Chiến tranh đã đi qua nhưng những nỗi đau và cả những vết thương thì nó không thể nào phai được nhất là đối với những người đã trực tiếp ra chiến trường đối trọi với quân giặc. Có thể nói những vết thương để lại đối với họ thời gian không thể nào xóa nhòa được. Bên cạnh nhà em cũng có một bà mẹ anh hùng. Bà có một người con trai đã hi sinh trong chiến trường miền nam ác liệt và nỗi đau ấy có lẽ cả cuộc đời bà cũng không thể nào quên được.
Năm nay bà đã ngoài bảy mươi tuổi nhưng bà còn khỏe lắm. Đôi mắt không còn được tinh nhanh nữa. Mỗi lần em sang nhà bà chơi chỉ nghe tiếng bước chân là bà đã biết là em rồi. Bà quý em lắm, chẳng thế mà mỗi lần sang ,em đều được bà dành cho những quả táo quả cam tươi ngon nhất. Hàng xóm ai cũng thương bà, bà chỉ có một anh con trai duy nhất, ngày đất nước kháng chiến xóm làng thương bà bao bà đừng cho anh đi , nhưng vì tổ quốc vẫy gọi , bà vẫn khuyến khích anh lên đường kháng chiến và rồi ngày kháng chiến thắng lợi miền nam hoàn toàn được giải phóng thì cũng là lúc bà nghe tin anh không trở về. Bà đau khổ dằn vặt cô đơn.
Hàng xóm ai cũng thương bà lắm thương bà thui thủi một mình . Bọn trẻ con chúng tôi ai cũng yêu bà lắm. Cả xóm ai cũng quý bà lắm.Bà lúc nào cũng nói năng nhẹ nhàng ôn hòa với mọi người chẳng thế mà bao nhiêu cuộc cãi vã lớn nhỏ chỉ cần có bà ra khuyên giải là đều giải quyết được hết thảy. Bà không giàu có gì nhưng bà luôn quan tâm chăm lo cho học tập của chúng tôi, đứa nào trong xóm mà được giấy khen cuối năm là bà lại có thưởng vì thế nên lũ trẻ chúng tôi ai nấy đều quý bà.
Mỗi khi đến những ngày thương binh hay ngày bà mẹ Việt Nam anh hùng nhà bà đông lắm người ra người nào nườm nượp , chính quyền địa phương đều đều quan tâm thăm hỏi động viên bà . Bà đã được trao bằng khen bà mẹ Việt Nam anh hùng
Những hôm rảnh rỗi em thường sang giúp bà nhặt rau giặt quần áo trò chuyện với bà cho bà nguôi nỗi cô đơn. Những lúc nhớ anh bà còn kể choem những câu chuyện về anh, những bức thư anh đa gửi cho bà và em càng xúc động hơn khi biết anh chính là người tự nguyện ôm bom ba càng nhảy vào xe tăng địch. Em nghẹn ngào , những giọt nước mắt lăn dài trên má thương bà thương anh và em thầm nghĩ cái lòng dũng cảm gan dạ của anh phải chăng cũng là cái sự kiên cường mạnh mẽ trong con người bà.
~ Chúc bạn học giỏi ! ~
Bạn tham khảo :>
Chiến tranh đã đi qua nhưng những nỗi đau và cả những vết thương thì nó không thể nào phai được nhất là đối với những người đã trực tiếp ra chiến trường đối trọi với quân giặc. Có thể nói những vết thương để lại đối với họ thời gian không thể nào xóa nhòa được. Bên cạnh nhà em cũng có một bà mẹ anh hùng. Bà có một người con trai đã hi sinh trong chiến trường miền nam ác liệt và nỗi đau ấy có lẽ cả cuộc đời bà cũng không thể nào quên được.
