Ôn thi vào 10

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Tran Hoang Anh

viết văn bản trình bày suy nghĩ của em về người anh hùng ngày nay

minh nguyet
19 tháng 5 2021 lúc 15:01

Tham khảo nha em:

Ai trong chúng ta cũng có từng đắm chìm trong những câu chuyện cổ tích có những chàng hoàng tử, những người anh hùng "đầu đội trời chân đạp đất".

Những tưởng họ chỉ có trong câu chuyện mà thôi nhưng nay chúng ta sẽ bắt gặp họ ngay ngoài đời thường. Họ không phải là những điều gì to lớn mà chỉ với những hành động nhỏ làm nên người anh hùng giữa đời thường. Hành động nhỏ là gì? Hành động nhỏ chính là những hành động bình dị, nhỏ nhặt trong cuộc sống hàng ngày. Còn " những người anh hùng giữa đời thường" chính là những cá nhân luôn luôn sống và cống hiến hết mình cho cuộc sống, cho sự tươi đẹp của cộng đồng.

Trước đây, ta luôn có một ý niệm rằng những điều to lớn vĩ đại mới tạo nên những người anh hùng. Nhưng không cái đẹp, cái tốt vẫn được nảy nở từ hành động nhỏ có ý nghĩa góp phần xây dựng và bảo vệ cộng đồng, bảo vệ xã hội. Nó còn tạo động lực cho xã hội phát triển và ngày càng lớn mạnh. Có những cá nhân họ luôn thực hiện hành động nhỏ, cống hiến cho xã hội, có ích cho xã hội mà không cần sự đền đáp họ chính là những người anh hùng giữa đời thường trong lòng chúng ta. Hơn bao giờ hết, trong đại dịch Covid-19 chúng ta đã thấy được nhiều anh hùng giữa đời thường. Họ là những người bác sĩ tuyến đầu thầm lặng làm việc để ngăn cho dịch bệnh không bùng phát nghiêm trọng hơn. Hay đó những những chiến sĩ công an, bộ đội trong những khu cách ly tập trung, nhìn những hình ảnh đó khiến cho những người dân như chúng ta thấy ấm lòng. Anh hùng giữa đời thường còn là những người có lòng hảo tâm quyên góp lương thực, khẩu trang, trang thiết bị y tế,...Không chỉ trong đại dịch này mới có người anh hùng mà trong công cuộc phòng chống tội phạm có nhiều nhóm hiệp sĩ đường phố đã giúp đỡ nhân dân, giúp đỡ nhà nước chống lại những kẻ tội phạm. Họ không ngại hy sinh tính mạng chỉ mong muốn cống hiến một điều gì đó cho cộng đồng.

Là thanh niên, là những chủ nhân tương lai của đất nước thì chúng ta cần có những hành động để giúp đỡ cộng động và xã hội. Trước tiên, ngay hiện nay đó là " chống dịch như chống giặc"" hãy ở nhà". sau đó là tập trung học hành để " đưa đất nước sánh vai với các cường quốc năm châu" như điều Bác Hồ đã dặn chúng ta.

Laville Venom
19 tháng 5 2021 lúc 15:45

Tham khảo

Sự sống đang vỗ nhịp không ngớt vào từng cuộc đời. Đôi khi nó lăn tăn âu yếm, đôi khi nó cuồn cuộn như muốn nghiền nát tất cả. Chính những lúc ấy, khi mà cuộc sống trở nên không chịu được nữa, khi mà phong ba bão táp điên cuồng kiêu hãnh với tất cả thì cũng chính là khi người ta cần đến một sức mạnh tột đỉnh, một ý thức chịu đựng cao.

Đối với chúng ta, quãng đời mà ta đã tô lên nó màu xanh ước mơ và màu đỏ khát vọng, quãng đời ta vùng lên mãnh liệt nhất để chống chọi với bão táp, đó chính là những chuỗi ngày ở tuổi thanh xuân, và nhất là đối với nam nhi, lớp người có thể làm nên “mùa xuân của dân tộc” thì sự hi sinh của họ mới thật sự là một ý thức của anh hùng tuyệt vời:

Làm trai cho đáng nên trai
Xuống Đông, Đông tĩnh, lên Đoài, Đoài yên.

