Bài 10: Đồ thị quãng đường - thời gian

Câu hỏi mở đầu (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống- Trang 53)

Hướng dẫn giải

Để có thể xác định được quãng đường đi được sau những khoảng thời gian khác nhau mà không cần dùng công thức s = v.t chúng ta có thể nhìn vào đồ thị quãng đường – thời gian.

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Câu hỏi (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống- Trang 53)

Hướng dẫn giải

a, Trong 3h đầu, ô tô chạy với vận tốc 60km/h

b, Khoảng thời gian ô tô dừng lại để khách nghỉ ngơi là giờ thứ 3 - giờ thứ 4 (1 tiếng)

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Câu hỏi (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống- Trang 54)

Hướng dẫn giải

- Vẽ đồ thị:

 

- Nhận xét: Các đường nối này là các đường thẳng.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 1 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống- Trang 55)

Hướng dẫn giải

a) Mô tả lại bằng lời chuyển động của ô tô trong 4h đầu:

- Trong 3 giờ đầu: ô tô chuyển động thẳng đều.

- Trong khoảng từ 3h – 4h: ô tô dừng lại sau khi đi được 180 km.

b) Từ đồ thị ta thấy:

- Khi t = 1h thì s = 60 km; t = 2h thì s = 120 km; t = 3h thì s = 180 km.

Suy ra: tốc độ của ô tô trong 3 giờ đầu là \(\frac{s}{t} = \frac{{60}}{1} = \frac{{120}}{2} = \frac{{180}}{3} = 60\left( {km/h} \right)\)

c) Sau 1h 30 min = 1,5h, ô tô đi được quãng đường là:

\(s = v.t = 60.1,5 = 90km\)

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 2 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống- Trang 55)

Hướng dẫn giải

a) Vẽ đồ thị quãng đường – thời gian:

 

b)

Tốc độ của bạn A trong 15 min đầu là:

\({v_1} = \frac{{{s_1}}}{{{t_1}}} = \frac{{1000}}{{15}} = \frac{{200}}{3}\left( {m/ph} \right) = 4\left( {km/h} \right)\)

Tốc độ của bạn A trong 10 min cuối hành trình là:

\({v_2} = \frac{{{s_2}}}{{{t_2}}} = \frac{{2000 - 1500}}{{30 - 20}} = 50\left( {m/ph} \right) = 3\left( {km/h} \right)\)

Vậy trong 15 min đầu bạn A đi với tốc độ 4 km/h, trong 10 min cuối đi với tốc độ 3 km/h.

(Trả lời bởi Kiều Sơn Tùng)
Thảo luận (1)