An Dương Vương thế Hùng Vương
Quốc danh Âu Lạc cầm quyền trị dân"
(Lịch sử nước ta, Hồ Chí Minh)
Nhà nước Âu Lạc ra đời và có bước phát triển như thế nào so với Nhà nước Văn Lang?
An Dương Vương thế Hùng Vương
Quốc danh Âu Lạc cầm quyền trị dân"
(Lịch sử nước ta, Hồ Chí Minh)
Nhà nước Âu Lạc ra đời và có bước phát triển như thế nào so với Nhà nước Văn Lang?
- Hãy cho biết thời gian ra đời và lãnh thổ chủ yếu của nước Âu Lạc và phạm vi lãnh thổ của nước Âu Lạc thuộc khu vực nào của Việt Nam hiện nay.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giải– Sau khi dành thắng lợi quần Tần, năm 208 TCN, Thục Phán lên ngôi, xưng là An Dương Vương. Hai vùng đất cũ của người Âu Việt và Lạc Việt hợp lại thành một nước, lấy tên là Âu Lạc.
– Phạm vi lãnh thổ nước Âu Lạc: từ phía nam sông Tả Giang (Quảng Tây, Trung Quốc) kéo xuống dãy Hoành Sơn (Hà Tĩnh).
(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Hãy vẽ sơ đồ tổ chức nhà nước Âu Lạc
Thảo luận (1)Hướng dẫn giải
Dựa vào sơ đồ hình 13.2, hình 13.3 và đọc thông tin, hãy cho biết An Dương Vương xây thành Cổ Loa và chế tạo nỏ Liên Châu nhằm mục đích gì?
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiAn Dương Vương xây thành Cổ Loa và chế tạo nỏ Liên Châu nhằm mục đích: bảo vệ đất nước trước giặc ngoại xâm.
(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Quan sát các hình từ 13.4 đến 13.6 và đọc thông tin, hãy cho biết những nghề sản xuất chính của cư dân Âu Lạc.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiNhững nghề sản xuất chính của cư dân Âu Lạc là:
– Gieo trồng được lúa và các loại rau, củ, quả.
– Nghề gốm, nghề luyện kim, đúc đồng được xây dựng và ngày càng phát triển
– Nghề dệt phát triển, nhiều loại vải được làm từ sợi đay, tơ tằm…
(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Hãy mô tả đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Âu Lạc.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiĐời sống vật chất và đời sống tinh thần của cư dân Âu Lạc:
– Đời sống vật chất: được nâng cao. Ngoài đồ ăn thịt, cá, rau, gạo, cư dân còn ăn hoa quả. Biết làm muối, mắm, dùng gia vị và mặc nhiều loại vải. Đồ dùng sinh hoạt phong phú, đầy đủ hơn.
– Đời sống tinh thần: Các tín ngưỡng , phong tục tập quán cũ vẫn duy trì và phát triển. Nhiều lễ hội được tổ chức hằng năm.
(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Hoàn thành bảng theo mẫu dưới đây về nước Văn Lang và nước Âu Lạc:
Nội dung | Nước Văn Lang | Nước Âu Lạc |
Thời gian ra đời | ||
Kinh đô | ||
Tổ chức Nhà nước |
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiTham khảo ạ:
(Trả lời bởi minh nguyet)
Nội dung
Nước Văn Lang
Nước Âu Lạc
Hoàn cảnh ra đời
Do sản xuất phát triển, cuộc sống định cư, làng chạ mở rộng, hình thành những bộ lạc lớn.
Do xã hội có sự phân chia thành kẻ giầu, người nghèo
Do cần có người chỉ huy (tổ chức) để giải quyết các xung đ
=> Thế kỷ VII TCN thủ lĩnh của bộ lạc Văn Lang (bộ lạc giàu có và hùng mạnh nhất thời đó) đã thống nhất các bộ lạc ở đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ thành 1 nước gọi là nước Văn Lang
Năm 218 TCN, quân Tần (ở Trung Quốc ngày nay) tràn xuống xâm lược các nước phương Nam. => Thục Phán đã lãnh đạo người Âu Việt và người Lạc Việt đánh lui giặc ngoại xâm rồi sau đó dựng nước Âu Lạc, tự xưng là An Dương Vương. Nhà nước Âu Lạc ra đời từ đó
Tổ chức nhà nước
Kinh Đô
Đứng đầu là Vua Hùng. Giúp việc có Lạc hầu (tướng văn), Lạc tướng (tướng võ)
Cả nước chia làm 15 bộ, đứng đầu là Lạc tướng.
Dưới bộ là chiềng, chạ, đứng đầu là Bồ chính.
Nhà nước chưa có luật pháp và quân đội
Văn Lang
Nhà nước Âu Lạc đứng đầu là An Dương Vương.
Trong bộ máy cai trị đất nước có Lạc tướng ở địa phương, Lạc hầu ở trong triều đình giúp đỡ vua trị nước.
Nước Âu Lạc được tổ chức cai trị theo các bộ dưới sự cai quản của Lạc Tướng. Bên cạnh đó, các đơn vị khác như làng, chạ nằm dưới sự cai quản của Bồ chính
Cổ Loa
Sự tiến bộ về đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Âu Lạc được biểu hiện như thế nào?
Thảo luận (1)Hướng dẫn giải- Sản xuất phát triển kéo theo đời sống vật chất cũng phát triển:
+ Đồ ăn phong phú, đa dạng hơn : Ngoài cơm nếp, cơm tẻ, rau, cá, thịt, cà,...thì có nhiều loại quả như chuối,cam,...Họ còn biết tự làm mắm cá và dùng gừng làm gia vị.