Năm nay bà đã ngoài bảy mươi tuổi nhưng bà còn khỏe lắm. Đôi mắt không còn được tinh nhanh nữa. Mỗi lần em sang nhà bà chơi chỉ nghe tiếng bước chân là bà đã biết là em rồi. Bà quý em lắm, chẳng thế mà mỗi lần sang ,em đều được bà dành cho những quả táo quả cam tươi ngon nhất. Hàng xóm ai cũng thương bà, bà chỉ có một anh con trai duy nhất, ngày đất nước kháng chiến xóm làng thương bà bao bà đừng cho anh đi , nhưng vì tổ quốc vẫy gọi , bà vẫn khuyến khích anh lên đường kháng chiến và rồi ngày kháng chiến thắng lợi miền nam hoàn toàn được giải phóng thì cũng là lúc bà nghe tin anh không trở về. Bà đau khổ dằn vặt cô đơn.
Hàng xóm ai cũng thương bà lắm thương bà thui thủi một mình . Bọn trẻ con chúng tôi ai cũng yêu bà lắm. Cả xóm ai cũng quý bà lắm.Bà lúc nào cũng nói năng nhẹ nhàng ôn hòa với mọi người chẳng thế mà bao nhiêu cuộc cãi vã lớn nhỏ chỉ cần có bà ra khuyên giải là đều giải quyết được hết thảy. Bà không giàu có gì nhưng bà luôn quan tâm chăm lo cho học tập của chúng tôi, đứa nào trong xóm mà được giấy khen cuối năm là bà lại có thưởng vì thế nên lũ trẻ chúng tôi ai nấy đều quý bà.
Mỗi khi đến những ngày thương binh hay ngày bà mẹ Việt Nam anh hùng nhà bà đông lắm người ra người nào nườm nượp , chính quyền địa phương đều đều quan tâm thăm hỏi động viên bà . Bà đã được trao bằng khen bà mẹ Việt Nam anh hùng
Những hôm rảnh rỗi em thường sang giúp bà nhặt rau giặt quần áo trò chuyện với bà cho bà nguôi nỗi cô đơn. Những lúc nhớ anh bà còn kể choem những câu chuyện về anh, những bức thư anh đa gửi cho bà và em càng xúc động hơn khi biết anh chính là người tự nguyện ôm bom ba càng nhảy vào xe tăng địch. Em nghẹn ngào , những giọt nước mắt lăn dài trên má thương bà thương anh và em thầm nghĩ cái lòng dũng cảm gan dạ của anh phải chăng cũng là cái sự kiên cường mạnh mẽ trong con người bà...
Hàng xóm gần nhà tôi thường gọi mẹ là Mẹ Năm.Mẹ có 3 người thân, chồng và hai đứa con là liệt sĩ. Tuy vậy, bất cứ ai khi tiếp xúc với mẹ đều nhận thấy rằng mẹ không bao giờ nhắc đến sự hy sinh của gia đình mẹ trong chiến tranh. Và những lúc như vậy, mẹ thường hay kể chuyện về thời con gái, cái thời trồng dâu nuôi tằm, hát hò giã gạo … Có một lần tôi vô tình chạm vào nỗi đau của mẹ khi nhắc đến những người thân của mẹ đã hy sinh. Đôi mắt mẹ ngầu đỏ. Tôi nhìn sâu vào đôi mắt mẹ. Dường như mẹ không còn nước mắt để khóc vì 3 vành khăn tang đã lấy hết nước mắt của mẹ từ lâu lắm rồi. Đôi mắt mẹ đã mờ ko còn được tinh tường nữa.
Mẹ thường trồng rau mang ra chợ để bán lấy tiền sinh hoạt hàng ngày.Vất vả nhưng chẳng bao giờ tôi thấy mẹ kêu than nuaw lời.Sang mẹ chơi tôi thường dc mẹ cho quà cho kẹo,mẹ quý tôi lắm.mẹ dc nhà nước phong làm Mẹ Việt Nam Anh Hùng
Nhũng mất mát hi sinh lớn lao của mẹ mọi người đều cảm thông và tôi những khi không có việc gì làm là lại sang giúp đỡ mẹ nhặt rau quét sân.Mẹ thường xoa đầu tôi và dặn tôi phải cố gắng học tập
Cảm ơn mẹ rất nhiều..
