Bài 11 : Tây Âu thời kỳ Trung đại

Câu 1 (SGK lớp 10 trang 65)

Hướng dẫn giải

Hệ quả của cuộc phát kiến địa lí :

- Các cuộc phát kiến địa lí được coi là cuộc cách mạng thực sự trong lĩnh vực giao thông vận tải và tri thức, một chứng minh thuyết phục cho luận điểm Trái Đất hình cầu.

- Mở ra các thị trường mới, các con đường thương mại và tuyến giao lưu hàng hoá mới, đưa đến hiếu biết về các châu lục, các đại dương... và giúp người châu Âu bước vào thời kì phát triển kinh tế trọng thương.

- Góp phần thúc đẩy sự khủng hoảng và tan rã của chế độ phong kiến châu Âu.

- Đưa lại hệ quả tiêu cực : chủ nghĩa thực dân, nạn buôn bán nô lệ da đen.



(Trả lời bởi Nhật Linh)
Thảo luận (3)

Câu 2 (SGK lớp 10 trang 65)

Hướng dẫn giải

Vì sau các cuộc phát kiến địa lí, kinh tế ở châu Âu phát triển nhanh. Tầng lớp quý tộc, thương nhân Tây Âu ra sức cướp bóc của cải, tài nguyên của các nước ở châu Mĩ, châu Phi và châu Á. Giai cấp tư sản tích luỹ được số vốn ban đầu bằng sự cướp bóc thực dân. Đồng thời, họ còn dùng bạo lực để cướp đoạt ruộng đất của nông dân.

Ở Anh diễn ra phong trào “rào đất cướp ruộng", biến ruộng đất thành đồng cỏ nuôi cừu. Hàng vạn gia đình nông dân mất đất, đi lang thang, buộc phải làm thuê trong các xí nghiệp của giai cấp tư sản. Ngay thành thị, thợ thủ công cũng bị tước đoạt tư liệu sản xuất, trở thành người đi làm thuê.



(Trả lời bởi Nhật Linh)
Thảo luận (1)

Câu 3 (SGK lớp 10 trang 65)

Hướng dẫn giải

- Là phong trào của giai cấp tư sản nên nội dung của nó mang tính chất tư sản. Trong bối cảnh lúc đó, phong trào thực sự là một cuộc cách mạng lớn với những tác động tích cực và toàn diện lên đời sống xã hội.

+ Phong trào mang tính chất tư sản tiến bộ khi phản ánh nội dung chống giáo hội và chống phong kiến. Điều này phản ánh nhu cầu của giai cấp tư sản đổi mới về văn hoá và thủ tiêu sự kiểm soát của giáo hội đối với tư tưởng.

+ Đề cao giá trị con người và tự do cá nhân.

+ Đề cao tinh thần dân tộc.

— Phong trào Văn hoá Phục hưng phản ánh xu thế mới đang lên của giai cấp tư sản, chống lại hệ tư tưởng của giai cấp phong kiến lỗi thời và khủng hoảng. Vì thế, về cơ bản nó có nội dung tích cực, tiến bộ, thúc đẩy sự phát triển của văn hoá, tư tưởng và khoa học, kĩ thuật.


(Trả lời bởi Nhật Linh)
Thảo luận (2)

Câu 4 (SGK lớp 10 trang 65)

Hướng dẫn giải

Về phong trào Cải cách tôn giáo:

+ Phong trào cải cách tôn giáo nằm trong các cuộc tấn công đầu tiên, công khai và trực diện của giai cấp tư sản đang lên chống lại chế độ phong kiến mà cụ thể là nhằm vào cơ sở tồn tại của nó trên các lĩnh vực văn hoá, tư tưởng, tôn giáo.

+ Phong trào cải cách tôn giáo phán ánh tính chất tư sản rõ nét, điều này được phản ánh qua nội dung của các cuộc đấu tranh, nó không nhằm đến việc xoá bỏ tôn giáo mà lên án việc chế độ phong kiến sử dụng tôn giáo như một công cụ để áp bức và khống chế quần chúng, nô dịch tri thức và khoa học. Từ đó, giai cấp tư sản đề ra một tôn giáo rẻ tiền, ít tốn kém, phù hợp với lợi ích và ý chí của giai cấp tư sản, cổ vũ và thúc đẩy làm giàu...

- Ý nghĩa :

+ Lên án nghiêm khắc giáo hội Thiên Chúa và tấn công vào trật tự phong kiến, góp phần quan trọng vào giải phóng tư tưởng, tình cảm của con người khỏi sự nô dịch của thần học.

+ Là bước tiến lớn trong lịch sử văn minh Tây Âu, tạo ra những tiền đề văn hoá, tư tưởng và tôn giáo quan trọng nhằm giúp giai cấp tư sản định hình nền văn hoá và tôn giáo mới của riêng mình.

— Cùng với Văn hoá Phục hưng, Cải cách tôn giáo là những đòn tấn công (đầu tiên của giai cấp tư sản vào trật tự phong kiến, làm cơ sở cho các cuộc đấu tranh về chính trị.



(Trả lời bởi Nhật Linh)
Thảo luận (1)

Câu 5 (SGK lớp 10 trang 65)

Hướng dẫn giải

- Là một sự kiện lịch sử lớn lao, biểu hiện tinh thần đấu tranh quyết liệt và khí phách anh hùng của nông dân Đức chống lại chế độ phong kiến.

- Báo hiệu sự khủng hoảng, suy vong của chế độ phong kiến ở châu Âu.


(Trả lời bởi Nhật Linh)
Thảo luận (1)