Bài 16: Giao thông vận tải và bưu chính viễn thông

Mở đầu 1 (SGK Địa lí 12 - Bộ sách Cánh diều - Trang 77)

Hướng dẫn giải

* Vai trò của dịch vụ

- Là ngành kinh tế quan trọng, chiếm tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu GDP; là động lực cho tăng trưởng kinh tế, thúc đẩy phát triển công nghiệp, nông nghiệp và nông thôn.

- Góp phần tạo ra nhiều việc làm, tăng thu nhập và nâng cao chất lượng cuộc sống dân cư.

- Đóng vai trò ngày càng quan trọng trong toàn cầu hoa, hội nhập kinh tế quốc tế, năng cao năng lực cạnh tranh.

- Tác động tích cực đến giữ gìn, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.

(Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le)
Thảo luận (1)

Mở đầu 2 (SGK Địa lí 12 - Bộ sách Cánh diều - Trang 77)

Hướng dẫn giải

* Các nhân tố ảnh hưởng đến ngành dịch vụ

- Trình độ phát triển kinh tế

- Đặc điểm dân số

- Khoa học công nghệ

- Chủ trương phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

- Thị trường

- Vị trí địa lí

- Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, lịch sử, văn hoá

(Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le)
Thảo luận (1)

Mở đầu 3 (SGK Địa lí 12 - Bộ sách Cánh diều - Trang 77)

Hướng dẫn giải

* Tình hình phát triển và phân bố ngành giao thông vận tải và bưu chính viễn thông

 

Giao thông vận tải

Bưu chính viễn thông

Tình hình phát triển

 + Các dịch vụ viễn thông rất đa dạng và phong phú, diễn ra với tốc độ nhanh, công nghệ ngày càng hiện đại, trong đó có công nghệ số, công nghệ thực tế ảo. 

+ Các dịch vụ viễn thông quan trong như: dịch vụ điện thoại, dịch vụ truyền số liệu, truyền tin và internet.

Nước ta có đủ các loại hình vận tải, phân bố rộng khắp, chất lượng đang được cải thiện.
Phân bốDịch vụ viễn thông có mặt ở hầu khắp các nước trên thế giới.Đường bộ, đường sắt, đường sông, đường biển, đường hàng không, đường ống
(Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 1 (SGK Địa lí 12 - Bộ sách Cánh diều - Trang 77)

Hướng dẫn giải

- Là ngành kinh tế quan trọng, chiếm tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu GDP (41.2%, năm 2021); là động lực cho tăng trưởng kinh tế, thúc đẩy phát triển công nghiệp, nông nghiệp và nông thôn.

- Góp phần tạo ra nhiều việc làm, tăng thu nhập và nâng cao chất lượng cuộc sống dân cư.

- Đóng vai trò ngày càng quan trọng trong toàn cầu hoa, hội nhập kinh tế quốc tế, năng cao năng lực cạnh tranh.

- Tác động tích cực đến giữ gìn, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.

(Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 2 (SGK Địa lí 12 - Bộ sách Cánh diều - Trang 78)

Hướng dẫn giải

* Các nhân tố ảnh hưởng

 - Trình độ phát triển kinh tế: Nền kinh tế ngày càng phát triển, cơ cấu các ngành sản xuất da dạng dã thúc đẩy dịch vụ phát triển cả về quy mô, cơ cấu và chất lượng theo hướng hiện đại.

 - Đặc điểm dân số: Nước ta có dân số đông, mức thu nhập của người dân ngày càng tăng, sức mua, nhu cầu và thị hiếu tăng lên, thúc đẩy các hoạt động dịch vụ phát triển. Sự phân bố dân cư tác động đến sự phát triển và phân bố ngành dịch vụ.

 - Khoa học công nghệ: Những thành tựu của công nghệ hiện đại, công nghệ số, kinh tế số, công nghệ thông tin,... đã làm thay đổi phương thức sản xuất, cung ứng nhiều loại hình dịch vụ, xuất hiện nhiều loại hình dịch vụ mới.

 - Chủ trương phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: đã thúc đẩy phân công lao động xã hội và tác động đến phát triển các ngành dịch vụ ở nước ta. Chính sách tập trung ưu tiên phát triển các ngành dịch vụ có giá trị gia tăng cao, các dịch vụ du lịch, thương mại, viễn thông, vận tải, logistics, ngân hàng, dịch vụ y tế, giáo dục và đào tạo,.... đã ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố các ngành dịch vụ.