Bắt nguồn từ câu ca dao của dân tộc, sau này Nguyễn Công Trứ cũng từng quan niệm một cách khá phóng khoáng trong bài “Chí anh hùng” về người nam nhi:

Vòng trời đất dọc ngang, ngang dọc
Nợ tang bồng vay trả, trả vay
Chí làm trai nam bắc đông tây
Cho phí sức vẫy vùng trong bốn bể...

Giờ đây không phải là lúc ta ngồi bên nhau để viết dăm ba câu về nội dung và quan niệm đối với ý chí của người thanh niên. Nhưng rõ ràng không ai phủ nhận rằng muốn làm nên “mùa xuân” trên đất nước này, muốn vực dậy cả một thế hệ thanh niên đã im lìm sau mười mấy năm giải phóng, thì việc đầu tiên đó là phải xác định lại vị trí của người thanh niên, làm sáng tỏ giá trị của quãng đời tuổi trẻ mà ai cũng từng trải qua.

Trước hết, chí anh hùng của tuổi trẻ trong hai câu ca dao đã được khẳng định rõ ràng. Làm trai phải biết và hiểu đúng đắn sức mạnh của giới tính. Tuổi trẻ ở đâu thì phải yên tĩnh ở đó. Tuổi trẻ ở đâu phải gieo được mầm hạnh phúc và bình yên ở đó. Đây là một quan niệm đúng đắn và sâu sắc. Không nói đến ý thức hệ của giai đoạn phát sinh câu ca dao, ta thấy cái nhìn của người xưa mang tính xã hội cao. Rõ ràng, người thanh niên bao giờ cũng là trụ cột từ trong gia đình đến ngoài xã hội. Một cụ già, một chị phụ nữ yếu ớt không thể vững vàng đứng mũi chịu sào như một người thanh niên. Sự phát triển sinh lí bình thường của người nam giới cũng đã nói lên điều đó. Như vậy, từ thực tiễn để đi đến nhận xét, tổng kết ngắn gọn, ông bà ta đã khẳng định phần nào tầm vóc giá trị của người con trai, đồng thời nêu được một quan niệm rõ rệt về chí anh hùng của người quân tử.

 

Nhưng phải đến Nguyễn Công Trứ thì quan niệm ấy được khắc họa rõ hơn và mang ít nhiều sắc thái quan điểm Nho học: “Nợ tang bồng vay trả, trả vay”. Nguyễn Công Trứ đã biến cái nhìn bao quát của người xưa thành một ý thức về chí anh hùng của người quân tử. Đối với ông, người con trai phải tung hoành giữa đất trời, nghĩa là mở rộng lên cả vũ trụ, bao trùm lên hết cuộc sống. Người con trai phải biết xoay đất chuyển trời, vùng vẫy khắp nam bắc đông tây, đem hết sức lực để cải tạo và xây dựng cuộc sống, Cởi bỏ những quan niệm khắt khe của lốt Nho học, ngoại trừ khả năng riêng của giới tính, thì ý thức về nhiệm vụ của người thanh niên trong mấy câu thơ của Nguyễn Công Trứ thật tuyệt vời. Chưa bao giờ hình ảnh người thanh niên được nhân lên tầm cao đối với thời đại đẹp đẽ đến thế! Thanh niên lúc này không thể “chết già ở xó cửa” được, Thanh niên chỉ có một con đường, đó là dùng sức lực và trí tuệ để tái tạo cuộc sống. Từ thực tế, ta có thể thấy lời của nhà thơ là đúng đắn. Nguyễn Công Trứ, ở cuộc đời bên ngoài, cũng là một nhân tố tích cực trong những năm tuổi trẻ. Ông làm quan vào năm trên bốn mươi tuổi, nhưng cả tuổi trẻ, ông đã hiến dâng trọn vẹn sức lực và trái tim cho công cuộc xây dựng đất nước. Và ở thời đại hôm nay, có ai quên được người thanh niên ra đi tìm đường cứu nước khi mới hai mươi mốt tuổi với hai bàn tay trắng: anh Ba, người làm bếp trên tàu năm xưa ấy cũng là Bác Hồ kính yêu của chúng ta. Phải! Bác đấy! Người đã đem cả tuổi thanh xuân của mình đổi lấy mùa xuân cho dân tộc. Rõ ràng, ngay cả trong cuộc sống thực tại, quan niệm của Nguyễn Công Trứ cũng đúng đắn vô cùng.

