Văn bản ngữ văn 7

Pham Thi Thu Huyen

Xác định biện pháp tu từ trong các câu sau và nêu tác dụng:

a, Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước

Chỉ cần trong xe có một trái tim.

b, Một mặt người bằng mười mặt của.

Thảo Phương
13 tháng 8 2018 lúc 14:37

a)

Hình ảnh "trái tim" trong câu thơ: "Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước - Chỉ cần trong xe có một trái tim" là HOÁN DỤ.

- Lấy bộ phận để gọi toàn thể: "trái tim" chỉ người lính lái xe ở tuyến đường Trường Sơn những năm đánh Mỹ.
- Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng: "trái tim" chỉ tình yêu Tổ quốc lớn lao, như máu thịt, như mẹ cha, như vợ, như chồng...; chỉ khát khao giải phóng miền Nam thống nhất đất nước của người lính.

=> Nói hình ảnh "trái tim" trong câu thơ này là ẩn dụ -> không đúng. Mà nói vừa là ẩn, vừa là hoán -> lại càng sai.

b)Câu tục ngữ trên đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân hóa "Mặt của" và hoán dụ " mặt người", kết hợp với biện pháp so sánh A bằng B.
Về nghĩa đen câu tục ngữ nói một mặt người có thể bằng giá trị mười mặt của. Nhưng tục ngữ luôn hiểu theo nghĩa bóng-tức có ẩn dụ. Nghĩa bóng của câu tục ngữ cính là ý nghĩa của câu tục ngữ ấy: Vai trò của con người quan trọng hơn nhiều so với của cải vật chất

Bình luận (0)
✿✿❑ĐạT̐®ŋɢย❐✿✿
8 tháng 8 2019 lúc 16:15

a)

Các biện pháp nghệ thuật:

- Điệp: "không"

Tác dụng: Nhấn mạnh sự thiếu thốn, hỏng hóc của chiếc xe

- Liệt kê: "Kính", "đèn", "mui xe", "thùng xe"

Tác dụng: Thể hiện chiếc xe đã thiếu thốn ở nhiều phương diện, bộ phận

- Nhân hóa: "Trong xe có một trái tim"

Tác dụng: Xe có trái tím -> Xe có lý tưởng, xe giống như một người chiến sĩ dũng cảm, gan dạ, yêu Tổ quốc

- Hoán dụ: "Trong xe có một trái tim"

Tác dụng: Trái tim = người lính. Chỉ cần có người lính thì xe vẫn sẽ chạy, người lính bỗng hóa thân thành chiếc xe nhanh nhẹn to lớn để tiến bước trên con đường yêu nước.

- Ẩn dụ: "Trong xe có một trái tim"

Tác dụng: Trái tim = lý tưởng sống cao đẹp. Chỉ cần có lí tưởng sống cao đẹp, có tình yêu nước, xe vẫn chạy, vẫn tiến lên, vẫn bảo vệ Tổ quốc.

Bình luận (0)
B.Thị Anh Thơ
8 tháng 8 2019 lúc 20:41

- Tác giả dùng biện pháp tu từ hoán dụ ở câu thớ thứ hai: "Chỉ cần trong xe có một trái tim".
- Câu thơ trên biểu hiện cho tình yêu nước, ý chí chiến đấu vvì miền Nam ruột thịt của những người lính lái xe Trường Sơn. Chính sức mạnh ấy đã giúp người lính vượt qua bao gian khó, thiếu thốn để tiến về miền Nam giải phóng đất nước. Hìinh ảnh thơ trong câu thơ này là hình ảnh đẹp nhất, tỏa sáng cả bài thơ, góp phần bộc lộ sâu sắc chủ đề tác phẩm.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Lưu Thị Thảo Nguyên
Xem chi tiết
Them Nguyen
Xem chi tiết
Trương Thảo Loan
Xem chi tiết
Không Quan Tâm
Xem chi tiết
ha thi thuy
Xem chi tiết
Hiền Lê
Xem chi tiết
Nguyễn phúc nhật linh
Xem chi tiết
KiratoKamiki
Xem chi tiết
22 Lê Quốc Khánh
Xem chi tiết