 - Thị trường: Sự mở rộng của thị trường trong nước và quốc tế đã tạo điều kiện cho phát triển nhiều loại hình dịch vụ, động lực thúc đẩy thương mại và dịch vụ quốc tế, thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào phát triển dịch vụ.

 - Vị trí địa lí có ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố các ngành dịch vụ. Nước ta nằm trên tuyến đường biển và đường hàng không quốc tế, tuyến đường bộ xuyên Á, tạo thuận lợi cho phát triển giao thông vận tải, du lịch và nhiều ngành dịch vụ khác.

- Ngoài ra, điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, lịch sử, văn hoá cũng có ảnh hưởng đến phát triển và phân bố các ngành giao thông vận tải, thương mại, du lịch.....

(Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 3 (SGK Địa lí 12 - Bộ sách Cánh diều - Trang 78)

Hướng dẫn giải

* Ví dụ

- Việt Nam có dân số đông, thị trường tiêu thụ lớn => Thu hút đầu tư nước ngoài và phát triển các ngành công nghiệp thực phẩm, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng,...

- Nước ta nằm ở vị trí án ngữ hàng hải quốc tế, nhiều bãi biển đẹp => Thu hút khách du lịch trong và ngoài nước, thu hút vốn đầu tư,...

(Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 4 (SGK Địa lí 12 - Bộ sách Cánh diều - Trang 79)

Hướng dẫn giải

* Sự phát triển

- Mạng lưới đường bộ có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh quốc phòng, kết nối các trung tâm hành chính, kinh tế, cảng biển, sân bay, cửa khẩu, các đầu mối giao thông.... và đã phủ kín khắp cả nước.

- Do lãnh thổ nước ta kéo dài theo vĩ độ và hẹp ngang nên đã hình thành hai tuyển trục chính là Bắc – Nam và Đông - Tây.

- Trong giai đoạn 2010 – 2021, vận tài đường bộ phát triển nhanh cả về vận chuyển và luân chuyển hành khách cũng như hàng hoá.

- Ngành vận tải đường bộ được ưu tiên đầu tư, hiện đại cả về kết cấu hạ tầng và phương tiện vận tải, đảm bảo an toàn, kết nối hiệu quả với các loại hình giao thông khác, đẩy mạnh ứng dụng khoa học – công nghệ hiện đại, tiết kiệm năng lượng, hạn chế ô nhiễm môi trường.

* Phân bố

- Các trục đường bộ xuyên quốc gia Bắc – Nam gồm có: quốc lộ 1 ở phía đông, tuyển đường xương sống của hệ thống đường bộ nước ta; đường Hồ Chí Minh, tuyến đường huyết mạch có ý nghĩa thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở dải đất phía tây đất nước, các tuyến cao tốc Bắc - Nam được đầu tư xây dựng và đã được đưa vào khai thác ở một số tuyến (như cao tốc Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh, Hà Nội – Lào Cai, Thành phố Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây....).

- Các trục ngang theo hướng Đông Tây tập trung chủ yếu từ Thanh Hoá đến Bình Thuận, kết nối các tỉnh ven biển với vùng núi phía tây, với Tây Nguyên và Lào (các quốc lộ 16 7, 8, 9, 19, 24, 25, 26,...). Ngoài ra còn có các trục hướng tâm từ Hà Nội đi các tỉnh thành phố phía bắc và từ Thành phố Hồ Chí Minh đi các tỉnh Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long, các trục vành đai và vành đai đô thị (ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh).

- Các đầu mối giao thông đường bộ quan trọng ở nước ta là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.

(Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 5 (SGK Địa lí 12 - Bộ sách Cánh diều - Trang 80)

Hướng dẫn giải

* Sự phát triển

- Mạng lưới đường sắt ở nước ta có tổng chiều dài khoảng trên 3,3 nghìn km, kết nối với các trung tâm kinh tế, các đô thị, các vùng nông nghiệp với mạng lưới đường sắt quốc tế (Lạng Sơn, Lào Cai).

- Đường sắt Bắc – Nam (còn gọi là đường sắt Thống Nhất) bắt đầu từ Hà Nội và kết thúc ở Thành phố Hồ Chí Minh, chạy gần như song song với quốc lộ 1, tạo nên trục giao thông quan trọng theo chiều dài đất nước.