Nhưng không phải chỉ có riêng cuộc sống bên ngoài chấp nhận cái quan niệm ấy mà cả tấm gương văn học cũng công nhận. Cái gì đã làm ta yêu mến Paven? Bởi tầm vóc tư tưởng lớn lao ư? Hay chính bởi một ngọn lửa tuổi trẻ luôn luôn nồng cháy: “Đời người chỉ sống có một lần. Phải sống sao cho khỏi ân hận vì những năm tháng đã sống hoài, sống phí, cho khỏi hổ thẹn vì dĩ vãng ti tiện và đớn hèn của mình, để đến khi nhắm mắt xuôi tay, ta có thể nói rằng: tất cả đời ta, ta đã hiến dâng cho sự nghiệp cao đẹp nhất trên đời, sự nghiệp đấu tranh giải phóng loài người” (Nhi-cô-lai Ô-xtơ-rôp-xki). Quan niệm về cuộc sống và ý thức vươn lên đấu tranh với những giông tố của cuộc đời, theo nhà văn Ô-xtơ-rôp-xki có gì là khác với cái thú vẫy vùng ngang dọc của Nguyễn Công Trứ? Không! Ở một khía cạnh nào đó, hai tư tưởng này vẫn gặp được nhau. Sự gặp nhau trong tư tưởng của họ là điều mà chúng ta cần suy nghĩ.

Trở lại với câu ca dao từ ngàn xưa để đi đến cái nhìn của Nguyễn Công Trứ, ta có thể khẳng định yếu tố đúng đắn trong những câu thơ là những quan niệm ấy. Tất nhiên ta phải loại trừ khả năng hơi lệch về người con trai trong quan điểm Nho học vì ta đang nói tới chí anh hùng của tuổi trẻ biểu hiện trong ý thơ.

 

Quăng mình vào mặt biển mênh mông của thực tại, mỗi chúng ta có lẽ bất giác giật mình. Đã lâu lắm rồi, ta chẳng còn thấy những sự bùng lên mạnh mẽ trong bầu nhiệt huyết của thanh niên nữa. Hình ảnh những cô gái chàng trai bên đèo mây, trên tầng núi đá không còn là sự thường xuyên nữa. Mà cuộc sống thì bao giờ cũng đi lên phía trước, ở thời đại hôm nay, chí anh hùng của người thanh niên thật ra không mang trọn vẹn những quan niệm mà chúng ta vừa nói đến. Nhưng “chí anh hùng” của tuổi trẻ hôm nay vẫn xuất phát từ tinh thần ấy. Tất nhiên, giặc ngoại xâm giờ cũng chẳng còn để ta có thể dẹp yên hay “phí sức anh hùng trong bốn bể”, nhưng sự lạc hậu trì trệ còn nguy hiểm hơn nhiều. Người thanh niên hôm nay anh hùng, đó không phải chỉ là cầm cây súng bảo vệ Tổ quốc mà còn là sự dũng cảm chiến đấu với những sai lệch của thực tế và của chính mình. Vì có chiến đấu với những cái sai trái thì mới có thể xác định được vị trí của mình trong cuộc sống, mới biết “mình là ai?”. Nhất là trong khoảnh khắc thời gian nóng bỏng của lúc này, khi con đường tiến lên xã hội chủ nghĩa đã đầy rẫy nhọc nhằn và chông gai, thì “chí anh hùng” của người thanh niên mới thực sự quan trọng.