Ở địa phương em mới xây dựng lên những ngôi nhà tình thương. Những ngôi nhà này dành cho những người có hoàn cảnh khó khăn trong làng, và một trong những ngôi nhà đó là dành tặng cho bà Tám, bà là bà mẹ Việt Nam anh hùng.
Mẹ em kể, khi xưa bà Tám có đến sáu người con trai, nhưng trong chiến tranh cả chồng và sáu người con của bà đều xung phong lên đường chiến đấu để bảo vệ Tổ Quốc. Tuy chiến tranh đã kết thúc, đất nước đã dành được hòa bình, độc lập nhưng chồng và các con của bà đã hi sinh cho Tổ Quốc, đã mãi mãi ra đi mà không bao giờ trở về.Nay bà đã hơn chín mươi tuổi rồi nhưng bà Tám vẫn một thân một mình cô đơn trong một ngôi nhà nhỏ, khi mưa nước còn bị dột vào nhà. Hoàn cảnh của bà rất đáng thương.Vì vậy, địa phương em đã xây dựng ngôi nhà tình thương để tặng cho bà, mong cuộc sống của bà đỡ vất vả hơn.
Là một người mẹ rất yêu thương những đứa con của mình, nhưng trong hoàn cảnh đất nước bị xâm lược, dù rất đau xót nhưng bà Tám vẫn động viên cho những người con và người chồng của mình lên đường đấu tranh, bảo vệ cho nước nhà. Bà là một người mẹ vĩ đại, thương con nhưng bà cũng là một người yêu nước, mong cho đất nước được hòa bình. Bà đã gạt nỗi đau, nỗi thương con để động viên những người con thực hiện nhiệm vụ với Tổ Quốc.Ngày đất nước dành được độc lập, hòa bình, mọi người hân hoan đón những người lính trở về, còn chồng và con của Bà Tám không thể về được nữa. Em chỉ được nghe bà kể lại, hình ảnh bà Tám lặng lẽ khóc trong ngày độc lập rất đáng thương, khiến mọi người ai cũng xót xa, ngậm ngùi theo. Từ đó đến nay một mình bà phải sống với nỗi cô đơn, buồn đau. Cuộc sống của bà cũng rất vất vả, thiếu thốn.
Mỗi năm, cứ vào ngày 27/7, ngày thương binh liệt sĩ Việt Nam, bà Tám đều đi ra Nghĩa Trang lau xạch những ngôi mộ, thắp hương cắm hoa cho chồng và con mình.Khuôn mặt bà rất buồn, nước mắt cứ lặng lẽ chảy ra làm cho em và đoàn người dâng hương tưởng niệm hôm ấy đều rất xúc động và xót xa.
Chúng ta được sống trong không khí hòa bình như ngày nay không chỉ nhờ sự đấu tranh, hi sinh hết mình của những người chiến sĩ mà còn nhờ sự hi sinh lặng thầm mà ít người biết đến, đó là những bà mẹ Việt Nam anh hùng. Các bà đều là những người phụ nữ tuyệt vời nhất, vĩ đại nhất.
Chiến tranh đã qua đi rất lâu, sống trong những năm tháng không bom đạn, trong niềm hạnh phúc của những người dân trên một đất nước hòa bình, ổn định, những mỗi khi gợi nhắc lại nỗi đau về những năm tháng khốn khó trong bom rơi đạn lửa mà biết bao con người phải hi sinh đánh đổi để có được cuộc sống ấm êm yên bình hôm nay, mỗi chúng ta hẳn đều có chút bồi hồi.
