi trồng hải sản: Sản lượng cá biển khai thác chiếm khoảng 10,2% sản lượng cá biển của cả nước (năm 2021). Vùng đây mạnh đánh bắt xa bờ, nuôi trồng hải sản giá trị cao gắn với phát triển dịch vụ nghề cá và công nghiệp chế biến.

- Du lịch biển, đảo được phát triển mạnh với các khu nghỉ dưỡng hiện đại, khu du lịch sinh thái ở Thành phố Hồ Chí Minh và Bà Rịa – Vũng Tàu.

(Trả lời bởi Người Già)
Thảo luận (1)

Câu hỏi mục IV.5 (SGK Cánh Diều - Trang 183)

Hướng dẫn giải

- Kết nối liên vùng là xu hướng tất yếu hiện nay, nhằm tạo không gian kinh tế thống nhất, huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực, nâng cao khả năng cạnh tranh, khắc phục hạn chế trong quá trình phát triển kinh tế ở mỗi vùng.

- Đông Nam Bộ có các thế mạnh về cơ sở hạ tầng, công nghệ, vốn đầu tư, nguồn lao động chất lượng cao và thị trường tiêu thụ rộng lớn.... có thể thúc đẩy phát triển kinh tế của các vùng khác thông qua hỗ trợ, trao đổi về công nghệ, vốn, lao động,... Đồng thời, nguồn nguyên liệu lớn, lao động dồi dào và thị trường tiêu thụ giàu tiềm năng ở các vùng tiếp giáp là Tây Nguyên, Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung, Đồng bằng sông Cửu Long có thể cung cấp, hỗ trợ cho Đông Nam Bộ trong quá trình phát triển kinh tế.

- Tăng cường liên kết giữa Đông Nam Bộ và các vùng sẽ phát huy được những tiềm năng, thế mạnh và khắc phục hạn chế, khó khăn của từng vùng; tạo lợi thế cạnh tranh và là động lực cho sự phát triển kinh tế – xã hội của Đông Nam Bộ cũng như các vùng khác.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)