Người thanh niên mới giờ đây phải xông ra để điều chỉnh cán cân công lý và bảo vệ công bằng xã hội. Cũng như Phan Bội Châu từng khuyên: “Ghé vai vào cựu giang sơn”. Cái “ghé vai” của người thanh niên phải thể hiện đầy đủ ý thức phục vụ và trách nhiệm của mình. Đó không phải là cái “ghé vai” thường tình mà phải mang sức nặng của cuộc sống, phải làm cho người thanh niên ấy đổ mồ hôi, “sôi trái tim” và bần bật một tình yêu quê hương mãnh liệt. Có như thế, người thanh niên mới thực sự là một “đấng anh hùng”. Và có như thế thì lớp trẻ ngày nay mới đuổi kịp đàn anh đi trước - lớp người đã từng một thời vẻ vang trong khói lửa chiến đấu.

Nói tóm lại, đi từ quan niệm của người xưa về người con trai, đến quan niệm của Nguyễn Công Trứ về chí anh hùng của người quân tử, ta có thể có một khái niệm tròn trịa về ý chí và sức mạnh chiến đấu của người con trai nói riêng, của tuổi trẻ nói chung. Và với khái niệm ấy, ta có thể hình thành một quan niệm đúng đắn về chí anh hùng của tuổi trẻ trong thời đại hôm nay. Một ngày chúng ta còn cất tiếng hát: “là thanh niên thế hệ Hồ Chí Minh” thì chúng ta còn phải chiến đấu, bằng tất cả sức lực tuổi thanh xuân, bằng trí tuệ của những con người đến độ tung hoành để xứng đáng với tấm áo choàng rực rỡ Hồ Chí Minh mà thanh niên ta đang mang; để đừng bao giờ hổ thẹn rằng: ta đã để tuổi trẻ đi qua thật vô ích. Riêng em, em nghĩ rằng cuộc sống tôi luyện cho con người ta ngày một dạn dày chính là khi đang ở tuổi thanh xuân. Em sẽ cố gắng vững vàng vươn lên để một ngày ở trên tầm cao của thời đại, em và tất cả lớp thanh niên hôm nay sẽ tự hào mà nói rằng: “Tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội”.

I am Batman
19 tháng 5 2021 lúc 18:31

Tham khảo

Đúng là trong suốt hơn 2.000 năm giữ nước và dựng nước Việt Nam có rất nhiều anh hùng (bao gồm anh thư là nữ anh hùng). Chỉ kể những bậc tài trí xuất chúng và có năng lực lãnh đạo, đã làm nên những chiến công hiển hách, những sự nghiệp vẻ vang, lưu danh muôn thuở, số người được gọi là anh hùng có rất nhiều.

Nhưng vấn đề hiện nay là, trong thời đại phát triển, ta có cần anh hùng không và anh hùng có thể xuất hiện không? Theo tôi thì rất cần và rất mong sẽ xuất hiện những hình tượng anh hùng trong thời đại phát triển này, đặc biệt là những anh hùng trong giới lãnh đạo và quan chức, là những người có ảnh hưởng lớn tới vận mệnh đất nước. Anh hùng thuộc giới này trong thời đại này cũng có những tố chất như anh hùng thời chống ngoại xâm dù nội dung cụ thể có thể khác.

Chẳng hạn tài trí (có tri thức, có tầm nhìn xa, có năng lực lãnh đạo…), dũng cảm (dám nhận trách nhiệm, dám vì lợi ích đất nước mà đương đầu với mọi khó khăn, với các nhóm lợi ích cục bộ), quên mình vì dân vì nước (chí công vô tư, đặt quyền lợi đất nước lên trên hết), trọng dụng và thu phục được người giỏi để thực hiện sự nghiệp lớn (dùng người giỏi thật sự và lắng nghe trí thức)...

