Bài 1: Chuyển động tròn

Mở đầu (SGK Cánh Diều trang 106)

Hướng dẫn giải

Lực làm vật chuyển động tròn là lực hướng tâm

Sự hiểu biết về chuyển động tròn giữ vai trò quan trọng trong cuộc sống, khoa học và kĩ thuật:

+ Nhờ chuyển động tròn mà con người đã chế tạo ra chiếc đồng hồ, bánh xe, giải thích được một số hiện tượng thiên văn,...

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 1 (SGK Cánh Diều trang 106)

Hướng dẫn giải

Ví dụ:

+ Đồng hồ: chuyển động tròn của kim giờ, kim phút, kim giây là chuyển động tròn

+ Chuyển động tròn của bánh xe máy, xe đạp, xe ô tô

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Luyện tập 1 (SGK Cánh Diều trang 107)

Hướng dẫn giải

\(\begin{array}{l}{30^0} = \frac{{30.\pi }}{{180}}rad = \frac{\pi }{6}rad\\{90^0} = \frac{{90.\pi }}{{180}}rad = \frac{\pi }{2}rad\\{105^0} = \frac{{105.\pi }}{{180}}rad = \frac{{7\pi }}{{12}}rad\\{120^0} = \frac{{120.\pi }}{{180}}rad = \frac{{2.\pi }}{3}rad\\{270^0} = \frac{{270.\pi }}{{180}}rad = \frac{{3.\pi }}{2}rad\end{array}\)

(Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le)
Thảo luận (1)

Luyện tập 2 (SGK Cánh Diều trang 107)

Hướng dẫn giải

\(\begin{array}{l}0,5rad = 0,5.\frac{{{{180}^0}}}{\pi } \approx 28,{6^0}\\0,75rad = 0,75.\frac{{{{180}^0}}}{\pi } \approx {43^0}\\\pi rad = \pi .\frac{{{{180}^0}}}{\pi } = {180^0}\end{array}\)

(Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le)
Thảo luận (1)

Luyện tập 3 (SGK Cánh Diều trang 108)

Hướng dẫn giải

Ta thấy để đi hết 1 vòng tròn, kim giây mất 60s, kim phút mất 60 phút = 3600s, kim giờ mất 12h = 43200s

=> Kim giây có tốc độ chuyển động nhanh nhất và kim giờ có tốc độ chuyển động chậm nhất.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Luyện tập 4 (SGK Cánh Diều trang 108)

Hướng dẫn giải

Kim phút:

+ Tại 12 h kim phút chỉ số 12, đến 3h30ph thì kim phút chỉ số 6, ta thấy kim phút đi được một nửa vòng tròn

+ 1 vòng tròn = 360=> 1 nửa vòng tròn = 1800

Kim giờ

+ 1 giờ, kim giờ quay được 1 góc là 300

=> Từ 12h đến 3h30ph tương ứng là 3,5 h thì kim giờ quay được 1 góc là 3,5.30 = 1050

(Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le)
Thảo luận (1)

Luyện tập 5 (SGK Cánh Diều trang 108)

Hướng dẫn giải

Chu kì của kim giờ là 43200 s

=> Tốc độ góc của kim giờ là \(\omega  = \frac{{2\pi }}{T} = \frac{{2.\pi }}{{43200}} \approx 1,{45.10^{ - 4}}(rad/s)\)

Chu kì của kim phút là 3600 s

=> Tốc độ góc của kim giây là \(\omega  = \frac{{2\pi }}{T} = \frac{{2.\pi }}{{3600}} \approx 1,{75.10^{ - 3}}(rad/s)\)

(Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 2 (SGK Cánh Diều trang 108)

Hướng dẫn giải

Do vật chuyển động tròn đều nên tốc độ không thay đổi, hay vật dịch chuyển được các cung tròn có số đo góc bằng nhau sau những khoảng thời gian bằng nhau.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Luyện tập 6 (SGK Cánh Diều trang 109)

Hướng dẫn giải

Ta có: \(\omega \)= 0,42 rad/s; r = 2,1 m.

Tốc độ của ngựa gỗ là: \(v = \omega .r = 0,42.2,1 = 0,882(m/s)\).

(Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 3 (SGK Cánh Diều trang 109)

Hướng dẫn giải

Biểu thức (4): \(v = \omega .r\)

Ta biểu diễn biểu thức (4) sang đơn vị, ta có:

\(\left[ {\frac{m}{s}} \right] = \left[ {\frac{1}{s}} \right].\left[ m \right]\)

=> Biểu thức (4) đúng

(Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le)
Thảo luận (1)