Bài 14. Phương trình mặt phẳng

Luyện tập 5 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 32)

Hướng dẫn giải

a) Vì \( - 2 + 2 = 0\) nên điểm \(A\left( { - 2;1;0} \right)\) thuộc \(\left( \alpha  \right)\).

b) Mặt phẳng \(\left( \alpha  \right)\) nhận \(\overrightarrow n \left( {1;0;0} \right)\) làm một vectơ pháp tuyến.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Hoạt động 5 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 33)

Hướng dẫn giải

Gọi điểm M(x; y; z) thuộc \(\left( \alpha  \right)\). Khi đó, hai vectơ \(\overrightarrow n \) và \(\overrightarrow {{M_o}M} \) vuông góc với nhau.

Ta có: \(\overrightarrow {{M_o}M} \left( {x - {x_0};y - {y_0};z - {z_0}} \right)\)

Suy ra phương trình của \(\left( \alpha  \right)\) là: \(A\left( {x - {x_0}} \right) + B\left( {y - {y_0}} \right) + C\left( {z - {z_0}} \right) = 0\)

\( \Leftrightarrow Ax + By + Cz - A{x_0} - B{y_0} - C{z_0} = 0\)

Vậy phương trình của \(\left( \alpha  \right)\) là: \(Ax + By + Cz - A{x_0} - B{y_0} - C{z_0} = 0\)

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Luyện tập 6 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 33)

Hướng dẫn giải

Vì mặt phẳng \(\left( \alpha  \right)\) vuông góc với trục Oz nên mặt phẳng \(\left( \alpha  \right)\) nhận \(\overrightarrow n \left( {0;0;1} \right)\) làm một vectơ pháp tuyến. Mà mặt phẳng \(\left( \alpha  \right)\) đi qua điểm \(M\left( {1;2; - 4} \right)\) nên phương trình tổng quát của mặt phẳng \(\left( \alpha  \right)\) là: \(0\left( {x - 1} \right) + 0\left( {y - 2} \right) + 1.\left( {z + 4} \right) = 0 \Leftrightarrow z + 4 = 0\)

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Hoạt động 6 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 33)

Hướng dẫn giải

a) Vì \(\overrightarrow u ,\overrightarrow v \) là các vectơ chỉ phương của mặt phẳng \(\left( \alpha  \right)\). Do đó, \(\overrightarrow u ,\overrightarrow v \) cùng vuông góc với vectơ pháp tuyến của mặt phẳng \(\left( \alpha  \right)\).

Một vectơ pháp tuyến của mặt phẳng \(\left( \alpha  \right)\) là: \(\overrightarrow n  = \left[ {\overrightarrow u ,\overrightarrow v } \right] = \left( {bc' - b'c;ca' - c'a;ab' - a'b} \right)\).

b) Vì mặt phẳng \(\left( \alpha  \right)\) có một vectơ pháp tuyến là \(\overrightarrow n  = \left[ {\overrightarrow u ,\overrightarrow v } \right]\) và đi qua điểm \({M_0}\left( {{x_0};{y_0};{z_0}} \right)\) nên phương trình mặt phẳng \(\left( \alpha  \right)\) là:

\(\left( {bc' - b'c} \right)\left( {x - {x_0}} \right) + \left( {ca' - c'a} \right)\left( {y - {y_0}} \right) + \left( {ab' - a'b} \right)\left( {z - {z_0}} \right) = 0\)

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Luyện tập 7 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 34)

Hướng dẫn giải

Trục Oy có một vectơ chỉ phương là: \(\overrightarrow j  = \left( {0;1;0} \right)\).

Đường thẳng BC có một vectơ chỉ phương là: \(\overrightarrow {BC} \left( { - 2;2; - 1} \right)\).

Vì mặt phẳng \(\left( \alpha  \right)\) đi qua điểm \(A\left( {1; - 2; - 1} \right)\) đồng thời song song với trục Oy và đường thẳng BC nên mặt phẳng \(\left( \alpha  \right)\) nhận \(\overrightarrow n  = \left[ {\overrightarrow {BC} ,\overrightarrow j } \right]\) làm một vectơ pháp tuyến.

