Lực gây ra gia tốc của chuyển động tròn đều có hướng như thế nào?
Lực gây ra gia tốc của chuyển động tròn đều có hướng như thế nào?
Hai điểm A và B nằm trên cùng một bán kính của một vô lăng đang quay đều, cách nhau 20 cm. Điểm A ở phía ngoài tốc độ 0,6 m/s, điểm B ở phía trong (gần trục quay hơn) có tốc độ 0,2 m/s. Tính tốc độ góc của vô lăng.
Thảo luận (2)Hướng dẫn giảiTrong chuyển động tròn đều, tốc độ góc có giá trị không thay đổi
=> \(\omega = \frac{{{v_A}}}{{{r_A}}} = \frac{{{v_B}}}{{{r_B}}}\)
\( \Rightarrow \frac{{{r_A}}}{{{r_B}}} = \frac{{{v_A}}}{{{v_B}}} = \frac{{0,6}}{{0,2}} = 3\) (1)
Mặt khác, ta có AB = 20 cm = 0,2 m
=> \({r_A} - {r_B} = 0,2\) (2)
Từ (1) và (2) => rA = 0,3 m; rB = 0,1 m.
Tốc độ góc của vô lăng là: \(\omega = \frac{{{v_A}}}{{{r_A}}} = \frac{{0,6}}{{0,3}} = 2(rad/s)\)
(Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le)
Áp dụng định luật II Newton, hãy rút ra biểu thức tính độ lớn của lực hướng tâm.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiTa có:
\(\begin{array}{l}{F_{ht}} = m.{a_{ht}} = m.\frac{{{v^2}}}{r} = m.r.{\left( {\frac{v}{r}} \right)^2} = m.r.{\omega ^2}\\ \Rightarrow {F_{ht}} = \frac{{m{v^2}}}{r} = mr{\omega ^2}\end{array}\)
(Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le)
Trạm không gian quốc tế ISS có tổng khối lượng 350 tấn, quay quanh Trái Đất ở độ cao 340 km, nơi có gia tốc trọng trường 8,8 m/s2 . Bán kính Trái Đất là 6400 km. Tính:
a) Lực hướng tâm tác dụng lên Trạm không gian.
b) Tốc độ của Trạm không gian trên quỹ đạo.
c) Thời gian quay quanh Trái Đất của Trạm không gian.
d) Số vòng Trạm không gian thực hiện quanh Trái Đất trong một ngày.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảia) Lực hướng tâm tác dụng lên Trạm không gian là trọng lực của Trạm
=> Fht = P = m.g = 350.103 .8,8 = 3,08.106 (N)
b) Tốc độ của Trạm không gian là:
\(g = \frac{{{v^2}}}{{r + h}} \Rightarrow v = \sqrt {g(r + h)} = \sqrt {8,8.(6400 + 340){{.10}^3}} \approx 7701,43(m/s)\)
c) Thời gian quay quanh Trái Đất của Trạm không gian
\(T = \frac{{2.\pi .(r + h)}}{v} = \frac{{2.\pi .(6400 + 340){{.10}^3}}}{{7701,43}} \approx 5499(s)\)
d) Đổi 1 ngày = 86400 s
Số vòng Trạm không gian thực hiện quanh Trái Đất trong một ngày
\(n = \frac{t}{T} = \frac{{86400}}{{5499}} \approx 16\)(vòng).
(Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le)
Trong hình 1.9, ô tô muốn rẽ với khúc cua rộng hơn và với tốc độ lớn hơn. Làm thế nào để người lái xe rẽ trái an toàn?
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiÔ tô đang đi theo hướng vuông góc với tờ giấy, trên một mặt đường bằng phẳng và rẽ trái. Đường tác dụng lên ô tô 2 lực. Lực thứ nhất là phản lực vuông góc với mặt đường, lực này cân bằng với trọng lực của ô tô. Vì vậy ô tô không có gia tốc theo phương thẳng đứng. Lực thứ hai là lực ma sát nghỉ của bánh xe với mặt đường. Lực ma sát nghỉ không cân bằng với lực nào và đóng vai trò là lực hướng tâm. Lực ma sát cần có độ lớn thỏa mãn \(F=\dfrac{mv^2}{r}\) để có thể rẽ trái an toàn với tốc v theo quỹ đạo có bán kính r mong muốn
(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Khi chiếc ô tô chuyển động trên mặt đường nghiêng với góc nghiêng nhỏ (hình 1.10), thì các thành phần theo phương thẳng đứng của phản lực N và của lực ma sát cân bằng với trọng lực P = m.g của xe, còn các thành phần theo phương nằm ngang của phản lực N và của lực ma sát đóng vai trò lực hướng tâm. Do đó, theo phương ngang
Nsinθ + Fmscosθ = \(\dfrac{m.v^2}{r}\).
Với r là bán kính cung đường, v là tốc độ của xe.
Thảo luận về các yếu tố ảnh hưởng của góc nghiêng của mặt đường tới sự an toàn của xe khi vào khúc đường quanh tròn.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiTừ biểu thức \(N\sin \theta + {F_{ms}}\cos \theta = \frac{{m{v^2}}}{r}\), ta có các yếu tố ảnh hưởng đến góc nghiêng của mặt đường tới sự an toàn của xe khi vào khúc đường quanh tròn:
+ Lực ma sát của bánh xe với mặt đường, nếu lực ma sát không đủ lớn thì xe có thể bị văng ra khỏi khúc cua
+ Tốc độ của xe
+ Bán kính của cung đường
(Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le)
Trong mỗi tình huống trong hình 1.11, lực nào đóng vai trò là lực hướng tâm? Thảo luận về các điều kiện đảm bảo an toàn của chuyển động trong mỗi tình huống.
Thảo luận (2)Hướng dẫn giảiHình 1.11a:
Lực đóng vai trò lực hướng tâm là trọng lực
Điều kiện để đảm bảo an toàn cho chuyển động của máy bay:
+ Tốc độ chuyển động của máy bay
+ Góc nghiêng giữa cánh máy bay với mặt phẳng ngang.
(Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le)