Đoạn văn hay bài văn ạ?
Biểu cảm, nghị luận hay chứng minh?
Trên đất nước ta có vô vàn các danh lam,thắng cảnh vô cùng hùng vĩ nhưng theo tôi thì Đền Trần ở Nam Định là một thắng cảnh không thể bỏ qua khi tới với vùng đất này.
Đền Trần được xây dựng từ năm 1695 cũng đã lâu lắm rồi.Nhìn từ xa ngôi đền vô cùng uy nghi,cổ kính.Khi tới gần và đi vào bên trong ngôi đền này ta sẽ được chiêm ngưỡng những kiểu kiến trúc vô cùng đẹp và tỉ mỉ tới từng chi tiết.Đền bao gồm 3 kiến trúc chính là đền Thiên Đường,đền Cố Trạch và đền Trùng Hoa,đi qua từng đền đêu có lối kiến trúc riêng biệt nhưng đều tôn lên vẻ đẹp hào nhoáng cho quần thể Đền Trần.Đền Thiên Đường được xây trên nền của Thái miếu và cung Trùng Quang của nhà Trần,Đền Cố trạch được xây dựng ở phía đông của đền Thiên Đường,Đền Trùng Hoa mới được chính quyền tỉnh Nam Định với sự hỗ trợ về kinh phí của chính phủ xây dựng từ năm 2000. Đền được xây trên nền cung Trùng Hoa xưa - nơi các đương kim hoàng đế nhà Trần về tham vấn các vị Thái thượng hoàng. Trong đền Trùng Hoa có 14 pho tượng bằng đồng của 14 hoàng đế nhà Trần đặt tại tòa trung đường và tòa chính tẩm. Tòa thiêu hương là nơi đặt ngai và bài vị thờ hội đồng các quan. Gian tả vu thờ các quan văn. Gian hữu vu thờ các quan võ.
Ta phải công nhận rằng Đền Trần có một lối kiến trúc rất đa dạng,tôn lên vẻ uy nghi,tráng lệ của quần thể này.Đất nước ta có vô vàn cảnh đẹp,nếu có một lần đến với mảnh đất Nam Định này bạn nên thử tới Đền Trần chắc chắn bạn sẽ có một lần trải nghiệm vô cùng thú vị và khó quên đấy!
Tham khảo:
Đền Trần thuộc phường Lộc Vượng-TP Nam Định. Nơi đây được Bộ văn hóa xếp hạng di tích lịch sử quốc gia năm 1962. Năm 2012, Đền Trần được xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt.
Đền Trần gồm 3 ngôi đền: Đền Thiên Trường, Cổ Trạch, Trung Hoa. Đền Thiên Trường nằm chính giữa khu di tích (đền thượng) nay là nơi thờ tự bài vị mười bốn vua Trần, thủy tổ (Trần Cảnh) là vương hậu vương phi chiều Trần. Phía bên tay phải là đền Cố Trạch Phú nơi thờ cung Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn (đền hạ) cùng với gia khuyến, dãy nhà dải vũ bên trái là đền Trung Hoa thờ mười bốn vị vua Trần. Cả ba ngôi đền đều có ba ý nghĩa khác nhau đều nằm khép kín xung quanh một cổng ngũ ngôn, chính giữa cổng có bức đại tự ghi Trần Miếu. Vì thế đền Trần là tên gọi chung cho ba di tích này. Phía trước đền có một hồ nước, xung quanh lát gạch làm đường đi, có ba cầu rứa phía trước, mỗi cầu rứa đặt một đôi rồng đá.
Kiến trúc của đền Thiên Trường trước kia có ba gian gỗ lim thấp lợp tranh ngói trong đều có đôi voi trầu. Những năm 1907-1908 đền được tu bổ sửa sang hồ nước trước cửa đền. Hằng năm tai đây diễn ra nhiều các hoạt động lễ hội với nhiều hình thức văn hóa dân gian đặc sắc mang ý nghĩa giáo dục uống nước nhớ nguồn. Phía trong đền có ban thờ bài vị hằng năm tại đây phát ra nghi lễ đền Trần với sự tham gia của các bậc cao nguyên làng Tức Mạc, có đại diện của chính quyền trung ương đến địa phương bên trái bên phải dan tả hữu vương quốc thái sư Trần Quang Khải. Phía sau đền Thiên Trường là tòa hậu cung, gian chính giữa là thờ bài vị tổ tiên nhà Trần, bên phải là thờ vương phi , bên trái là thờ vương hậu.
