A. Bấy giờ, ở vùng núi cao phương Bắc
A. Bấy giờ, ở vùng núi cao phương Bắc
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi "...Sơn Tinh không hề nao núng. Thần dùng phép lạ bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi, dựng thành lũy đất, ngăn chặn dòng nước lũ. Nước dâng lên cao bao nhiêu, đồi núi cao lên bấy nhiêu. Hai bên đánh nhau ròng rã mấy tháng trời, cuối cùng Sơn Tinh vẫn vững vàng mà sức Thủy Tinh đã kiệt. Thần Nước đành rút quân về..." 1. Xác định phương thức biểu đạt chính, ngôi kể của đoạn trích trên 2. Tìm một chi tiết hoang đường kỳ aior trong đoạn trích? Nêu ý nghĩa của chi tiết đó 3. Xác định trạng ngữ trong câu văn sau: "Từ đó, oán nặng, thù sâu, hằng năm Thuỷ Tinh làm mưa làm gió, bão lụt dâng nước đánh Sơn Tinh". 4. nêu nội dung đoạn trích
“Ngày xưa, ở miền đất Lạc Việt, cứ như bây giờ là Bắc Bộ nước ta, có một vị thần thuộc nòi rồng, con trai thần Long Nữ, tên là Lạc Long Quân. Thần mình rồng, thường ở dưới nước, thỉnh thoảng lại lên cạn, sức khỏe vô địch, có nhiều phép lạ. Thần giúp dân diệt trừ Ngư Tinh, Hồ Tinh, Mộc Tinh những loài yêu quái làm hại dân lành
Thần dạy dân cách trồng trọt, chăn nuôi và cách ăn ở. Xong việc, thần thường về thủy cung với mẹ, khi có việc cần thần mới hiện lên. Bấy giờ ở vùng đất cao phương Bắc, có nàng Âu Cơ thuộc dòng họ Thần Nông, xinh đẹp tuyệt trần. Nghe tiếng vùng đất Lạc có nhiều hoa thơm cỏ lạ, nàng bèn tìm đến thăm. Âu Cơ và Lạc Long Quân gặp nhau, đem lòng yêu nhau rồi trở thành vợ chồng, cùng chung sống ở trên cạn ở cung điện Long Trang. [...]
Người con trưởng được tôn lên làm vua, lấy hiệu là Hùng Vương, đóng đô ở đất Phong Châu, đặt tên nước là Văn Lang. Triều đình có tướng văn, tướng võ, con trai vua gọi là quan lang, con gái vua gọi là mị nương, khi cha chết thì được truyền ngôi cho con trưởng, mười mấy đời truyền nối ngôi vua đều lấy danh hiệu Hùng Vương, không hề thay đổi.
Cũng bởi sự tích này mà về sau, người Việt Nam ta con cháu vua Hùng, thường nhắc đến nguồn gốc của mình là con Rồng cháu Tiên.” (Trích truyền thuyết Con Rồng, cháu Tiên)
1.Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn?
2.Chỉ ra 1 phép tu từ có trong đoạn truyện và nêu tác dụng của phép tu từ đó.
3.Lạc Long Quân đã có những hành động nào để giúp dân?
4.Lời kể nào trong đoạn truyện có hàm ý rằng câu chuyện đã thực sự xảy ra trong quá khứ? Nhận xét về ý nghĩa của lời kể đó?
5. Đoạn trích được kể theo ngôi thứ mấy?
6. Em thấy mình có trách nhiệm gì trong cuộc sống để bảo vệ và phát huy nguồn gốc cao quý của dân tộc?
7. Viết đoạn văn 3 đến 5 câu suy nghĩ của em về lòng biết ơn với thế hệ đi trước, trong đó có sử dụng 1 trạng ngữ. Gạch chân và xác định rõ.
Cho bài thơ sau:
Công cha như núi ngất trời
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài Biển Đông
Núi cao biển rộng mênh mông
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi
C1:Bài thơ trên thể thơ gì? Vì sao có thể xác định được?
C2:Đề tài?Nội dung?
C3:Bptt? Tác dụng
Xác định phép liên kết giữa các câu văn trong đoạn văn sau và cho biết từ ngữ tạo thành phép liên kết
“Cũng vào khoảng cuối tháng ba, các cây sầu đâu mọc ở các vùng quê Bắc Bộ đâm hoa và người ta thấy hoa sầu đâu nở như cười. Hoa nhỏ bé, lấm tấm mấy chấm đen, nở từng chùm, đu đưa như đưa võng mỗi khi có gió. Có người cho hoa đó là một thứ hoa không vương giả như hoa đào, phong lan, mai mận… Nhưng các cụ thực biết thưởng hoa lại quả quyết không có một loài hoa nào thơm một cách chân thật, quê mùa như thế.”
Chỉ ra và phân tích tác dụng các biện pháp tu từ trong các câu sau: Công cha như núi ngất trời, Nghĩa mẹ như nước ở ngoài Biển Đông. Núi cao biển rộng mênh mông, Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi
viết đoạn văn 5 đến 7 câu trình bày cảm nhận của em về chi tiết niêu cơm thần kì trong truyện cổ tích thạch sanh trong đoạn sử dụng ít nhất một trạng ngữ
viết 1 đoạn văn 10 đến 12 dòng tả con đường quen thuộc từ nhà đến trường trong đó có sử dụng 2 phép tu từ đã học nhớ chỉ 2 phép tu từ ở đâu có trong đoạn văn
C1:
em hiểu nội dung dòng thơ " không có bố,không thì giờ " như thế nào?
C2:
từ âm thầm xét về cấu tạo là từ gì? em hãy chỉ ra hiệu quả của việc sử dụng từ này trong câu thơ?
Câu 4 (1,0 điểm): Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong câu sau và phân tích cấu
tạo của vị ngữ:"ngày ngày, dòng người đi trong thương nhơ"