Trong những năm tháng khốc liệt ấy, biết bao thế hệ thanh niên Việt Nam đã ra chiến trường, hi sinh trong bao cuộc chiến đấu, có những người tuổi còn chưa tròn đôi mươi, có người cái tên đồng đội chưa kịp nhớ. Hi sinh ấy được đất nước nghiêng mình. Nhưng có những hi sinh còn nhiều hơn thế, ở đó có nỗi đau của những người mẹ mất chồng, mất con sau cuộc chiến.
Mất mát vì chiến tranh nhiều vô vàn song có lẽ sự mất mát của những bà mẹ là vết thương lòng khó lành nhất. Những người chồng, những người con, người cháu của họ đã ra đi vì sự nghiệp đấu tranh giải phóng đất nước. Mất mát ấy theo những người phụ nữ suốt cả cuộc đời. Trong cuộc chiến đấu, năm tháng cách mạng dân tộc, họ nuốt hết mất mát đau thương vào lòng. Khi hòa bình lập lại, họ chẳng còn gì riêng tư mà hi vọng. Tài sản lớn nhất là gia đình, những người chồng, người con nay đã không còn nữa. Những thương đau ấy, điều gì lấy lại được cho họ?
Các mẹ là những người anh hùng trên đất nước nhỏ bé này. Thật không khỏi chạnh lòng, cũng không thể đong đếm được hết những nỗi đau các mẹ phải gánh chịu để đất nước vinh danh. Không có sự vinh danh nào sánh được, cũng không có đau đớn nào lớn hơn.Tuy vậy, danh hiệu “Bà mẹ Việt Nam anh hùng” chỉ như một sự vinh danh nhỏ nhoi sau cuộc chiến để dân tộc này, đất nước này nghiêng mình trước các mẹ. Ngày 29/8/1994 Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ra pháp lệnh quy định danh hiệu vinh dự nhà nước "Bà mẹ Việt Nam anh hùng".
Ngày 17/12/1994 Chủ tịch nước Lê Đức Anh đã ký quyết định số 394/CTN tặng và truy tặng danh hiệu vinh dự nhà nước "Bà mẹ Việt Nam anh hùng" cho 19.879 bà mẹ Việt Nam có chồng, con tham gia trong hai cuộc chiến tranh bảo vệ đât nước.
Hoà bình đã trở về với dân tộc Việt Nam, niềm vui đã trở lại nhưng nỗi đau thì vẫn còn đấy. Có Mẹ hàng ngày vẫn đang hoà mình vào cuộc sống đang đổi thay từng ngày từng giờ, nhưng có Mẹ đã không còn nữa vì tuổi già nhưng vẫn vinh dự được Nhà nước truy tặng danh hiệu cao quý "Bà mẹ Việt Nam anh hùng". Đó như một nguồn an ủi nhỏ nhoi dành cho các mẹ, bởi các mẹ sống đã làm nên niềm tự hào cho dân tộc này.
Hẳn ai cũng xúc động trước những tâm sự của một người mẹ Việt Nam anh hùng: “Quá nửa đời mẹ sống trong bom đạn, hòa bình rồi phải gương mẫu lao động xây dựng quê hương. Các con của mẹ hy sinh vì nước, vì dân cũng là để cho quê hương yên bình, no ấm. Đau thương, buồn tủi nhưng mẹ cũng rất tự hào”.
Trước dịp kỉ niệm ngày phụ nữ Việt Nam 20 – 10, tôi nghĩ về các bà mẹ của đất nước Việt Nam nhỏ bé của tôi, họ đều là anh hùng, bởi họ đã sinh ra chúng ta. Nhưng hơn hết thảy, các mẹ Việt Nam hi sinh những người đàn ông trong gia đình mình trao cho cuộc chiến đấu bảo vệ đất nước trong hai cuộc chiến của dân tộc là những anh hùng vĩ đại nhất. Xin gửi lời tri ân tha thiết nhất đến các mẹ. Mong các mẹ luôn vui sống để đất nước còn được bù đắp cho đau thương mất mát của Mẹ.