* Sự phát triển
- Mạng lưới đường bộ có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh quốc phòng, kết nối các trung tâm hành chính, kinh tế, cảng biển, sân bay, cửa khẩu, các đầu mối giao thông.... và đã phủ kín khắp cả nước.
- Do lãnh thổ nước ta kéo dài theo vĩ độ và hẹp ngang nên đã hình thành hai tuyển trục chính là Bắc – Nam và Đông - Tây.
- Trong giai đoạn 2010 – 2021, vận tài đường bộ phát triển nhanh cả về vận chuyển và luân chuyển hành khách cũng như hàng hoá.
- Ngành vận tải đường bộ được ưu tiên đầu tư, hiện đại cả về kết cấu hạ tầng và phương tiện vận tải, đảm bảo an toàn, kết nối hiệu quả với các loại hình giao thông khác, đẩy mạnh ứng dụng khoa học – công nghệ hiện đại, tiết kiệm năng lượng, hạn chế ô nhiễm môi trường.
* Phân bố
- Các trục đường bộ xuyên quốc gia Bắc – Nam gồm có: quốc lộ 1 ở phía đông, tuyển đường xương sống của hệ thống đường bộ nước ta; đường Hồ Chí Minh, tuyến đường huyết mạch có ý nghĩa thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở dải đất phía tây đất nước, các tuyến cao tốc Bắc - Nam được đầu tư xây dựng và đã được đưa vào khai thác ở một số tuyến (như cao tốc Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh, Hà Nội – Lào Cai, Thành phố Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây....).
- Các trục ngang theo hướng Đông Tây tập trung chủ yếu từ Thanh Hoá đến Bình Thuận, kết nối các tỉnh ven biển với vùng núi phía tây, với Tây Nguyên và Lào (các quốc lộ 16 7, 8, 9, 19, 24, 25, 26,...). Ngoài ra còn có các trục hướng tâm từ Hà Nội đi các tỉnh thành phố phía bắc và từ Thành phố Hồ Chí Minh đi các tỉnh Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long, các trục vành đai và vành đai đô thị (ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh).
- Các đầu mối giao thông đường bộ quan trọng ở nước ta là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.