Diễn biến khác thường trong buổi học cuối cùng và hình ảnh cũng khác thường của thầy Ha-men đã tác động sâu sắc đến nhận thức, tình cảm của Phrăng.
- Chú ngạc nhiên trước cảnh nhốn nháo trước trụ sở xã; trước không khí yên lặng nặng nề ở lớp học; trước bộ lễ phục trang trọng của thầy Ha-men và sự có mặt của các cụ già trong buổi hoc hôm nay.
- Phrăng choáng váng, sững sờ khi nghe thầy Ha-men nói rằng đây là buổi học cuối cùng bằng tiếng Pháp.
- Phrăng tiếc nuối và ân hận về sự lười học, ham chơi của mình bấy lâu nay.
- Sự ân hận đã trở thành nỗi xấu hổ và tự giận mình. Phrăng càng ân hận khi thầy gọi đọc bài mà chú không thuộc chút nào về quy tắc phân từ trong tiếng Pháp.
- Chú kinh ngạc nhận ra rằng hôm nay mình chăm chú nghe giảng và hiểu bài rất nhanh. Buổi học đã khơi dậy trong tâm hổn Phrăng tinh yêu đối với tiếng mẹ đẻ nên khi nghe thầy Ha-men giảng ngữ pháp, chú thấy thật rõ ràng và dễ hiểu.
- Chú khâm phục và tự hào về thầy giáo của mình. Thầy giáo già đã khơi dậy tình cảm thiêng liêng đối với tiếng nói dân tộc, điều đó đồng nghĩa với lòng yêu nước trong hoàn cảnh quê hương bị quân xâm lược thôn tính và có âm mưu đổng hoá.
Lúc đầu chú định trốn học đi chơi vì sợ bị thầy quở mắng nhưng rồi vẫn đến trường. Chú sợ hãi và xấu hổ bước vào lớp khi thấy mọi người đã ngồi yên trong lớp. Khi bình tĩnh lại chủ mới nhận ra ko khí khác thường trong lớp học và điều này làm chủ rất ngạc nhiên. Khi nghe thấy thông báo đây là buổi học cuối cùng ,chu tự giận mình về việc bỏ phí thời gian ,đã lơ là trong việc học tiếng mẹ đẻ(Tiếng Pháp). Trong giờ học cuối cùng này khi nghe thầy đọc và giảng bài ,chủ kinh ngạc thấy sao mà mình lại hiểu đến thế và chăm chú nghe lời thầy đến thế .Có lẽ chú cũng chưa hiểu thật rõ ràng ,chính trong buổi học cuối cùng này ,thầy giáo Ha-men đã truyền cho chủ tình yêu tiếng Pháp và đó cũng chính là lòng yêu Tổ quốc.
Tâm trạng của Prang :
- Choáng váng,sững sờ
-Sự tiếc nuối và ân hận. Sự ân hận đã trở thành nỗi xấu hổ, tự giận mik khi đến lượt mik đọc mà cậu ko thuộc chút nào về quy tắc phân từ, từ chán học chuyển thành thik học , ham học , tự nguyện học.
Sai thì thui nha !