* Sự phát triển
- Các tuyến đường thuỷ nội địa chính ở khu vực phía bắc kết nối trung tâm kinh tế Hà Nội với cảng biển cửa ngõ quốc tế Hải Phòng bao gồm: tuyến Hà Nội – Việt Trì - Lào Cai, tuyển Hà Nội – Nam Định – Ninh Bình, tuyến Quảng Ninh – Hải Phòng. tuyến Hải Phòng – Ninh Bình,... Các cảng sông chính là: Khuyến Lương (Hà Nội), Gia Đức (Hải Phòng), Long Sơn (Ninh Bình), Hoà Phát (Hải Dương).....
- Các tuyến đường thuỷ nội địa ở khu vực phía nam kết nối trung tâm kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh và các cảng biển lớn của vùng Đông Nam Bộ, trong đó phải kể đến tuyến Thành phố Hồ Chí Minh – Kiên Lương, tuyển Thành phố Hồ Chí Minh Cần Thơ – Cà Mau.... Các cảng sông lớn là: Long Bình (Thành phố Hồ Chí Minh), Bến Lức (Long An).....
- Các tuyến đường thuỷ nội địa ở khu vực miền Trung và Tây Nguyên chủ yếu là các tuyến trong phạm vi địa bản từng tỉnh, thành phố.
- Đường thuỷ nội địa ở nước ta chủ yếu vận chuyển hàng hoá, hiện đảm nhận khoảng 15,0% khối lượng hàng hoá vận chuyển và trên 13,0 % khối lượng hàng hoá luân chuyên của toàn ngành nhờ khai thác lợi thế về điều kiện tự nhiên, phương thức vận tải hàng hoá khối lượng lớn, chi phí thấp. Tuy nhiên các cảng, bến thuỷ nội địa ở nước ta còn kết nối kém với đường bộ.
* Phân bố
Mạng lưới đường thuỷ nội địa nước ta phát triển và phân bố chủ yếu ở vùng Đồng bằng sông Hồng và vùng Đồng bằng sông Cửu Long, một số tuyển ở khu vực miền Trung - Tây Nguyễn.