A) trình bày đột biến gen các dạng đột biến gen.
b) ở ruồi giấm 2n=8 ,lập sơ đồ minh họa cơ thể 3 nhiễm ở ruồi giấm
Quan sát tiêu bản của 1 tế bào sinh dưỡng ở một người bị bệnh di truyền, người ta thấy có 45 NST, trong đó NST giới tính chỉ có một chiếc. Người đó là nam hay nữ và mắc bệnh di truyền gì? Viết sơ đồ tạo thành người bị bệnh di truyền trên?
a, vẽ cơ chế NST xác định giới tính ở người ?
b, sự thụ tinh giữa các loại tinh trùng mang NST giới tính nào với trứng để tạo ra hợp tử phát triển thành con trai hoặc con gái ?
c, quan niệm cho rằng người mẹ quyết định việc sinh con trai hay con gái là đúng hay sai ?
1, Trình bày mối quan hệ giữa gen và ARN ?
2, Trình bày cơ chế tự nhân đôi của ARN ? Tại sao nói cơ chế tự nhân đôi của ARN là cơ sở bảo tồn sự đặc tring của loài ?
3, Trình bày sự tổng hợp pr ? Giải thích sơ đồ:
Gen -> mARN -> Pr -> Tính trạng.
4, Có 3 gien với số lượng các nu như sau:
- Gen 1: 1247 nu ;
- Gen 2: 2574 nu ;
- Gen 3: 2746 nu ;
a) Tính số lượng nu tham gia tổng hợp chuỗi aa
b) Tính số aa được hình thành từ mỗi gen , cả 3 gen
5, Trình bày khái niệm, các dạng, nguyên nhân của đột biến cấu trúc Gen
6, Thường biến là gì ? Trong sản xuất nông nghiệp thường biến đống vai trò gì ? Mức phản ứng thể hiện về mối quan hệ của vật chất di truyền nào ?
Sơ đồ phả hệ sau mô tả sự di truyền của một bệnh ở người
Biết rằng bệnh này do một trong hai alen của một gen quy định và không phát sinh đột biến mới ở tất cả những người trong phả hệ.
a) Xác định đặc điểm di truyền của bệnh trên.
b) Tính theo lý thuyết, nếu cặp vợ chồng (22 – 23) muốn sinh một người con nữa, thì xác suất sinh ra con trai không bị bệnh là bao nhiêu?
Câu 1 :
1. Trình bày đặc điểm cấu tạo của lá phù hợp với chức năng ?
2. Bấm ngọn, tỉa cành có lợi ích gì ?
Câu 2 :
1. Biện pháp đấu tranh sinh học là gì ? Cho ví dụ minh họa
2. Tại sao nói dây thần kinh tủy là dây pha ?
3. Trình bày nguyên nhân, cơ chế, tác hại và cách phòng ngừa của chứng xơ vữa động mạch ?
Câu 3 :
1. Khi nguyên cứu chức năng của tủy sống trên một con ếch, một bạn học sinh đã vô tình làm đứt một số rễ tủy. Bằng cách nào em só thể phát hiện được rễ nào còn, rễ nào bị đứt ? Giải thích ?
2. Nêu nguyên nhân đóng mở môn vị. Ý nghĩa của cơ chế đó ?
3. Tại sao vừa ăn vừa cười nói dễ bị sặc ?
Câu 4 :
1. Trình bày đặc điểm của hoa thụ phấn nhờ sâu bọ ?
2. Cho các loài : rêu, dương xỉ, ngô, cam, xoài, thông, mướp, ớt và bèo hoa dâu. Xác định hoa lưỡng tính, hoa đơn tính và không có hoa ?
Câu 5 :
Trình bày những đặc điểm khác nhau của giun đất và tôm sông
Câu 6 :
1. Trình bày cấu tạo, chức năng, thành phần sinh lí của máu.
2. Vì sao tim lại đập suốt đời không mỏi ?
Câu 7 :
Trình bày đặc điểm khác nhau nước tiểu ở nang cầu thần và ở bể thận. Nguyên nhân dẫn đến việc sỏi thận và sỏi bóng đái ? Cách phòng tránh ?
Câu 8 :
Vì sao ở những loài sinh sản hữu tính lại được duy trì ổn định qua các thế hệ cơ thể ?
Câu 9 :
Ở một loài cá thể sinh vật, xét một cặp NST tương đồng có chứa 1 cặp alen Bb, trong đó mỗi alen đều bằng 5100 Ao, số liên kết hidro của alen B là 3600, số liên kết hidro của alen b là 3400. Xét 1 cặp NST tương đồng khác có chứa 1 cặp alen Dd, trong đó mỗi alen đều dài 4080 Ao, số liên kết hidro của alen D bằng 3000, số liên kết hidro của alen d bằng 3100.