Dĩ nhiên bàn luận tổng quát và chung chung như vậy thì dễ và ai cũng thấy đương nhiên đất nước cần những người như vậy. Nhưng đặt tiếp câu hỏi là làm thế nào có những anh hùng đúng tầm như thế thì câu trả lời không dễ chút nào. Dưới đây tôi chỉ đưa ra vài tình huống khách quan và bàn về kinh nghiệm các nước.

Giả sử có hai nước A và B cùng đang ở giai đoạn đầu của quá trình phát triển. Lãnh đạo và quan chức hai nước đứng trước một tình huống giống nhau như sau: Hàng tiêu dùng cao cấp như xe hơi hạng sang... đang sản xuất nhiều tại các nước đi trước và các nước đi sau cũng có thể nhập khẩu để dùng.

Trong trường hợp nước A, lãnh đạo và quan chức có dịp ra nước ngoài hoặc qua thông tin đại chúng thấy các thứ này sang trọng, tiện nghi và muốn mình và người thân của mình được hưởng sự sang trọng, tiện nghi này. Do đó họ tìm cách tăng thu nhập, kể cả bằng tham ô, nhận hối lộ, chia sẻ quyền lợi với các nhóm lợi ích... Cũng có thể họ lấy ngân sách nhà nước để nhập xe đắt tiền và giải thích rằng lãnh đạo bộ, thành phố hay tỉnh phải đi xe sang mới tương thích với vị thế, chức vụ của họ. Có người còn cho rằng phải như vậy để giao thiệp với các đối tác nước ngoài.

Trường hợp nước B thì khác. Lãnh đạo và quan chức luôn bận tâm về việc tiết kiệm từng đồng ngân sách và ngoại tệ để đầu tư cho giáo dục, cho những dự án hạ tầng kinh tế, hạ tầng xã hội và những chương trình phát triển tạo công ăn việc làm cho dân, đẩy mạnh xuất khẩu. Xe hơi và những tiện nghi cao cấp chỉ cần đủ để làm việc, chỉ nhập số ít và những loại giá rẻ, tương ứng với trình độ phát triển chung của đất nước.

Trường hợp tích cực hơn nữa là lãnh đạo và các quan chức tham khảo ý kiến của các chuyên gia đưa ra tầm nhìn và kế hoạch dài hạn kèm theo các biện pháp, chính sách để trong tương lai sản xuất được những mặt hàng tiêu dùng cao cấp mà nhiều người dân mong ước được hưởng. Hình tượng mẫu mực như vậy của lãnh đạo và quan chức sẽ tạo niềm tin trong dân, xã hội tràn ngập giấc mơ phát triển, trở thành động lực hiện thực hóa kế hoạch phát triển.

Hai trường hợp vừa nói là giả thuyết nhưng một người có hiểu biết nhất định về tình hình thế giới hiện nay thì thấy không khó khăn lắm khi tìm những quốc gia cụ thể tương ứng với trường hợp A. Cần nói thêm là lãnh đạo và quan chức trong trường hợp A còn có những người có tầm nhìn hạn hẹp, không chịu học hỏi, giáo điều, bảo thủ, không chịu dùng người tài nên thường sai lầm về đường lối, chính sách và nhiều khi những khuyết tật đó gắn liền với thói tham nhũng, ham hưởng thụ như đã nêu.

Nước Nhật vào thập niên 1950 nếu không có cơ chế cho sự xuất hiện của những “anh hùng” như đã thấy thì có lẽ hiện nay Nhật vẫn chỉ là nước có thu nhập trung bình.

Trường hợp B thì khó tìm hơn nhưng không phải là không có. Đọc lịch sử Nhật Bản tôi thấy rất nhiều hình tượng anh hùng trong thời đại phát triển. Chỉ đơn cử vài ví dụ trong lịch sử đương đại:

Trí tuệ, hành động và tác phong của các quan chức Bộ Công Thương Nhật Bản vào giữa thập niên 1950 có thể gọi là rất “anh hùng” mặc dù tên tuổi của họ không nổi tiếng bằng những nhà lãnh đạo chính trị.

