Bài 10: Đồ thị quãng đường - thời gian

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác

I. Vẽ đồ thị quãng đường- thời gian cho chuyển động thẳng

1. Lập bảng ghi quãng đường đi được theo thời gian

Ví dụ, bảng dưới đây ghi số liệu mô tả chuyển động của một ô tô chở khách trong vòng 6 h.

❓Dựa vào bảng trên để trả lời các câu hỏi sau.

@2496617@@2496674@

2. Vẽ đồ thị

Dựa vào bảng ghi quãng đường đi được theo thời gian có thể vẽ được đồ thị quãng đường- thời gian (hay gọi là đồ thị \(s-t\)) để mô tả mối quan hệ giữa quãng đường đi được và thời gian trong quá trình chuyển động của vật.

Bước 1: Vẽ hai tia \(Os\) và \(Ot\) vuông góc với nhau tại \(O\), gọi là hai trục toạ độ.

  • Trục thẳng đứng \(Os\) dùng để biểu diễn độ lớn của quãng đường đi được theo một tỉ xích thích hợp.
  • Trục nằm ngang \(Ot\) biểu diễn thời gian theo một tỉ xích thích hợp.

Bước 2: Xác định các điểm biểu diễn quãng đường đi được và thời gian tương ứng.

  • Điểm O là điểm khởi hành.
  • Xác định vị trí của các điểm A, B, C,...lần lượt tương ứng với các quãng đường đi được sau 1 h, 2 h, 3 h,...
  • Nối các điểm O, A, B, C,...ta được đồ thị quãng đường- thời gian.

Nhận xét:

  • Đồ thị biểu diễn quãng đường đi được theo thời gian trong 3 h đầu là một đoạn thẳng nằm nghiêng, ô tô đi với tốc độ không đổi.
  • Từ giờ thứ 3 đến giờ thứ 4, ô tô đứng yên, đồ thị là đường thẳng song song với trục thời gian.
  • Từ giờ thứ 4 đến giờ thứ 6, ô tô tiếp tục chuyển động với tốc độ không đổi.

II. Sử dụng đồ thị quãng đường- thời gian

Từ đồ thị quãng đường- thời gian ta có thể mô tả chuyển động, xác định quãng đường đi được, thời gian đi và vị trí của vật ở những thời điểm xác định.

❓ Quan sát đồ thị quãng đường- thời gian dưới đây để trả lời các câu hỏi.

@2496730@@2496806@

1. Đồ thị của chuyển động có tốc độ không đổi là một đường thẳng.

2. Cách vẽ đồ thị quãng đường- thời gian của chuyển động.

3. Đồ thị quãng đường- thời gian cho biết tốc độ của chuyển động, quãng đường đi được và thời gian đi.