Bài 1: Hiện thực lịch sử và lịch sử được con người nhận thức

Mở đầu (SGK Cánh diều - Trang 5)

Hướng dẫn giải

* Khái niệm lịch sử có thể hiểu theo ba nghĩa chính:

- Thứ nhất, lịch sử là những gì đã diễn ra trong quá khứ của xã hội loài người.

- Thứ hai, lịch sử là những câu chuyện về quá khứ hoặc tác phẩm ghi chép về quá khứ

- Thứ ba, lịch sử là một khoa học (còn gọi là Sử học) nghiên cứu về quá khứ của con người. Khoa học lịch sử nghiên cứu các sự kiện, hiện tượng đã diễn ra trong xã hội loài người và phát hiện ra quy luật phát sinh, phát triển của nó.

=> Như vậy, khái niệm lịch sử gắn liền với hai yếu tố cơ bản hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử.

* Hiện thực lịch sử: là toàn bộ những gì đã diễn ra trong quá khứ, tồn tại một cách khách quan, không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người (người nhận thức)

* Nhận thức lịch sử: Là toàn bộ những tri thức, hiểu biết, những ý niệm và hình dung của con về quá khứ.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 1 mục 1 (SGK Cánh diều - Trang 6)

Hướng dẫn giải

- Khái niệm lịch sử có thể hiểu theo ba nghĩa chính:

+ Thứ nhất, lịch sử là những gì đã diễn ra trong quá khứ của xã hội loài người.

+ Thứ hai, lịch sử là những câu chuyện về quá khứ hoặc tác phẩm ghi chép về quá khứ.

+ Thứ ba, lịch sử là một khoa học (còn gọi là Sử học) nghiên cứu về quá khứ của con người. Khoa học lịch sử nghiên cứu các sự kiện, hiện tượng đã diễn ra trong xã hội loài người và phát hiện ra quy luật phát sinh, phát triển của nó.

Như vậy, khái niệm lịch sử gắn liền với hai yếu tố cơ bản: hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử.

- Hiện thực lịch sử: 

+ Là toàn bộ những gì đã diễn ra trong quá khứ, tồn tại một cách khách quan, không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người (người nhận thức).

VD: Ngày 2-9-1945, tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội), trước hàng vạn quần chúng nhân dân, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, đánh dấu thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945. Đó là một hiện thực lịch sử (sự thật, khách quan).

- Nhận thức lịch sử:

+ Là toàn bộ tri thức lịch sử, hiểu biết, những ý niệm và hình dung của con người về quá khứ (nhận thức về sự việc đã xảy ra.

VD: Về Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam, đa số quan điểm cho rằng đây là kết quả của sự chuẩn bị lâu dài và lãnh đạo sáng suốt của Đảng. Bên cạnh đó, cũng có thể có những quan điểm, nhận thức cho rằng đó chỉ là sự "ăn may".

- Khái niệm Sử học:

Sử học là một khoa học nghiên cứu về quá khứ của con người. Khoa học lịch sử nghiên cứu về các sự kiện, hiện tượng đã diễn ra trong xã hội loài người và phát hiện ra quy luật phát sinh, phát triển của nó.

(Trả lời bởi Người Già)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 2 mục 1 (SGK Cánh diều - Trang 6)

Hướng dẫn giải

Sự kiện Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập tại Quảng trường Ba Đình, Hà Nội ngày 2-9-1945 là một sự kiện lịch sử quan trọng của Việt Nam và thế giới. Đây là lần đầu tiên một quốc gia thuộc Đông Nam Á tuyên bố độc lập và tự trị. Sự kiện này đã đánh dấu sự khởi đầu của cuộc đấu tranh giành độc lập, tự do và thống nhất của dân tộc Việt Nam. Việc Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập là một hành động lịch sử quan trọng, được ghi lại trong nhiều tư liệu và hình ảnh. Nó đã được con người nhận thức và truyền lại qua các thế hệ, đóng vai trò quan trọng trong việc giáo dục và tôn vinh lịch sử dân tộc. Do đó, đây là một sự kiện lịch sử được con người nhận thức và coi là một phần của lịch sử Việt Nam và thế giới.

(Trả lời bởi Người Già)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 3 mục 1 (SGK Cánh diều - Trang 6)

Hướng dẫn giải

Sử học là khoa học nghiên cứu lịch sử của xã hội loài người nói chung hoặc của một quốc gia, dân tộc, địa phương, con người nói riêng. 

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Câu hỏi mục 2 (SGK Cánh diều - Trang 6)

Hướng dẫn giải

- Đối tượng nghiên cứu của sử học: là toàn bộ quá khứ của loài người. Đó có thể là: quá khứ của một cá nhân, một nhóm, cộng đồng người hay quá khứ của một quốc gia, khu vực hoặc toàn thể nhân loại.

- Ví dụ:

- Đối tượng của sử học là: quá khứ lịch sử của dân tộc Việt Nam

- Chức năng của sử học khi nghiên cứu về lịch sử Việt Nam:

+ Khôi phục các sự kiện đã diễn ra trong quá khứ của dân tộc Việt Nam từ thời nguyên thủy cho đến hiện nay

+ Giáo dục tình yêu quê hương, đất nước, dân tộc; rút ra những bài học kinh nghiệm từ quá khứ lịch sử của dân tộc Việt Nam để phục vụ cho cuộc sống hiện tại.