 

Lúc đó một chiếc xe hơi nhập khẩu từ Mỹ vào giá rất đắt, tương đương với năm năm tiền lương của một quan chức trung cấp. Các quan chức ở Bộ Công Thương lúc đó mơ ước có ngày người dân bình thường cũng sẽ có xe hơi và cho rằng phải phát triển ngành xe hơi mới làm cho Nhật giàu mạnh.

Trong lúc có nhiều ý kiến khác nhau về điểm này, kể cả một số lãnh đạo trong đảng cầm quyền sợ kế hoạch sản xuất xe hơi sẽ gây va chạm trong quan hệ Nhật-Mỹ vì ngành này đang là lợi thế của Mỹ. Nhưng các quan chức Bộ Công Thương đã tích cực vận động lãnh đạo chính phủ và doanh nghiệp để thực hiện cho được kế hoạch này vì tin sự quan trọng của ngành xe hơi đối với Nhật trong tương lai.

Nhưng ý chí là một chuyện còn khả năng có thực hiện được không và làm sao để thực hiện là một chuyện khác. Lợi thế so sánh của Nhật lúc đó là các hàng công nghiệp dùng nhiều lao động giản đơn như vải vóc, giày dép…

Đang phân vân về khả năng sản xuất của nước mình, các quan chức đọc được bài viết của Giáo sư Shinohara Miyoshi (1919) bàn về lợi thế so sánh động (lợi thế so sánh trong tương lai) và các điều kiện để biến lợi thế so sánh động thành hiện thực. Họ vui mừng và liên lạc ngay với Giáo sư Shinohara xin gặp để hỏi chi tiết hơn.

Trong hồi ký mới viết hồi tháng 6/2009, Shinohara kể như sau: “Hồi đó 4-5 quan chức Bộ Công Thương đến nhà tôi vào buổi tối. Chúng tôi trò chuyện mãi đến khuya vẫn còn muốn tiếp tục, cuối cùng gần 5 giờ sáng họ mới ra về”. Còn rất nhiều câu chuyện tương tự về sự cầu thị, nhiệt tình lo việc nước của quan chức Nhật thời đó.

Sau đó, Bộ Công Thương tự tin là Nhật có thể sản xuất xe hơi được và đã đặt ra các chính sách yểm trợ doanh nghiệp xúc tiến sản xuất. Những chiếc xe đầu tiên ra đời còn xấu về hình dáng nên một số người Mỹ trong ngành xe hơi có vẻ chế nhạo. Nhưng quan chức Bộ Công Thương kiên quyết với phương châm “Mỹ làm được thì Nhật cũng làm được”. Như ta đã biết, ngành xe hơi Nhật phát triển mạnh mẽ từ thập niên 1960.

Ví dụ thứ hai. Tôi muốn đề cập đến một nhân vật nổi tiếng. Ikeda Hayato (1899-1965), sau khi tốt nghiệp đại học trở thành quan chức Bộ Tài chính và sau đó đắc cử dân biểu quốc hội. Lúc đang làm Bộ trưởng Tài chính, ông dẫn đầu phái đoàn công du sang Washington vào năm 1955. Lúc đó kinh tế Nhật Bản vừa hồi phục sau chiến tranh nhưng còn nhiều khó khăn, cán cân thương mại nhập siêu lớn, ngoại tệ thiếu nhiều. Ikeda luôn lo lắng về tình hình này nên về chỗ nghỉ tại Mỹ ông đã cho nhân viên thuê khách sạn 3 sao (lúc đó giá 7 Đô la Mỹ một ngày) và để tiết kiệm hơn nữa, hai, ba người ở chung một phòng, kể cả bộ trưởng cũng chung phòng với một vụ trưởng (theo hồi ký của nguyên Thủ tướng Miyazawa Kiichi, lúc ấy là thành viên trong đoàn Ikeda).

