Văn bản ngữ văn 7

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Trần Thị Đào

bài viết về mẹ việt nam anh hùng

Nguyễn Thị Hồng Nhung
14 tháng 8 2017 lúc 12:38

Chiến tranh đã qua đi rất lâu, sống trong những năm tháng không bom đạn, trong niềm hạnh phúc của những người dân trên một đất nước hòa bình, ổn định, những mỗi khi gợi nhắc lại nỗi đau về những năm tháng khốn khó trong bom rơi đạn lửa mà biết bao con người phải hi sinh đánh đổi để có được cuộc sống ấm êm yên bình hôm nay, mỗi chúng ta hẳn đều có chút bồi hồi.

Trong những năm tháng khốc liệt ấy, biết bao thế hệ thanh niên Việt Nam đã ra chiến trường, hi sinh trong bao cuộc chiến đấu, có những người tuổi còn chưa tròn đôi mươi, có người cái tên đồng đội chưa kịp nhớ. Hi sinh ấy được đất nước nghiêng mình. Nhưng có những hi sinh còn nhiều hơn thế, ở đó có nỗi đau của những người mẹ mất chồng, mất con sau cuộc chiến.

Mất mát vì chiến tranh nhiều vô vàn song có lẽ sự mất mát của những bà mẹ là vết thương lòng khó lành nhất. Những người chồng, những người con, người cháu của họ đã ra đi vì sự nghiệp đấu tranh giải phóng đất nước. Mất mát ấy theo những người phụ nữ suốt cả cuộc đời. Trong cuộc chiến đấu, năm tháng cách mạng dân tộc, họ nuốt hết mất mát đau thương vào lòng. Khi hòa bình lập lại, họ chẳng còn gì riêng tư mà hi vọng. Tài sản lớn nhất là gia đình, những người chồng, người con nay đã không còn nữa. Những thương đau ấy, điều gì lấy lại được cho họ?

Các mẹ là những người anh hùng trên đất nước nhỏ bé này. Thật không khỏi chạnh lòng, cũng không thể đong đếm được hết những nỗi đau các mẹ phải gánh chịu để đất nước vinh danh. Không có sự vinh danh nào sánh được, cũng không có đau đớn nào lớn hơn.Tuy vậy, danh hiệu “Bà mẹ Việt Nam anh hùng” chỉ như một sự vinh danh nhỏ nhoi sau cuộc chiến để dân tộc này, đất nước này nghiêng mình trước các mẹ. Ngày 29/8/1994 Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ra pháp lệnh quy định danh hiệu vinh dự nhà nước "Bà mẹ Việt Nam anh hùng".

Ngày 17/12/1994 Chủ tịch nước Lê Đức Anh đã ký quyết định số 394/CTN tặng và truy tặng danh hiệu vinh dự nhà nước "Bà mẹ Việt Nam anh hùng" cho 19.879 bà mẹ Việt Nam có chồng, con tham gia trong hai cuộc chiến tranh bảo vệ đât nước.

Hoà bình đã trở về với dân tộc Việt Nam, niềm vui đã trở lại nhưng nỗi đau thì vẫn còn đấy. Có Mẹ hàng ngày vẫn đang hoà mình vào cuộc sống đang đổi thay từng ngày từng giờ, nhưng có Mẹ đã không còn nữa vì tuổi già nhưng vẫn vinh dự được Nhà nước truy tặng danh hiệu cao quý "Bà mẹ Việt Nam anh hùng". Đó như một nguồn an ủi nhỏ nhoi dành cho các mẹ, bởi các mẹ sống đã làm nên niềm tự hào cho dân tộc này.

Hẳn ai cũng xúc động trước những tâm sự của một người mẹ Việt Nam anh hùng: “Quá nửa đời mẹ sống trong bom đạn, hòa bình rồi phải gương mẫu lao động xây dựng quê hương. Các con của mẹ hy sinh vì nước, vì dân cũng là để cho quê hương yên bình, no ấm. Đau thương, buồn tủi nhưng mẹ cũng rất tự hào”.

