Bài 15: Nuôi cá ao

Mở đầu (SGK - Trang 73)

Hướng dẫn giải

- Ao nuôi cá cần chuẩn bị trước mỗi lứa nuôi: tháo cạn hoặc bơm cạn nước; vệ sinh đáy ao, xung quanh ao và phơi ao; hút bớt lớp bùn (với ao đất có lớp bùn dày dưới đáy).

- Khi nuôi cá trong ao cần chú ý những vấn đề:

   + Chuẩn bị ao nuôi và cá giống.

   + Chăm sóc, phòng và trị bệnh cho cá.

   + Thu hoạch cá nuôi trong ao.

(Trả lời bởi Đinh Quỳnh)
Thảo luận (1)

Khám phá (SGK - Trang 73)

Hướng dẫn giải

Tát cạn ao → Bắt sạch cá còn sót lại → Hút bùn và làm vệ sinh ao → Rắc vôi khử trùng ao → Phơi đáy ao → Lấy nước mới vào ao.

(Trả lời bởi Đinh Quỳnh)
Thảo luận (1)

Kết nối năng lực (SGK - Trang 74)

Hướng dẫn giải

Địa phương em Ninh Thuận thường nuôi cá trong ao xây và ao nổi, ke bờ.

- Việc rắc vôi bột khi vệ sinh đáy ao có tác dụng: 

   + Hạ phèn, giảm phèn đáy ao, ngăn ngừa nhiễm phèn xì phèn khi cấp nước vào ao.

   + Diệt tạp, trừ mầm bệnh, vi khuẩn có hại còn tồn tại trong ao từ vụ nuôi trước.

   + Tăng độ pH của đất đáy ao, từ đó giải phóng phốt pho trong trầm tích giúp cho các sinh vật phù du phát triển, tạo nguồn thức ăn cho tôm cá

(Trả lời bởi Đinh Quỳnh)
Thảo luận (1)

Khám phá (SGK - Trang 74)

Hướng dẫn giải

Kĩ thuật chuẩn bị cá giống:

- Yêu cầu cá giống:

+ Đồng đều

+ Khỏe mạnh

+ Không mang mầm bệnh

+ Màu sắc tươi sáng

+ Phản ứng nhanh nhẹn

+ Kích cỡ phù hợp

- Vận chuyển cá giống: thời gian vận chuyển:

+ Buổi sáng

+ Buổi chiều mát

+ Ban đêm

- Thả cá giống: 

+ Thả từ từ, nhẹ nhàng

+ Thao tác nhanh

+ Tránh sây sát

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (2)

Kết nối năng lực (SGK - Trang 75)

Hướng dẫn giải

Các loại thức ăn cho cá hiện đang được sử dụng nhiều ở nước ta:

- Thức ăn tự nhiên: động vật lẫn thực vật, có sẵn trong tự nhiên biển, sông, ao, hồ,... như thực vật phù du, động vật phù du, các vi khuẩn, mùn đáy, chất vẩn,…

- Thức ăn tươi sống: Các loại cá trê, trắm cỏ, rô phi,... có thể sử dụng thức ăn tươi sống như rau xanh, cá tạp, giun, ốc,... Thức ăn này chỉ cần rửa sạch trước khi chế biến, băm, đập, nghiền nhỏ rồi cho cá ăn ngay khi thức ăn còn tươi. Loại thức ăn này có nhược điểm dễ gây ô nhiễm khi bị thừa và có thể truyền bệnh cho cá nuôi.

- Thức ăn tự chế:  rau cỏ, cá tạp, ốc , thóc ngâm,… phối trộn với các loại bột rồi cho cá ăn.

- Thức ăn công nghiệp: lúa mì, cám gạo; bột ngô; sắn,…

 

(Trả lời bởi Đinh Quỳnh)
Thảo luận (1)

Khám phá (SGK - Trang 75)

Hướng dẫn giải

Phải giảm lượng thức ăn vào ngày thời tiết xấu hoặc khi nước ao bị bẩn vì:

- Thời tiết xấu, cá tập trung ngoi lên nhiều, gây ảnh hưởng hoạt động hô hấp do thiếu oxi.

- Nước ao bẩn ảnh hưởng khả năng quan sát ăn uống, ảnh hưởng quá trình tiêu hoá, nhiễm trùng tiêu hoá gây ảnh hưởng sức khoẻ cá.

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (2)

Khám phá (SGK - Trang 75)

Hướng dẫn giải

Việc bổ sung nước sạch, hoặc sử dụng thiết bị hỗ trợ như máy bơm, máy quạt nước,… có tác dụng:

- Sục khí oxy vào trong nước giúp môi trường nước ao sạch, trong lành hơn, có nhiều oxygen cho cá hô hấp, phát triển khỏe mạnh nhất có thể.

- Giúp cho ao nuôi trở nên sạch sẽ hơn, có thể thổi được thức ăn thừa khi cho thủy sản ăn nổi lên mặt nước giúp hỗ trợ cho việc dọn vệ sinh ao nuôi.

- Giúp giảm được nhiều chi phí vận hành, cải thiện hiệu quả sản xuất và tăng năng suất trong quá trình sử dụng trong việc nuôi cá.

(Trả lời bởi Đinh Quỳnh)
Thảo luận (3)

Khám phá (SGK - Trang 76)

Hướng dẫn giải

Nguyên nhân gây bệnh ở cá:

- Do môi trường sống bị ô nhiễm.

- Do sự xâm nhập của các virus có hại.

- Do các nguyên sinh vật có hại, kí sinh gây nên.

- Do nguồn thức ăn kém chất lượng.

- Do bị nhiễm khuẩn.

- Do sự cạnh tranh cùng loài.

- Do các tác động thiên nhiên, khí hậu, con người.

Cách khắc phục: Thường xuyên thay nước, kiểm tra nguồn nước, kiểm tra mật độ cá, kiểm tra chất lượng và nguồn gốc thức ăn, tiêm hoặc bơm vaccine ngừa  nhiều bệnh cho cá, liên hệ tới bác sĩ thú y,...

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (2)

Khám phá (SGK - Trang 76)

Hướng dẫn giải

Hình thức thu tỉa áp dụng khi mà mật độ cá trong ao quá dày làm cho dễ phát sinh các bệnh tật ở cá, có sự cạnh tranh ở các con vật về môi trường sống, đực cái, thức ăn gây hại lẫn nhau thì việc thu tỉa giúp cho môi trường sống được ổn định hơn, giảm bớt sự cạnh tranh, việc thu tỉa này giúp ta thu được những con cá lớn, khoẻ và để các con cá nhỏ tiếp tục phát triển.

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (2)

Kết nối năng lực (SGK - Trang 76)

Hướng dẫn giải

1 số dụng cụ thường dùng để thu hoạch cá: thuyền thúng, rổ, rá, lưới, giỏ, rổ lọc cá giống, lồng bát quái đánh bắt cá, nơm, vợt cá, cần câu, mồi,...

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (2)