Bài 14. Hạt nhân và mô hình nguyên tử

Mở đầu (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 94)

Hướng dẫn giải

Để kiểm chứng mô hình nguyên tử của Thomson, Ernest Rutherford (E-nớt Rơ-dơ-pho) đã đề xuất thí nghiệm bắn các hạt α vào một lá vàng mỏng. Trong thí nghiệm này, Rutherford sử dụng các lá vàng có độ dày chỉ khoảng \(10^{-6}\) m. Các hạt α có khối lượng bằng 7300 lần khối lượng hạt electron và mang điện tích +2e. Do đó, nếu theo mô hình nguyên tử của Thomson thì tất cả các hạt α sẽ xuyên qua lớp mỏng mang điện tích dương của nguyên tử.

Tuy nhiên, kết quả thí nghiệm thực tế cho thấy, sau khi được bắn vào lá vàng mỏng, hầu hết các hạt α đi thẳng nhưng có một số hạt bị lệch so với hướng truyền ban đầu (bị tán xạ) với các góc lệch khác nhau. Trong đó, có những hạt α bị lệch ở góc lớn hơn 90°. Thí nghiệm này được gọi là thí nghiệm tán xạ hạt α.

(Trả lời bởi TĐ. Rinnnn (10A3))
Thảo luận (1)

Câu hỏi 1 (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 95)

Hướng dẫn giải

Trong thí nghiệm tán xạ hạt α của Rutherford, các hạt α (hạt Helium với điện tích dương) được bắn vào mẫu vật chứa nguyên tử, trong trường hợp này là một lá vàng mỏng. Khi các hạt α đi qua mẫu vật, một phần chúng bị phản xạ lại, trong khi một phần khác bị giảm tốc và thay đổi hướng do tương tác với các thành phần của nguyên tử, tuy nhiên phần lớn các hạt vẫn đi thẳng và không bị đổi hướng, do đó ông đã kết luận rằng hầu hết khối lượng và tất cả điện tích dương của nguyên tử tập trung ở một vùng nhỏ tại trung tâm của nguyên tử, gọi là hạt nhân.

Do đó, bằng chứng từ thí nghiệm tán xạ hạt α của Rutherford đã cho thấy rằng hạt nhân có kích thước rất nhỏ nhưng tập trung toàn bộ điện tích dương và phần lớn khối lượng của nguyên tử.

(Trả lời bởi TĐ. Rinnnn (10A3))
Thảo luận (1)

Câu hỏi 2 (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 95)

Hướng dẫn giải

Hạt nhân \(\dfrac{67}{30}Zn \) có 67 nucleon, 30 proton và 67 - 30 = 37 neutron

(Trả lời bởi TĐ. Rinnnn (10A3))
Thảo luận (1)

Vận dụng mục 1 (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 97)

Hướng dẫn giải

Điện tích của hạt nhân 

\(q = Z .e = 30.1,6.10^{-19} = 4,8.10^{-18}C\)

  (Trả lời bởi TĐ. Rinnnn (10A3))
Thảo luận (1)

Câu hỏi 3 (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 97)

Hướng dẫn giải

Hai đồng vị \(\dfrac{3}{2}\)He; \(\dfrac{4}{2}He\)

(Trả lời bởi TĐ. Rinnnn (10A3))
Thảo luận (1)

Câu hỏi 4 (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 97)

Hướng dẫn giải

Khối lượng nguyên tử trung bình:

\(m = \dfrac{34,96855.75,77%+36,96590.24,23%}{100 %}\)= 35,452 u

(Trả lời bởi TĐ. Rinnnn (10A3))
Thảo luận (1)

Câu hỏi 5 (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 98)

Hướng dẫn giải

\({}_1^1H,{}_2^4He,{}_3^7Li,{}_6^{12}C,{}_7^{14}N\)

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 6 (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 99)

Hướng dẫn giải

Bán kính hạt nhân:  \(r \simeq 1,2{A^{\frac{1}{3}}}fm\).

Vì A12C < A14C → r12C < r14C

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Luyện tập mục 2 (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 99)

Hướng dẫn giải

a) 

Hạt nhân

Tên gọi

Số hiệu 

Số khối

Số neutron

\({}_1^1H\)

Hidro

1

1

0

\({}_2^4H\)

Heli

2

4

2

\({}_{12}^{24}Mg\)

Magie

12

24

12

\({}_{20}^{40}Ca\)

Canxi

20

40

20

b) A = Z + N = 13 + 14 = 27 → Kí hiệu: \({}_{13}^{37}Al\)

Z = 13 → Số hiệu nguyên tử của X là 13 → X là Al (nhôm)

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Vận dụng mục 2 (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 99)

Hướng dẫn giải

Hạt proton: Lịch sử Ernest Rutherford được xem là người đầu tiên khám phá ra proton. Năm 1918, Rutherford nhận thấy rằng khi các hạt alpha bắn vào hơi nitơ, máy đo sự nhấp nháy chỉ ra dấu hiệu của hạt nhân hydro. Rutherford tin rằng hạt nhân hydro này chỉ có thể đến từ nitơ, và vì vậy nitơ phải chứa hạt nhân hydro.

Hạt neutron: Trong khi tiến hành một thí nghiệm vào năm 1932, James đã tiến hành một thử nghiệm tán xạ các hạt alpha bằng cách bắn phá các hạt này bằng tia berili. Sau đó ông phát hiện ra bên trong hạt nhân nguyên tử có các hạt trung tính, mà sau này ông đặt tên là hạt neutron.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)