- Ngành vận tải đường sắt chiếm tỉ trọng nhỏ trong tổng khối lượng vận chuyển hành khách và hàng hoá của các ngành vận tải. Công nghệ, thiết bị, phương tiện vận tải của ngành đang được đầu tư, hiện đại hoá.

- Xu hướng phát triển của ngành là ứng dụng khoa học – công nghệ, phát triển nhanh theo hướng hiện đại, bảo đảm an toàn giao thông, xây dựng đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam kết nối hiệu quả với các tuyến đường sắt đô thị, các trung tâm kinh tế lớn, đầu mối giao thông vận tài trong nước và liên vận quốc tế,

* Phân bố

- Các tuyến đường sắt tập trung chủ yếu ở miền Bắc như: Hà Nội – Hải Phòng, Hà Nội – Lào Cai, Hà Nội – Lạng Sơn,.....

- Các tuyến đường sắt đô thị được phát triển ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.

(Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 6 (SGK Địa lí 12 - Bộ sách Cánh diều - Trang 82)

Hướng dẫn giải

* Sự phát triển

- Các tuyến đường thuỷ nội địa chính ở khu vực phía bắc kết nối trung tâm kinh tế Hà Nội với cảng biển cửa ngõ quốc tế Hải Phòng bao gồm: tuyến Hà Nội – Việt Trì - Lào Cai, tuyển Hà Nội – Nam Định – Ninh Bình, tuyến Quảng Ninh – Hải Phòng. tuyến Hải Phòng – Ninh Bình,... Các cảng sông chính là: Khuyến Lương (Hà Nội), Gia Đức (Hải Phòng), Long Sơn (Ninh Bình), Hoà Phát (Hải Dương).....

- Các tuyến đường thuỷ nội địa ở khu vực phía nam kết nối trung tâm kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh và các cảng biển lớn của vùng Đông Nam Bộ, trong đó phải kể đến tuyến Thành phố Hồ Chí Minh – Kiên Lương, tuyển Thành phố Hồ Chí Minh Cần Thơ – Cà Mau.... Các cảng sông lớn là: Long Bình (Thành phố Hồ Chí Minh), Bến Lức (Long An).....

- Các tuyến đường thuỷ nội địa ở khu vực miền Trung và Tây Nguyên chủ yếu là các tuyến trong phạm vi địa bản từng tỉnh, thành phố.

- Đường thuỷ nội địa ở nước ta chủ yếu vận chuyển hàng hoá, hiện đảm nhận khoảng 15,0% khối lượng hàng hoá vận chuyển và trên 13,0 % khối lượng hàng hoá luân chuyên của toàn ngành nhờ khai thác lợi thế về điều kiện tự nhiên, phương thức vận tải hàng hoá khối lượng lớn, chi phí thấp. Tuy nhiên các cảng, bến thuỷ nội địa ở nước ta còn kết nối kém với đường bộ.

* Phân bố

Mạng lưới đường thuỷ nội địa nước ta phát triển và phân bố chủ yếu ở vùng Đồng bằng sông Hồng và vùng Đồng bằng sông Cửu Long, một số tuyển ở khu vực miền Trung - Tây Nguyễn.

(Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 7 (SGK Địa lí 12 - Bộ sách Cánh diều - Trang 83)

Hướng dẫn giải

* Sự phát triển

Mạng lưới giao thông vận tải đường biển với các tuyến vận tải nội địa và quốc tế cùng hệ thống cảng biển ở nước ta không ngừng phát triển phục vụ xuất nhập khẩu hàng hoá; tạo động lực phát triển các vùng; đóng góp không nhỏ vào sự tăng trưởng của nền kinh tế, khai thác lợi thế về vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, đặc biệt là tiềm năng về biển.

Khối lượng vận chuyển và luân chuyển hàng hoá tăng (riêng giai đoạn 2020-2021 giảm do tác động của đại dịch COVID-19). Ngành vận tải đường biển đứng đầu các ngành vận tải ở nước ta về khối lượng luân chuyển hàng hoá.

* Phân bố

Hệ thống cảng biển đã được hình thành gắn với các vùng lãnh thổ, trung tâm kinh tế lớn. Tính đến năm 2021, cả nước có 34 cảng biển, trong đó có cảng biển được quy hoạch thánh cảng trung chuyển quốc tế là cảng Vân Phong (tỉnh Khánh Hoà). Các tuyến đường biển nội địa chủ yếu là: Hải Phòng – Đà Nẵng, Hải Phòng Thành phố Hồ Chí Minh....

(Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le)
Thảo luận (1)