Đền Cổ Trạch là nơi thờ tiết chế Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn với gia quyến với các tướng sĩ thân thích của ông. Đền này được xây dựng sau đền Thiên Trường, quy mô kiến trúc đền mang phong cách thời Nguyễn với bộ khung làm bằng gỗ lim. Đền gồm ba tòa: tiền đường, thiên hương tứ trụ tiếp đến là tựu cung. Tiền cung có hai tòa là đệ nhị năm dan và đệ nhị ba dan được làm theo kiểu chữ nhị.
Đền Trung Hòa hay gọi là cung Trung Hòa là nơi nghỉ của những vị hoàng đế đương thời về yết kiến vua cha. Trung tâm của đền Trung Hòa là đền Trùng Quang nơi nghỉ của các Thái Thượng Hoàng, do giặc xâm
lược tàn phá hai cung. Năm 2000 Nam Định đã xây dựng đền Trung Hòa ngay cạnh đền vua Trần.
Đền Trần là nơi thờ tự các vị vua Trần. Ngày rằm, dịp lễ tết, đền Trần là nơi tấp nập người dân đến thắp hương lễ bái dâng hương. Bên cạnh đó còn là nơi tổ chức các lễ hội trọng đại :khai ấn vào đêm ngày 14 rạng sáng ngày 15 tháng riêng âm lịch. Lễ hội truyền thống được tổ chức tháng tám âm lịch hằng năm để tưởng nhớ đức thánh Trần vị vua anh hùng của dân tộc. Đền Trần còn là nơi tham quan du lịch gắn với đời sống lịch sử dân Thành Nam. Về dự lễ hội đền Trần mỗi chúng ta đều đến với tấm lòng thành kính biết ơn các vị hoàng đế, đức thánh Trần Hưng Đạo và các tướng lĩnh những người có công xây dựng đất nước. Chúng ta phải học tập các truyền thống tốt đẹp của cha ông chúng ta.
Đền Trần là nơi mang nét đẹp tín ngưỡng của vùng đất Thành Nam. Bởi những giá trị văn hóa đó của nơi đây nên chúng ta cần giữ gìn và bảo vệ khu di tích lịch sử danh lam thắng cảnh đền Trần.
Tham khảo nha bạn
Đền Trần là một quần thể đền thờ tại đường Trần Thừa, phường Lộc Vượng, thành phố Nam Định (sát quốc lộ 10), là nơi thờ các vua nhà Trần cùng các quan lại có công phù tá nhà Trần. Đền Trần được xây dựng từ năm 1695, trên nền Thái miếu cũ của nhà Trần đã bị quân Minh phá hủy vào thế kỷ 15.Đền Trần bao gồm 3 công trình kiến trúc chính là đền Thiên Trường (hay đền Thượng), đền Cố Trạch (hay đền Hạ) và đền Trùng Hoa. Trước khi vào đền, phải qua hệ thống cổng ngũ môn. Trên cổng ghi các chữ Hán Chính nam môn và Trần Miếu. Qua cổng là một hồ nước hình chữ nhật. Chính giữa phía sau hồ nước là khu đền Thiền Trường. Phía Tây đền Thiên Trường là đền Trùng Hoa, phía Đông là đền Cố Trạch.Cả ba đền đều có kiến trúc chung, và quy mô ngang nhau. Mỗi đền gồm tòa tiền đường 5 gian, tòa trung đường 5 gian và tòa chính tẩm 3 gian. Nối tiền đường và trung đường là kinh đàn (thiêu hương) và 2 gian tả hữu.Đền Thiên Trường được xây trên nền Thái miếu và cung Trùng Quang của nhà Trần mà trước nữa là nhà thờ họ của họ Trần. Cung Trùng Quang là nơi các Thái thượng hoàng nhà Trần sống và làm việc. Đền Trần hiện nay được dân địa phương xây bằng gỗ từ năm Chính Hòa thứ 15 (tức năm 1695). Các năm 1773, 1854, 1895, 1907-1908, đền được mở rộng và xây thêm.