Bài 1: Năng lượng và công

Câu hỏi 7 (SGK Cánh Diều trang 84)

Hướng dẫn giải

Từ công thức tính công suất P = a/t, ta có:

- A có đơn vị là Jun (J)

- t có đon vị là giây (s)

- P có đơn vị là Wat (W)

=> 1W = 1J/1s

(Trả lời bởi Bảo Chu Văn An)
Thảo luận (1)

Luyện tập 3 (SGK Cánh Diều trang 84)

Hướng dẫn giải

Lực làm vật di chuyển là lực kéo, lực kéo có độ lớn bằng trọng lực

=> \(P = \frac{{F.d}}{t} = \frac{{m.g.d}}{t}\)

+ Công suất của máy tời 1 là: \({P_1} = \frac{{{m_1}.g.{d_1}}}{{{t_1}}} = \frac{{80.10.5}}{{30}} = \frac{{400}}{3} \approx 133,33(W)\)

+ Công suất của máy tời 2 là: \({P_2} = \frac{{{m_2}.g.{d_2}}}{{{t_2}}} = \frac{{100.10.6}}{{60}} = 100(W)\)

=> \({P_1} > {P_2}\)

(Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le)
Thảo luận (1)

Tìm hiểu thêm (SGK Cánh Diều trang 84)

Hướng dẫn giải

Một số loại thức ăn giàu năng lượng như:

+ Socola: 100g socola chứa khoảng 600 Calo

+ Đậu phộng (hạt lạc): 100g lạc chứa khoảng 600 Calo

+ Bánh quy: 100g bánh quy chứa khoảng 500 Calo

+ Nho khô: 100g nho khô chứa khoảng 299 Calo

+ Thịt bò: 100g thịt bò cả nạc và mỡ chứa khoảng 278 Calo

(Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le)
Thảo luận (1)

Tìm hiểu thêm (SGK Cánh Diều trang 85)

Hướng dẫn giải

Trong thực tế, động cơ xe máy không thể hoạt động vượt quá một số giá trị công suất nhất định. Do đó, cần điều chỉnh lực và tốc độ một cách phù hợp khi động cơ xe máy đang hoạt động với công suất tối đa. Vì vậy khi chuyển số, vận tốc của xe máy thay đổi dẫn đến lực phát động của xe cũng thay đổi theo.

(Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le)
Thảo luận (1)

Vận dụng 2 (SGK Cánh Diều trang 85)

Hướng dẫn giải

- Xe máy bắt đầu di chuyển: vận tốc của xe tăng từ 0 lên, vì vậy xe máy nên đi bằng số thấp (ví dụ như đi số 1, 2)

- Xe máy đi trên đường ngoài đô thị, có ít phương tiện đi lại: nếu có ít phương tiện đi lại thì vận tốc của xe khoảng từ 20 – 40 km/h, chính vì vậy xe máy nên đi ở số cao (khoảng số 3,4)

- Xe máy lên dốc: đang đi xe máy với số 3,4 mà phải lên dốc thì lúc đó lực phát động của động cơ tăng, do đó cần phải giảm tốc độ, ta nên phải về số nhỏ hơn

- Xe máy vào cua (chuyển hướng đột ngột): cần phải tăng lực phát động để giảm tốc độ, vì vậy ta cần phải về số nhỏ hơn

- Xe máy đi trên đường trơn trượt: cần phải giảm lực phát động, do đó cần phải tăng tốc độ, vì vậy cần phải lên số.

- Xe máy đi trên đường có nhiều ổ gà: lực phát động của xe máy phải tăng, do đó cần phải giảm tốc độ, xe máy cần về số nhỏ hơn.

(Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le)
Thảo luận (1)