Bài 1: Dao động điều hoà

Câu hỏi 3 (SGK Cánh diều - Trang 8)

Hướng dẫn giải

Giữ một đầu thước cố định, một đầu tự do (gắn/giữ một đầu thước trên mép bàn). Nhấn đầu thước tự do xuống một biên độ nhỏ quan sát được nhưng không làm thước bị biến dạng, không thể trở lại như ban đầu. Đầu thước sẽ chuyển động lên xuống quanh vị trí ban đầu (vị trí cân bằng), đó có thể xem là dao động tự do của đầu thước.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Luyện tập 1 (SGK Cánh diều - Trang 8)

Hướng dẫn giải

`\bb C`

(`A; B; D` đều phải có lực tác dụng mới dao động tiếp được, còn trống khi gõ `1` lần thì trong `1` lúc mặt trống sẽ dao động xung quanh VTCB).

(Trả lời bởi 2611)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 4 (SGK Cánh diều - Trang 9)

Hướng dẫn giải

tham khảo

Đồ thị là đồ thị hàm sin. Vật bắt đầu chuyển động tại vị trí có li độ lớn nhất, sau đó li độ giảm dần đến 0 rồi đến li độ nhỏ nhất. Li độ từ giá trị nhỏ nhất lại tăng dần đến 0 rồi đến giá trị lớn nhất. Sau đó, quá trình lặp lại, li độ từ giá trị lớn nhất giảm dần, … Sự thay đổi diễn ra tuần hoàn, theo chu kì.

(Trả lời bởi Mai Trung Hải Phong)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 5 (SGK Cánh diều - Trang 10)

Hướng dẫn giải

- Chu kì `T (s)` là thời gian vật chuyển động trong `1` dao động.

- Tần số `f (Hz)` là số dao động chuyển động trong một đơn vị thời gian.

 `=>` Mối liên hệ giữa chu kì `T` và tần số `f` là: `T= 1/f`.

(Trả lời bởi 2611)
Thảo luận (1)

Luyện tập 2 (SGK Cánh diều - Trang 10)

Hướng dẫn giải

Dao động có:

- Biên độ `A =10(cm)`.

- Chu kì `T=120 (ms)=0,12 (s)`.

- Tần số `f=1/[0,12]=25/3~~8,3(Hz)`.

(Trả lời bởi 2611)
Thảo luận (1)

Vận dụng (SGK Cánh diều - Trang 11)

Hướng dẫn giải

tham khảo

loading...

Xác định chu kì T dựa vào việc tính độ dài từ A đến B.

Từ A đến B có xấp xỉ 7,5 ô vuông.

Suy ra chu kì T = 7,5.0,12 = 0,9 s

(Trả lời bởi Mai Trung Hải Phong)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 6 (SGK Cánh diều - Trang 11)

Hướng dẫn giải

-Tham khảo-

Dao động điều hoà là dao động trong đó li độ của vật là một hàm côsin (hoặc sin) của thời gian, được biểu diễn dưới dạng `x= Acos(\omega t+\phi)`

   Trong đó: `{(x:\text{ li độ của dao động }(m;cm;...)),(A:\text{ biên độ dao động }(m;cm;...)),(\omega:\text{ tần số góc của dao động }(rad//s)),(\phi:\text{ pha ban đầu của dao động }(rad)):}`.

(Trả lời bởi 2611)
Thảo luận (1)