+ Nghề dệt may phát triển -> Cư dân mặc được nhiều loại vải dệt từ các sợi đay, tơ tằm.
+ Các đồ dùng trong gia đình như bình, vò, mâm, bát, chậu,...làm bằng gốm, đồng (do kĩ thuật luyện kim và làm đồ gốm phát triển) hoặc tre, nứa, vỏ bầu,...đã phong phú hơn.
- Có sự tiến bộ nhiều về đời sống tinh thần:
+ Các tín ngưỡng, phong tục tập quán cũ vẫn được duy trì, phát triển.
+ Nhiều lễ hội như lễ hội múa, hội đua thuyền, hội đấu vật,...được tổ chức hằng năm.
(Trả lời bởi Nguyễn Trần Thành Đạt)
Hãy đóng vai là một hướng dẫn viên du lịch để giới thiệu về Khu di tích Đền Hùng và Khu di tích thành Cổ Loa.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiKhu di tích Đền Hùng:
- Khu Di tích lịch sử Đền Hùng thuộc thôn Cổ Tích, xã Hy Cương , thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ, là nơi thờ cúng các vua Hùng đã có công dựng nước, tổ tiên của dân tộc Việt Nam. Đền Hùng cách trung tâm thành phố Việt Trì 7km về phía Bắc, cách thủ đô Hà Nội 90km. Từ Hà Nội, du khách có thể đến Đền Hùng bằng đường bộ theo quốc lộ 2 hoặc tuyến đường sắt Hà Nội - Lào Cai.
- Đền Hùng là di tích lịch sử văn hoá đặc biệt quan trọng của quốc gia, được xây dựng trên núi Hùng - thuộc đất Phong Châu - vốn là đất kế đô của Nhà nước Văn Lang 4.000 năm trước đây. Toàn bộ Khu di tích có 4 đền, 1 chùa và 1 lăng hài hoà trong cảnh thiên nhiên, có địa thế cao rất ngoạn mục, hùng vĩ, đất đầy khí thiêng của sơn thuỷ hội tụ.
- Đền Hùng được xây dựng trên núi Hùng, có độ cao 175m so với mặt nước biển. Tục truyền rằng, núi Hùng là chiếc đầu rồng hướng về phía Nam , mình rồng uốn khúc thành núi Vặn, núi Trọc, núi Pheo,…. Núi Vặn cao 170m, xấp xỉ núi Hùng. Núi Trọc nằm giữa núi Hùng và núi Vặn, cao 145m. Theo truyền thuyết. đây là ba đỉnh “Tam sơn cấm địa” được dân gian thờ từ rất lâu đời.
- Từ chân núi, du khách sẽ được chiêm ngưỡng lần lượt các di tích kiến trúc như: cổng đền, đền hạ, đền trung, đền thượng và Lăng Hùng Vương, đền Tổ mẫu Âu Cơ...
- Đền Hùng vừa là thắng cảnh đẹp, vừa là một di tích lịch sử - văn hóa đặc biệt quan trọng đối với người Việt Nam. Về với Đền Hùng là về với cội nguồn dân tộc, để tự hào về dòng giống tiên rồng đang chảy trong huyết mạch của mỗi người dân Việt Nam!
Khu di tích thành Cổ Loa:
- Thành Cổ Loa là toà thành có niên đại cổ nhất ở Việt Nam được xây dựng từ thế kỷ thứ III trước Công nguyên để làm Kinh đô nước Âu Lạc, nay thuộc huyện Đông Anh - Hà Nội.
- Nằm cách trung tâm thành phố chỉ 24km, thế nên di tích thành Cổ Loa là một trong những địa điểm du lịch gần Hà Nội được nhiều bạn trẻ lựa chọn làm điểm đến dịp cuối tuần. Muốn ghé thăm thành Cổ Loa, các bạn đi theo quốc lộ 1A cũ đến cây số 10 là cầu Đuống. Sau khi qua cầu sẽ tới thị trấn Yên Viên, rẽ trái vào quốc lộ 3, đi thêm 5km đến ngã rẽ vào Cổ Loa. Nhìn từ góc độ địa lý, vị trí của thành Cổ Loa có ý nghĩa rất lớn. Đây là nơi có hai dòng sông huyết mạch giao nước gần Cổ Loa, là đỉnh thứ hai của tam giác châu thổ sông Hồng.
- Thành Cổ Loa được xây dựng kiểu vòng ốc nên được gọi là Loa thành. Tương truyền rằng có 9 vòng thành xoáy trôn ốc, tuy nhiên đến hiện tại chỉ còn 3 vòng. Thành Nội chu vi 1600m, thành Ngoại chu vi 15km, hình dáng khúc khuỷu, bao gồm vô số những công trình kiến trúc độc đáo như Giếng Ngọc,tượng Cao Lỗ, am Mị Châu,….
Thành Cổ Loa là toà thành cổ nhất và có quy mô, cấu trúc lớn nhất là cấu trúc cũng thuộc loại độc đáo nhất trong số những thành cổ ở nước ta. Là di tích kinh thành của đất nước Âu Lạc từ thế kỷ 3 TCN và nhà nước của vua Ngô Quyền thế kỷ X SCN, hiện nay Cổ Loa đã được công nhận là một trong 21 khu du lịch Quốc gia. Trong khu di tích có các công trình như Đền Thượng, Giếng Ngọc, Đình Cổ Loa, đền thờ An Dương Vương,… mở cửa quanh năm để phục vụ khách du lịch và người tham quan.
Chúc bạn học tốt .
(Trả lời bởi ??? ! RIDDLE ! ???)