Trước dịp kỉ niệm ngày phụ nữ Việt Nam 20 – 10, tôi nghĩ về các bà mẹ của đất nước Việt Nam nhỏ bé của tôi, họ đều là anh hùng, bởi họ đã sinh ra chúng ta. Nhưng hơn hết thảy, các mẹ Việt Nam hi sinh những người đàn ông trong gia đình mình trao cho cuộc chiến đấu bảo vệ đất nước trong hai cuộc chiến của dân tộc là những anh hùng vĩ đại nhất. Xin gửi lời tri ân tha thiết nhất đến các mẹ. Mong các mẹ luôn vui sống để đất nước còn được bù đắp cho đau thương mất mát của Mẹ.

Nguyễn Thị Hồng Nhung
14 tháng 8 2017 lúc 12:39
Mẹ Việt Nam anh hùng Đoàn Thị Thê ngụ tại khu phố Miểu Ba, thị trấn Cần Thạnh cũng như bao người vợ, người mẹ khác có ai muốn cho chồng, cho con hy sinh để nhận lấy danh hiệu cao quý kia; nhưng vì nhiệm vụ thiêng liêng quyết giành lại nền độc lập dân tộc mà gạt nước mắt để tiễn chồng là liệt sĩ Lê Văn Chung tham gia làm cán bộ nông hội của cách mạng vào năm 1945, bị giặc bắt giam tại trại giam Vũng Tàu, và bị giặc bí mật tử hình. Không lâu sau, một lần nữa mẹ lại nhận thêm một nỗi đau khi cả 2 người con là Lê Quang Vinh, con gái Lê Thị Lọt trên đường đi công tác bị lộ, giặc truy sát và bắn chết. Dù vậy, Mẹ không nhụt chí, mà chính sự hy sinh cao cả của những người thân càng tiếp thêm sức mạnh cho Mẹ tiếp tục phục vụ cách mạng. Theo như lời kể của cháu ruột, chị Đoàn Thị Ngọc Cẩm_người hiện đang sống cùng Mẹ cho biết khi chồng và 2 người con duy nhất hy sinh, Mẹ vẫn cố nén đau thương mà tảo tần mua thúng bán bưng với tên thường gọi “Bà 3 xôi vò cơm rượu”, mặc dù không thoát ly tham gia kháng chiến, nhưng Mẹ là một cơ sở nuôi dấu cán bộ cách mạng và luôn tiếp tế lương thực, thực phẩm cho các anh em chiến sĩ, đồng thời trong những lúc đi mua bán là người mang những thư từ liên lạc cho cách mạng. Chính vì vậy mà trong một lần đi qua xã Long Thạnh mua mãng cầu, giặc phục kích và bắn Mẹ bị thương ở chân. Được biết, Mẹ ruột của Mẹ Đoàn Thị Thê là Bà Phan Thị Lâu cũng có 03 người con hy sinh trong kháng chiến cũng đã được truy tặng danh hiệu Mẹ VNAH và Em ruột của Mẹ là Bà Đoàn Thị Thiếp cũng có chồng và 02 con hy sinh cũng được truy tặng danh hiệu Mẹ VNAH năm 2010. Chúng ta biết rằng, để có ngày hòa bình, thống nhất như hôm nay, biết bao người con ưu tú đã ngã xuống. Và cũng ngần ấy những bà mẹ khóc con, những góa phụ khóc chồng… Thế nên, đi bất cứ nơi đâu, đến bất cứ chỗ nào, ta cũng có thể bắt gặp những hình ảnh mẹ già đáng kính, điển hình là Mẹ Việt Nam anh hùng Đoàn Thị Thê. Hiện tại, mặc dù trí nhớ của Mẹ không còn minh mẫn như trước nữa, nhưng tận trong đáy mắt Mẹ vẫn còn đọng lại những hồi ức có cả đau thương, nhưng trên hết là nỗi vui mừng vì sự hy sinh của, chồng của ***** không hề vô nghĩa. Chính tấm lòng cao cả và nỗi đau sâu thẳm của những bà mẹ đã và sẽ góp phần thêm sức mạnh của người Việt Nam qua chân dung những người Mẹ Việt Nam anh hùng. Và hôm nay, ngày 27/7, tất cả chúng ta hãy thắp những nén hương lên trên mộ bia của các anh hùng liệt sĩ, cũng là tiếng lòng tri ân tha thiết đến những người mẹ- “mẹ của những Anh hùng”. Có những mẹ đã về với đất, có những mẹ vẫn còn sống đang từng ngày nhìn đất nước thay da đổi thịt, nhìn cháu con trưởng thành hăng say học tập, lao động xây dựng phát triển. Vậy, chúng ta cần phải sống sao cho có ích để xứng đáng với những gì mà những người Mẹ, những người anh hùng đã không tiếc máu xương mà nằm xuống cho ta có cuộc sống như ngày hôm nay!
Trang Trần
14 tháng 8 2017 lúc 12:45