Đền Thiên Trường hiện tại gồm có tiền đường, trung đường, chính tẩm, thiêu hương, 2 dãy tả hữu vu, 2 dãy tả hữu ống muống, 2 dãy giải vũ Đông Tây. Tổng cộng có 9 tòa, 31 gian. Khung đền bằng gỗ lim, mái lợp ngói, nền lát gạch.Tiền đường của đền Thiên Trường gồm 5 gian, dài 13 mét. Có 12 cột cái cùng 12 cột quân, tất cả đều được đặt trên chân tảng bằng đá hình cánh sen có từ thời Trần là chân cột cung Trùng Quang cũ. Tại đây có đặt ban thờ và bài vị của các quan có công lớn phù tá nhà TrầnSau tiền đường là trung đường là nơi thờ 14 vị hoàng đế nhà Trần. Tuy nhiên, không có tượng thờ mà chỉ có bài vị. Trước cửa trung đường có ba cỗ ngai là nơi thờ bái vọng các vị hoàng đế.Sau trung đường là chính tẩm gồm 3 gian. Đây là nơi thờ 4 vị thủy tổ của họ Trần và các phu nhân chính thất ở gian giữa. Các hoàng phi của nhà Trần cũng được đặt bài vị thờ ở 2 gian trái, phải.Tòa thiêu hương (hay kinh đàn) là nơi đặt ban thờ và bài vị của các công thần nhà Trần. Có ban thờ riêng cho các quan văn, và ban thờ riêng cho các quan võ.Đền Cố Trạch nằm phía Đông của đền Thiên Trường. Nhìn từ sân, là bên phải đền Thiên Trường. Đền Cố Trạch được xây vào năm 1894. Theo bia "Trùng kiến Hưng Đạo thân vương cố trạch bi ký", thì lúc tu sửa đền Thiên Trường năm 21 đời Tự Đức (năm 1868), người ta đào thấy ở phía Đông đền Thiên Trường một mảnh bia vỡ có ghi chữ Hưng Đạo thân vương cố trạch (nhà cũ của Hưng Đạo thân vương). Do đó khi xây đền này vào năm 1894 khánh thành vào năm 1895, đền được đặt tên là Cố Trạch Từ (đền nhà cũ). Đền Hạ là tên thường gọi.Đền Cố Trạch đặt bài vị của Trần Hưng Đạo, gia đình và gia tướng. Tiền đường của đền Cố Trạch là nơi đặt bài vị của 3 gia tướng thân tín của Trần Hưng Đạo, đó là Phạm Ngộ, Phạm Ngũ Lão và Nguyễn Chế Nghĩa.Thiêu hương (kinh đàn) là nơi đặt long đình trong có tượng Trần Hưng Đạo cùng 9 pho tượng Phật. Bên trái đặt bài vị các quan văn. Bên phải đặt bài vị của các quan võ.Gian tả vu là nơi đặt bài vị Trương Hán Siêu, Tòa chính tẩm là nơi đặt bài vị của cha và mẹ Trần Hưng Đạo, của Trần Hưng Đạo và vợ (công chúa Thiên Thành), của 4 người con trai và 4 người con dâu của Trần Hưng Đạo, của con gái và con rể (Phạm Ngũ Lão).Đền Trùng Hoa mới được chính quyền tỉnh Nam Định với sự hỗ trợ về kinh phí của chính phủ xây dựng từ năm 2000. Đền được xây trên nền cung Trùng Hoa xưa - nơi các đương kim hoàng đế nhà Trần về tham vấn các vị Thái thượng hoàng. Trong đền Trùng Hoa có 14 pho tượng bằng đồng của 14 hoàng đế nhà Trần đặt tại tòa trung đường và tòa chính tẩm. Tòa thiêu hương là nơi đặt ngai và bài vị thờ hội đồng các quan. Gian tả vu thờ các quan văn. Gian hữu vu thờ các quan võ.Lễ hội đền Trần được tổ chức trong các ngày từ ngày 15 đến ngày 20 tháng tám âm lịch hàng năm tại phường Lộc Vượng, thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định nhằm tri ân công của 14 vị vua Trần.Từ năm 2000, Nam Định tổ chức Lễ khai ấn đền Trần vào rạng sáng ngày 15 tháng giêng. Lúc đầu lệ khai ấn chỉ bó hẹp trong không gian làng Tức Mặc, dần trở thành lễ hội lớn. "Trần miếu tự điển" là chiếc ấn được dùng để đóng ấn dịp Lễ hội Đền Trần hiện nay. Ấn hình vuông, làm bằng gỗ, được chế tạo vào thời Nguyễn, cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20. Hai mặt Đông-Tây của viền ấn khắc hình hai con rồng, mặt Nam của viền ấn khắc chìm 4 chữ "Tích phúc vô cương." "Trần miếu tự điển" mang nội dung điển lệ, tục lệ thờ tự tại miếu nhà Trần, phạm vi, quy mô nhỏ hẹp là dòng họ Trần tại làng Tức Mặc.