\(\overrightarrow n  = \left[ {\overrightarrow {BC} ,\overrightarrow j } \right] = \left( {\left| {\begin{array}{*{20}{c}}2&{ - 1}\\1&0\end{array}} \right|;\left| {\begin{array}{*{20}{c}}{ - 1}&{ - 2}\\0&0\end{array}} \right|;\left| {\begin{array}{*{20}{c}}{ - 2}&2\\0&1\end{array}} \right|} \right) = \left( {1;0; - 2} \right)\)

Do đó, phương trình mặt phẳng \(\left( \alpha  \right)\) là: \(1\left( {x - 1} \right) - 2\left( {z + 1} \right) = 0 \Leftrightarrow x - 2z - 3 = 0\)

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Hoạt động 7 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 34)

Hướng dẫn giải

a) Mặt phẳng (ABC) có cặp vectơ chỉ phương \(\overrightarrow {AB} \left( { - 2;1;1} \right),\overrightarrow {AC} \left( {1, - 3; - 1} \right)\).

b) Mặt phẳng (ABC) có cặp vectơ chỉ phương \(\overrightarrow {AB} \left( { - 2;1;1} \right),\overrightarrow {AC} \left( {1, - 3; - 1} \right)\) nên có vectơ pháp tuyến \(\overrightarrow n  = \left[ {\overrightarrow {AB} ,\overrightarrow {AC} } \right]\).

Ta có: \(\overrightarrow n  = \left[ {\overrightarrow {AB} ,\overrightarrow {AC} } \right] = \left( {\left| {\begin{array}{*{20}{c}}1&1\\{ - 3}&{ - 1}\end{array}} \right|;\left| {\begin{array}{*{20}{c}}1&{ - 2}\\{ - 1}&1\end{array}} \right|;\left| {\begin{array}{*{20}{c}}{ - 2}&1\\1&{ - 3}\end{array}} \right|} \right) = \left( {2; - 1;5} \right)\)

Mặt phẳng (ABC) đi qua điểm \(A\left( {1;2;3} \right)\) có vectơ pháp tuyến \(\overrightarrow n  = \left( {2; - 1;5} \right)\) nên phương trình mặt phẳng (ABC) là: \(2\left( {x - 1} \right) - \left( {y - 2} \right) + 5\left( {z - 3} \right) = 0 \Leftrightarrow 2x - y + 5z - 15 = 0\).

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Luyện tập 8 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 35)

Hướng dẫn giải

Mặt phẳng (ABC) có cặp vectơ chỉ phương \(\overrightarrow {AB} \left( { - a;b;0} \right),\overrightarrow {AC} \left( { - a;0;c} \right)\) nên có vectơ pháp tuyến \(\overrightarrow n  = \left[ {\overrightarrow {AB} ,\overrightarrow {AC} } \right]\).

Ta có: \(\overrightarrow n  = \left[ {\overrightarrow {AB} ,\overrightarrow {AC} } \right] = \left( {\left| {\begin{array}{*{20}{c}}b&0\\0&c\end{array}} \right|;\left| {\begin{array}{*{20}{c}}0&{ - a}\\c&{ - a}\end{array}} \right|;\left| {\begin{array}{*{20}{c}}{ - a}&b\\{ - a}&0\end{array}} \right|} \right) = \left( {bc;ac;ab} \right)\)

Mặt phẳng (ABC) đi qua điểm A(a; 0; 0) và vectơ pháp tuyến \(\overrightarrow n  = \left( {bc;ac;ab} \right)\) nên phương trình mặt phẳng (ABC) là:

\(bc\left( {x - a} \right) + acy + abz = 0 \Leftrightarrow bcx + acy + abz = bca \Leftrightarrow \frac{x}{a} + \frac{y}{b} + \frac{z}{c} = 1\) (đpcm)

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Vận dụng 2 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 35)

Hướng dẫn giải

a) Với \(t = 0\) ta có: \({M_1}\left( {1;1;1} \right)\)

Với \(t = \frac{\pi }{2}\) ta có: \({M_2}\left( { - 1;1;0} \right)\)

Với \(t = \pi \) ta có: \({M_3}\left( { - 1; - 1; - 1} \right)\)

b) Hai vectơ \(\overrightarrow {{M_1}{M_2}} \left( { - 2;0; - 1} \right),\overrightarrow {{M_1}{M_3}} \left( { - 2; - 2; - 2} \right)\) không cùng phương nên ba điểm \({M_1},{M_2},{M_3}\) không thẳng hàng.

c) Mặt phẳng \(\left( {{M_1}{M_2}{M_3}} \right)\) có cặp vectơ chỉ phương \(\overrightarrow {{M_1}{M_2}} \left( { - 2;0; - 1} \right),\overrightarrow {{M_1}{M_3}} \left( { - 2; - 2; - 2} \right)\) nên có vectơ pháp tuyến \(\overrightarrow n  = \left[ {\overrightarrow {{M_1}{M_2}} ,\overrightarrow {{M_1}{M_3}} } \right]\).