Tuổi trẻ hôm nay có thể không biết đến đạn bom, không tận mắt chứng kiến những đau thương mất mát trong 2 cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại của dân tộc, nhưng họ đều hiểu rằng cái giá của cuộc sống hôm nay là sự hy sinh của nhiều thế hệ lớp người đi trước đã anh dũng hy sinh, là những nỗi đau, sự mất mát lớn lao của những người mẹ Việt Nam anh hùng.

Sẽ chẳng có sự đền đáp nào xứng đáng với sự hy sinh cao cả của các mẹ cho Tổ quốc hôm nay.

Sinh thời, Bác Hồ đã từng nói: “Nhân dân ta rất biết ơn các bà mẹ cả hai miền Nam Bắc đã sinh đẻ và nuôi dạy những thế hệ anh hùng của nước ta”(Hồ Chí Minh toàn tập).

Đất nước mình trải qua bao cuộc trường chinh máu lửa, người mẹ Việt Nam đã gánh cả nỗi đau giang sơn trên đôi vai gầy yếu của mình, đi suốt cả một chiều dài lịch sử của dân tộc.

Từ những bà Trưng, bà Triệu, đến nữ tướng Bùi Thị Xuân… đã làm khiếp đảm quân thù. Lớp tiếp lớp, bước tiếp bước anh hùng và phải chăng đó là mạch nguồn để người mẹ Việt Nam đi vào lịch sử.

Người mẹ Việt Nam từ ngàn đời đã trở thành biểu tượng cao quý của lòng nhân hậu, đức kiên trung, một đời lam lũ, tảo tần, “biết hy sinh mà chẳng nói nhiều lời” (Tố Hữu), chắt chiu nuôi dưỡng biết bao thế hệ anh hùng của dân tộc.

Đất nước bị xâm lăng, cũng như đời mẹ nhọc nhằn trong suốt những tháng năm dài dằng dặc đấu tranh để bảo vệ, gìn giữ cuộc sống thanh bình, ấm no, hạnh phúc cho đất nước.

Trải qua 2 cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, những người mẹ Việt Nam đã phải chịu đựng nhiều hy sinh mất mát, đau thương. Niềm khát khao, mơ ước của người mẹ là dù phải vất vả cực nhọc, gian lao đến thế nào đi chăng nữa thì cũng cố gắng dồn hết sinh lực nhỏ nhoi để sinh con, bảo vệ con và nuôi dạy con thành người có ích cho đất nước, dân tộc.