- Nhiệm vụ của sử học khi nghiên cứu về lịch sử Việt Nam:

+ Cung cấp những tri thức khoa học về giúp con người khám phá lịch sử Việt Nam một cách khách quan, chân thực.

+ Góp phần giáo dục đạo đức, tinh thần dân tộc, tình yêu quê hương, đất nước, bồi dưỡng lòng khoan dung, nhân ái… đồng thời, góp phần truyền bá những giá trị và truyền thống tốt đẹp của nhân dân Việt Nam trong lịch sử cho thế hệ sau.

+ Rút ra các bài học kinh nghiệm từ quá khứ của dân tộc Việt Nam và dự báo sự phát triển trong tương lai của đất nước Việt Nam.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Câu hỏi mục 3 (SGK Cánh diều - Trang 8)

Hướng dẫn giải

*Nêu chức năng và nhiệm vụ của Sử học.

- Chức năng của sử học:

+ Chức năng khoa hoc (nhận thức) gồm: khôi phục các sự kiện lịch sử đã diễn ra trong quá khứ; rút ra bản chất của các quá trình lịch sử để phát hiện ra quy luật vận động và phát triển của lịch sử.

+ Chức năng xã hội (giáo dục) gồm: giáo dục tư tưởng, tình cảm, đạo đức; rút ta bài học kinh nghiệm cho cuộc sống hiện tại.

- Nhiệm vụ của sử học:

+ Nhiệm vụ nhận thức là: cung cấp những tri thức khoa học, giúp con người tìm hiểu, khám phá hiện thực lịch sử một cách khách quan, khoa học, chân thực.

+ Nhiệm vụ giáo dục là: góp phần truyền bá những giá trị và truyền thống tốt đẹp trong lịch sử cho thế hệ sau; góp phần giáo dục đạo đức, tinh thần dân tộc, tình yêu quê hương, đất nước, bồi dưỡng lòng khoan dung, nhân ái…

+ Nhiệm vụ dự báo là: thông qua việc tổng kết thực tiễn, rút ra các bài học kinh nghiệm; góp phần dự báo tương lai của đất nước, nhân loại…

* Cho biết câu chuyện "Thôi Trữ giết vua" giáo dục, nêu gương điều gì?

- Câu truyện “Thôi Trữ giết vua” giáo dục về tính trung thực khi ghi chép lịch sử (điều này thể hiện qua chi tiết: cha con Thái sử Bá và Nam sử thị không màng đến tính mạng của bản thân, vẫn kiên quyết ghi chép đúng sự thật: Tề Trang Công bị Thôi Trữ sát hại).

- Câu chuyện “Thôi Trữ giết vua” nêu gương: Sự trung thực của cha con Thái sử bá và Nam sử thị. Định hướng, khuyên các nhà sử học khi ghi chép lịch sử cần trung thực, tôn trọng những gì đã diễn ra, không xuyên tạc, thêm bớt hoặc làm sai lệch hiện thực lịch sử…

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Luyện tập 1 (SGK Cánh diều - Trang 8)

Hướng dẫn giải

Các ý được suy ra từ phát biểu của Đại tướng Võ Nguyên Giáp:

-Lịch sử chỉ xảy ra 1 lần và sẽ không lặp lại

-Sử học cần phải dựa vào các nguồn tài liệu để khôi phục hiện thực khách quan

-Điều kiện quan trọng nhất để lịch sử được kể đúng sự thật là nó phải trung thực, khách quan

=>Tóm lại, ở bất cứ giai đoạn thời điểm nào, thì sự trung thực  và khách quan của nhà sử học là yếu tố rất quan trọng trong quá trình nghiên cứu và tìm hiểu lịch sử

(Trả lời bởi Nguyễn Lê Phước Thịnh)
Thảo luận (1)

Vận dụng 2 (SGK Cánh diều - Trang 8)

Hướng dẫn giải

Trong nhiều trường hợp cùng một hiện thực lịch sử nhưng lại có nhiều nhận thức khác nhau vì sự ảnh hưởng của góc nhìn cá nhân, văn hóa, xã hội, nguồn thông tin, thay đổi theo thời gian và mục đích và lợi ích của mỗi cá nhân hoặc nhóm.

(Trả lời bởi Người Già)
Thảo luận (1)

Vận dụng 3 (SGK Cánh diều - Trang 8)

Hướng dẫn giải

1. Bản in của bản Tuyên ngôn Độc lập:
loading...
2. Hình ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập:
loading...
3. Hình ảnh đám đông người dân tập trung tại Quảng trường Ba Đình để nghe Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập:
loading...
 Những tư liệu và hình ảnh này cho thấy rõ ràng sự kiện lịch sử quan trọng này đã diễn ra như thế nào, những lời nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã được ghi lại và truyền tải đến người dân Việt Nam và thế giới. Nó cũng phản ánh được tác động của sự kiện này đến cuộc sống của người dân Việt Nam và thế giới, đánh dấu sự khởi đầu của cuộc đấu tranh giành độc lập, tự do và thống nhất của dân tộc Việt Nam.

(Trả lời bởi Người Già)
Thảo luận (1)