Mấy năm sau đó Ikeda quyết định ra tranh cử chức Chủ tịch Đảng Tự do dân chủ (LDP) là đảng đương quyền. Đang suy nghĩ về chiến lược phát triển đất nước, ông đọc được bài viết của Giáo sư kinh tế Nakayama Ichiro về sự cần thiết cũng như điều kiện để tăng gấp đôi tiền lương thực chất, cải thiện hẳn mức sống của dân chúng. Đang lúc thai nghén một chiến lược phát triển với mục tiêu như gợi ý của Nakayama, ông được nhóm trợ lý tiến cử Shimomura Osamu, nhà kinh tế vừa giỏi lý luận vừa hiểu thực tiễn và nhất là có năng lực hình thành các chính sách cụ thể, ông mời làm cố vấn phụ trách soạn thảo chiến lược bội tăng thu nhập quốc dân (trong vòng 10 năm).

Ikeda đắc cử Chủ tịch LDP và trở thành thủ tướng từ năm 1960 đến lúc mất (1965). Nhiều chính sách, nhiều cơ chế mới được ban hành để thực hiện chiến lược. Chiến lược này cùng với phong cách của một lãnh đạo như Ikeda và với một tập thể quan chức có năng lực và hết lòng vì sự nghiệp phát triển đất nước như đã thấy ở trên, đã thổi vào xã hội một không khí phấn chấn, tin tưởng vào tương lai. Trong bối cảnh đó, chiến lược bội tăng thu nhập quốc dân đạt được mục tiêu chỉ trong bảy năm, thay vì 10 năm như kế hoạch ban đầu.

Trên thế giới, trong lịch sử cũng như hiện tại, những nước ở trường hợp A rất nhiều, những nước ở trường hợp B như Nhật thì ít. Bản đồ phát triển của thế giới phản ánh điều đó. Không kể những nước quá nhỏ về quy mô dân số, hiện nay trên thế giới có độ 60 nước với dân số tổng cộng độ 1 tỷ người còn nghèo đói, đang luẩn quẩn trong cái bẫy nghèo, và độ năm sáu chục nước đã thoát nghèo nhưng vẫn luẩn quẩn ở mức thu nhập trung bình.

Nếu chỉ kể những nước có quy mô dân số tương đối lớn (trên 20 triệu vào cuối năm 2007) thì hiện nay chỉ có 12 nước (và lãnh thổ) có thu nhập cao (bình quân đầu người 10.000 Đô la Mỹ theo giá cố định năm 2000), trong đó tại châu Á chỉ có Nhật, Hàn Quốc và Đài Loan. Tóm lại, muốn dân giàu, nước mạnh thì lãnh đạo và quan chức phải giống trường hợp nước B.

Các nhà kinh tế chưa thống nhất ý kiến về nguyên nhân phát triển hoặc không thể phát triển của một nước. Nhiều người đồng ý là có nhiều nguyên nhân nhưng tìm một nguyên nhân duy nhất thì không dễ. Theo tôi, nhiều nước không phát triển được hoặc chỉ phát triển tới mức trung bình, chủ yếu vì rơi vào trường hợp nước A ở trên.

Có nước nhờ tài nguyên hoặc vị trí địa lý và hoàn cảnh quốc tế thuận lợi đã phát triển lên mức thu nhập trung bình nhưng vì lãnh đạo và quan chức giống như trường hợp nước A nên vẫn giẫm chân một chỗ hoặc phát triển với tốc độ rất thấp (gần đây các nhà phân tích kinh tế gọi họ là những nước mắc vào “cái bẫy của nước thu nhập trung bình”).

Nước Nhật vào thập niên 1950 nếu không có cơ chế cho sự xuất hiện của những “anh hùng” như đã thấy thì có lẽ hiện nay Nhật vẫn chỉ là nước có thu nhập trung bình.