Có thể khẳng định rằng: Đứa con là niềm vui, niềm an ủi, là động lực vô biên để giúp người mẹ vượt qua những thăng trầm của cuộc sống. Người xưa cũng đã có câu “Trẻ cậy cha, già cậy con”. Đứa ***** mang nặng đẻ đau, suốt đời mẹ nhường cơm, sẻ áo, “chỗ ướt mẹ nằm, chỗ khô ráo dành con”. Vậy nên có nhà thơ đã viết:

Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa

Miệng ngai cơm búng, lưỡi lừa cá xương

Mẹ là điểm tựa, niềm tin, là bóng mát chở che, là nhựa sống truyền cho những đứa con lớn lên thành “Những người con gái, con trai/ Đẹp như hoa hồng, cứng như sắt thép” Mẹ đã sinh thành, nuôi dưỡng các con, yêu con hơn hết thảy. Nhưng trước vận mệnh của đất nước, bị lâm nguy, mẹ thà mất con, nhưng không để mất nước.

Và rồi những người con của mẹ đã ra đi và không bao giờ trở về nữa, để mẹ một mình với sự lặng im. Vẫn biết chiến tranh là mất mát, hy sinh, nỗi đau đó trải dài trên cơ thể mẹ Việt Nam. Ngày nay, trên quê hương Việt Nam yêu dấu của chúng ta có rất nhiều bà mẹ đã trải qua 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ xâm lược.

Các mẹ đã dâng hiến những người con yêu quý nhất, là một phần máu thịt của mình, cho Tổ quốc. Hàng ngàn, hàng vạn những bà mẹ đã nén chặt nỗi đau trong lòng để đưa tiễn những người con lên đường giết giặc, cứu nước.

Có những mẹ có 3- 4 người con là liệt sĩ, có những mẹ chỉ có một người con duy nhất, mẹ vẫn tình nguyện tiễn con lên đường nhập ngũ. Đảng và Nhà nước ghi nhận công lao trời biển của các mẹ, tôn vinh các mẹ danh hiệu “Mẹ Việt Nam anh hùng”.

Khi được nghe các mẹ kể về nỗi vất vả, nhọc nhằn khi sinh con và nuôi dạy các con đến khi khôn lớn trưởng thành thì trong ánh mắt của các mẹ nỗi buồn đã tan biến, mà đang ánh lên niềm vinh dự, tự hào vì đã hiến dâng cho Tổ quốc những đứa con là một phần máu thịt của chính mình để đất nước Việt Nam có được cuộc sống như ngày hôm nay.

Những người mẹ của đất nước Việt Nam, người đã sinh ra chúng ta, nhưng hơn hết thảy, là các Mẹ Việt Nam anh hùng họ đã hy sinh những người thân yêu nhất để bảo vệ đất nước trong 2 cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại của dân tộc.

Chính các mẹ là những người phụ nữ anh hùng và vĩ đại nhất của dân tộc Việt Nam hôm nay. Xin gửi lời tri ân tha thiết nhất đến các mẹ. Mong các mẹ luôn sống vui, sống khỏe để đất nước còn được bù đắp cho nỗi đau thương mất mát của các mẹ.

Nguyễn Bảo Trung
12 tháng 10 2017 lúc 20:30

Chiến tranh đã qua đi rất lâu, sống trong những năm tháng không bom đạn, trong niềm hạnh phúc của những người dân trên một đất nước hòa bình, ổn định, những mỗi khi gợi nhắc lại nỗi đau về những năm tháng khốn khó trong bom rơi đạn lửa mà biết bao con người phải hi sinh đánh đổi để có được cuộc sống ấm êm yên bình hôm nay, mỗi chúng ta hẳn đều có chút bồi hồi.

Trong những năm tháng khốc liệt ấy, biết bao thế hệ thanh niên Việt Nam đã ra chiến trường, hi sinh trong bao cuộc chiến đấu, có những người tuổi còn chưa tròn đôi mươi, có người cái tên đồng đội chưa kịp nhớ. Hi sinh ấy được đất nước nghiêng mình. Nhưng có những hi sinh còn nhiều hơn thế, ở đó có nỗi đau của những người mẹ mất chồng, mất con sau cuộc chiến.