Ta có: \(\overrightarrow n  = \left[ {\overrightarrow {{M_1}{M_2}} ,\overrightarrow {{M_1}{M_3}} } \right] = \left( {\left| {\begin{array}{*{20}{c}}0&{ - 1}\\{ - 2}&{ - 2}\end{array}} \right|;\left| {\begin{array}{*{20}{c}}{ - 1}&{ - 2}\\{ - 2}&{ - 2}\end{array}} \right|;\left| {\begin{array}{*{20}{c}}{ - 2}&0\\{ - 2}&{ - 2}\end{array}} \right|} \right) = \left( { - 2; - 2;4} \right)\)

Mặt phẳng \(\left( {{M_1}{M_2}{M_3}} \right)\) có vectơ pháp tuyến \(\overrightarrow n \left( { - 2; - 2;4} \right)\) và đi qua điểm \({M_2}\left( { - 1;1;0} \right)\) nên phương trình mặt phẳng \(\left( {{M_1}{M_2}{M_3}} \right)\) là:

\( - 2\left( {x + 1} \right) - 2\left( {y - 1} \right) + 4z = 0 \Leftrightarrow x + 1 + y - 1 - 2z = 0 \Leftrightarrow x + y - 2z = 0\) (1)

c) Với \(M\left( {\cos t - \sin t,\cos t + \sin t,\cos t} \right)\) thay vào (1) ta có:

$\cos t-\sin t+\cos t+\sin t-2\cos t=0\Leftrightarrow 0=0\left( L D\right)$

Vậy \(M\left( {\cos t - \sin t,\cos t + \sin t,\cos t} \right)\) thuộc mặt phẳng \(\left( {{M_1}{M_2}{M_3}} \right)\). Do đó, vật thể M luôn chuyển động trong một mặt phẳng cố định.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Hoạt động 8 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 35)

Hướng dẫn giải

a) Góc giữa hai mặt phẳng  bằng góc giữa hai đường thẳng bất kì tương ứng vuông góc với hai mặt phẳng \(\left( \alpha  \right),\left( \beta  \right)\).

Mà giá của \(\overrightarrow n \) vuông góc với mặt phẳng \(\left( \alpha  \right)\), giá của \(\overrightarrow {n'} \) vuông góc với mặt phẳng \(\left( \beta  \right)\).

Do đó, góc giữa hai mặt phẳng \(\left( \alpha  \right),\left( \beta  \right)\) bằng góc giữa hai giá của \(\overrightarrow n ,\overrightarrow {n'} \).

b) Hai mặt phẳng \(\left( \alpha  \right)\) và \(\left( \beta  \right)\) vuông góc với nhau khi và chỉ khi góc giữa hai mặt phẳng \(\left( \alpha  \right)\) và \(\left( \beta  \right)\) bằng \({90^o}\), do đó, hai vectơ pháp tuyến \(\overrightarrow n ,\overrightarrow {n'} \) vuông góc với nhau.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Luyện tập 9 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 36)

Hướng dẫn giải

Mặt phẳng \(\left( \alpha  \right)\) có 1 vectơ pháp tuyến là \(\overrightarrow {{n_1}} \left( {3;1; - 1} \right)\), mặt phẳng \(\left( \beta  \right)\) có 1 vectơ pháp tuyến là \(\overrightarrow {{n_2}} \left( {9;3; - 3} \right)\). Ta có: \(\overrightarrow {{n_1}} .\overrightarrow {{n_2}}  = 3.9 + 1.3 + 3.1 = 33 \ne 0\) nên hai mặt phẳng \(\left( \alpha  \right)\) và \(\left( \beta  \right)\) không vuông góc với nhau.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)