Bài 11. Khí quyển. Sự phân bố nhiệt độ không khí trên Trái Đất

Bài 1 (SGK trang 43)

Hướng dẫn giải

- Khí quyển rất quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của sinh vật trên Trái Đất.
- Là lớp vỏ hào vỏ Trái Đất.
- Hãy nêu sự phân bố các khối khí và các frông theo thứ tự từ cực Bắc tới cực Nam của Trái Đất.

(Trả lời bởi Doraemon)
Thảo luận (2)

Bài 2 (SGK trang 43)

Hướng dẫn giải

- Khối khí bắc cực rất lạnh (A).
- Frông địa cực (FA).
- Khối khí ôn đới lạnh (P).
- Frông ôn đới (FP).
- Khối khí chí tuyến rất nóng (T).
- Khối khí xích đạo nóng ẩm (E).
- Khối khí chí tuyến rất nóng (T).
- Frông ôn đới (FP).
- Khối khí ôn đới lạnh (P).
- Frông địa cực (FA).
- Khối khí nam cực rất lạnh (A).

(Trả lời bởi Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (3)

Bài 3 (SGK trang 43)

Hướng dẫn giải

Lời giải.

- Càng lên vĩ độ cao, biên độ nhiệt độ năm càng lớn. Nguyên nhân càng lên vĩ độ cao chênh lệch góc chiếu sáng và chênh lệch thời gian chiếu sáng (ngày và đêm) trong năm càng lớn. ở vĩ độ cao, mùa hạ góc chiếu sáng lớn và thời gian chiếu sáng dài (gần tới 6 tháng ở cực); mùa đông góc chiếu sáng nhỏ dần tới 0 độ, thời gian chiếu sáng ít dần (tới 6 tháng đêm ở địa cực)
- Càng xa đại dương biên độ nhiệt độ năm càng lớn, do tính chất lục địa tăng dần.



(Trả lời bởi Quang Duy)
Thảo luận (3)

Câu C1 (SGK trang 42)

Hướng dẫn giải

- Càng lên vĩ độ cao, nhiệt độ trung bình năm càng giảm. Nguyên nhân là càng lên vĩ độ cao góc chiếu sáng của Mặt Trời (góc nhập xạ) càng nhỏ.
- Càng lên vĩ độ cao, biên độ nhiệt độ năm càng lớn. Nguyên nhân càng lên vĩ độ cao chênh lệch góc chiếu sáng và chênh lệch thời gian chiếu sáng (ngày và đêm) trong năm càng lớn. Ở vĩ độ cao, mùa hạ góc chiếu sáng lớn và thời gian chiếu sáng dài (gần tới 6 tháng ở cực); mùa đông góc chiếu sáng nhỏ dần tới 0 độ, thời gian chiếu sáng ít dần (tới 6 tháng đêm ở cực).

(Trả lời bởi Tuyết Nhi Melody)
Thảo luận (2)

Câu C2 (SGK trang 43)

Hướng dẫn giải

Càng xa đại dương hiên độ nhiệt độ năm càng tăng, do tính chất lục địa tăng dần.

(Trả lời bởi Tuyết Nhi Melody)
Thảo luận (2)

Câu C3 (SGK trang 43)

Hướng dẫn giải

Sườn núi ngược với chiều của ánh sáng Mặt Trời thường có góc nhập xạ lớn và lượng nhiệt nhận được cao hơn. Sườn núi cùng chiều với ánh sáng Mặt Trời, thường có góc chiếu sáng nhỏ hơn và lượng nhiệt nhận được thấp hơn.

(Trả lời bởi Tuyết Nhi Melody)
Thảo luận (2)