Các anh hùng dân tộc thời nhà Trần đã lập nên những chiến công hiển hách, đuổi được quân Nguyên ra khỏi bờ cõi làm nức lòng người. Hai câu thơ của Trần Nhân Tông đã phản ảnh không khí hồ hởi kéo dài nhiều năm tháng đó:

 

Người lính già đầu bạc
Kể mãi chuyện Nguyên phong.

Mong rằng hai, ba mươi năm nữa, những quan chức, những vị lãnh đạo đầu đã bạc ngồi ở quán cà phê bên hồ Hoàn Kiếm trò chuyện mãi về những ngày của thời trung niên đã hết lòng vì nước vì dân nên Việt Nam đã vượt qua cái bẫy của nước thu nhập trung bình, chen chân được vào hàng ngũ những nước giàu mạnh trên thế giới.

Nghị luận về người anh hùng trong thời đại ngày nay - Mẫu 4

Ai trong chúng ta cũng có từng đắm chìm trong những câu chuyện cổ tích có những chàng hoàng tử, những người anh hùng "đầu đội trời chân đạp đất".

Những tưởng họ chỉ có trong câu chuyện mà thôi nhưng nay chúng ta sẽ bắt gặp họ ngay ngoài đời thường. Họ không phải là những điều gì to lớn mà chỉ với những hành động nhỏ làm nên người anh hùng giữa đời thường. Hành động nhỏ là gì? Hành động nhỏ chính là những hành động bình dị, nhỏ nhặt trong cuộc sống hàng ngày. Còn " những người anh hùng giữa đời thường" chính là những cá nhân luôn luôn sống và cống hiến hết mình cho cuộc sống, cho sự tươi đẹp của cộng đồng.

Trước đây, ta luôn có một ý niệm rằng những điều to lớn vĩ đại mới tạo nên những người anh hùng. Nhưng không cái đẹp, cái tốt vẫn được nảy nở từ hành động nhỏ có ý nghĩa góp phần xây dựng và bảo vệ cộng đồng, bảo vệ xã hội. Nó còn tạo động lực cho xã hội phát triển và ngày càng lớn mạnh. Có những cá nhân họ luôn thực hiện hành động nhỏ, cống hiến cho xã hội, có ích cho xã hội mà không cần sự đền đáp họ chính là những người anh hùng giữa đời thường trong lòng chúng ta. Hơn bao giờ hết, trong đại dịch Covid-19 chúng ta đã thấy được nhiều anh hùng giữa đời thường. Họ là những người bác sĩ tuyến đầu thầm lặng làm việc để ngăn cho dịch bệnh không bùng phát nghiêm trọng hơn. Hay đó những những chiến sĩ công an, bộ đội trong những khu cách ly tập trung, nhìn những hình ảnh đó khiến cho những người dân như chúng ta thấy ấm lòng. Anh hùng giữa đời thường còn là những người có lòng hảo tâm quyên góp lương thực, khẩu trang, trang thiết bị y tế,...Không chỉ trong đại dịch này mới có người anh hùng mà trong công cuộc phòng chống tội phạm có nhiều nhóm hiệp sĩ đường phố đã giúp đỡ nhân dân, giúp đỡ nhà nước chống lại những kẻ tội phạm. Họ không ngại hy sinh tính mạng chỉ mong muốn cống hiến một điều gì đó cho cộng đồng.

Là thanh niên, là những chủ nhân tương lai của đất nước thì chúng ta cần có những hành động để giúp đỡ cộng động và xã hội. Trước tiên, ngay hiện nay đó là " chống dịch như chống giặc"" hãy ở nhà". sau đó là tập trung học hành để " đưa đất nước sánh vai với các cường quốc năm châu" như điều Bác Hồ đã dặn chúng ta.


Các câu hỏi tương tự
khong có
Xem chi tiết
Lina04
Xem chi tiết
Alice Bui
Xem chi tiết
Alice Bui
Xem chi tiết
Chan
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Thuỳ
Xem chi tiết
Nguyễn Hoàng Minh
Xem chi tiết
Linh ???
Xem chi tiết
Phạm Ngọc Hải
Xem chi tiết