Mất mát vì chiến tranh nhiều vô vàn song có lẽ sự mất mát của những bà mẹ là vết thương lòng khó lành nhất. Những người chồng, những người con, người cháu của họ đã ra đi vì sự nghiệp đấu tranh giải phóng đất nước. Mất mát ấy theo những người phụ nữ suốt cả cuộc đời. Trong cuộc chiến đấu, năm tháng cách mạng dân tộc, họ nuốt hết mất mát đau thương vào lòng. Khi hòa bình lập lại, họ chẳng còn gì riêng tư mà hi vọng. Tài sản lớn nhất là gia đình, những người chồng, người con nay đã không còn nữa. Những thương đau ấy, điều gì lấy lại được cho họ?

Các mẹ là những người anh hùng trên đất nước nhỏ bé này. Thật không khỏi chạnh lòng, cũng không thể đong đếm được hết những nỗi đau các mẹ phải gánh chịu để đất nước vinh danh. Không có sự vinh danh nào sánh được, cũng không có đau đớn nào lớn hơn.Tuy vậy, danh hiệu “Bà mẹ Việt Nam anh hùng” chỉ như một sự vinh danh nhỏ nhoi sau cuộc chiến để dân tộc này, đất nước này nghiêng mình trước các mẹ. Ngày 29/8/1994 Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ra pháp lệnh quy định danh hiệu vinh dự nhà nước "Bà mẹ Việt Nam anh hùng".

Ngày 17/12/1994 Chủ tịch nước Lê Đức Anh đã ký quyết định số 394/CTN tặng và truy tặng danh hiệu vinh dự nhà nước "Bà mẹ Việt Nam anh hùng" cho 19.879 bà mẹ Việt Nam có chồng, con tham gia trong hai cuộc chiến tranh bảo vệ đât nước.

Hoà bình đã trở về với dân tộc Việt Nam, niềm vui đã trở lại nhưng nỗi đau thì vẫn còn đấy. Có Mẹ hàng ngày vẫn đang hoà mình vào cuộc sống đang đổi thay từng ngày từng giờ, nhưng có Mẹ đã không còn nữa vì tuổi già nhưng vẫn vinh dự được Nhà nước truy tặng danh hiệu cao quý "Bà mẹ Việt Nam anh hùng". Đó như một nguồn an ủi nhỏ nhoi dành cho các mẹ, bởi các mẹ sống đã làm nên niềm tự hào cho dân tộc này.

Hẳn ai cũng xúc động trước những tâm sự của một người mẹ Việt Nam anh hùng: “Quá nửa đời mẹ sống trong bom đạn, hòa bình rồi phải gương mẫu lao động xây dựng quê hương. Các con của mẹ hy sinh vì nước, vì dân cũng là để cho quê hương yên bình, no ấm. Đau thương, buồn tủi nhưng mẹ cũng rất tự hào”.

Trước dịp kỉ niệm ngày phụ nữ Việt Nam 20 – 10, tôi nghĩ về các bà mẹ của đất nước Việt Nam nhỏ bé của tôi, họ đều là anh hùng, bởi họ đã sinh ra chúng ta. Nhưng hơn hết thảy, các mẹ Việt Nam hi sinh những người đàn ông trong gia đình mình trao cho cuộc chiến đấu bảo vệ đất nước trong hai cuộc chiến của dân tộc là những anh hùng vĩ đại nhất. Xin gửi lời tri ân tha thiết nhất đến các mẹ. Mong các mẹ luôn vui sống để đất nước còn được bù đắp cho đau thương mất mát của Mẹ.


Các câu hỏi tương tự
Taylor Swift
Xem chi tiết
Trần Thị Đào
Xem chi tiết
Ngọc Hoàng Nguyễn
Xem chi tiết
Trần Hương Giang
Xem chi tiết
Bùi Lê Trâm Anh
Xem chi tiết
HÀ DUY KIÊN
Xem chi tiết
Nguyen Thi Hong
Xem chi tiết
Nguyễn Thủy Nhi
Xem chi tiết
Đại Minh Tinh
Xem chi tiết