1. Tính số nucleotit từng loại của mỗi giao tử nói trên ?
2. Khi có hiện tượng giảm phân I, cặp NST Dd phân li bình thường còn cặp NST Bb phân li không bình thường thì tạo ra giao tử như thế nào ? Tính số nucleotit từng loại của mỗi giao tử đó ?
3. Khi có hiện tượng giảm phân II, cặp NST Bb phân li bình thường còn cặp NST Dd phân li không bình thường thì tạo ra giao tử như thế nào ?
Tính số nucleotit từng loại của mỗi giao tử đó ?
Câu 10 :
Ở đậu Hà Lan, khi cho lai hai cây hoa đỏ lưỡng bội với nhau, người ta thấy ở F1 xuất hiện cây hoa trắng. Biết rằng, mỗi gen quy định 1 tính trạng, gen nằm trên NST thường và không xảy ra hiện tượng đột biến.
1. Hãy biện luận và viết sơ đồ lai
2. Nếu các cây hoa đỏ ở F1 tiếp tục tự thụ phấn thì tỉ lệ phân li kiểu hình sẽ như thế nào ?
3. Cho các cây hoa đỏ ở F1 giao phối ngẫu nhiên với nhau, xác định kết quả F2 ?
Câu 1: (2,0 điểm)
1.1 (1,0 điểm)
a. Thế nào là di truyền liên kết?
b. Trong nhân tế bào, vì sao trên cùng một nhiễm sắc thể phải mang nhiều gen?
c. Khi quan sát bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội một tế bào sinh dưỡng của ếch đang ở kì đầu chứa 52 crômatit. Xác định số nhóm gen liên kết của ếch?
1.2 (1,0 điểm)
Cho lai hai thứ lúa thuần chủng thân cao, chín muộn và thân thấp, chín sớm thu được F1 toàn thân cao, chín muộn. Cho F1lai phân tích thì kết quả lai thu được:
1010 hạt khi đem gieo mọc thành thân cao, chín muộn.
1008 hạt khi đem gieo mọc thành thân thấp, chín muộn.
1011 hạt khi đem gieo mọc thành thân cao, chín sớm.
1009 hạt khi đem gieo mọc thành thân thấp, chín sớm.
(Biết rằng mỗi gen quy định một tính trạng, tính trạng chiều cao của thân và thời gian chín di truyền độc lập với nhau)
a. Từ kết quả lai phân tích F1:
- Xác định kiểu hình nào là biến dị tổ hợp?
- Giải thích và xác định kiểu gen của F1?
b. Nếu cho F1 lai với thân cao, chín sớm dị hợp, thì tỉ lệ kiểu hình thu được ở F2 như thế nào?
Câu 2: (2,0 điểm)
2.1 (1,0 điểm)
Một gen có T2 – X2 = 12% tổng số nuclêôtit của gen. Tỉ lệ phần trăm từng loại nuclêôtit trong gen này là bao nhiêu?
2.2. (1,0 điểm)
a. Nêu điểm khác nhau về sự sắp xếp của nhiễm sắc thể trên thoi phân bào ở kì giữa của quá trình nguyên phân và kì giữa lần phân bào thứ nhất của giảm phân?
b. Trên một cơ thể đực, theo dõi 10 tế bào mầm nguyên phân 5 đợt liên tiếp đã đòi hỏi môi trường cung cấp 24180 nhiễm sắc thể đơn mới.
- Xác định bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của loài?
- Giả thiết có 1000 tinh bào bậc 1 thực hiện giảm phân bình thường, hiệu suất thụ tinh của tinh trùng là 1/1000 . Xác định số hợp tử được tạo thành?
Câu 3: (2,0 điểm)
3.1. (1,0 điểm)
a. Nêu khái niệm đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể?
b. Quan sát một nhiễm sắc thể có trình tự phân bố các gen trước và sau đột biến:
c. Xác định tên dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể? Ngoài dạng trên, đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể còn những dạng nào?
d. Nếu dạng đột biến trên xảy ra ở cặp nhiễm sắc thể thứ 21 ở người thì gây hậu quả gì?
3.2. (1,0 điểm)
Quan sát trên một đoạn ADN gồm 30 chu kì xoắn, số nuclêôtit loại A chiếm 20% tổng số nuclêôtit của đoạn ADN. Sau đột biến, thấy xuất hiện thêm một cặp nuclêôtit A – T.
a. Đột biến gen là gì? Chiều dài đoạn ADN trên sau khi bị đột biến bằng bao nhiêu A?
b. Số nuclêôtit từng loại của đoạn ADN sau đột biến là bao nhiêu?
Câu 4: (2,0 điểm)
4.1. (1,0 điểm)
Quan sát một tế bào ở em bé thấy bộ nhiễm sắc thể gồm 47 chiếc trong đó có 1 cặp nhiễm sắc thể có hình thái, kích thước khác nhau và 3 nhiễm sắc thể thứ 21 có hình thái, kích thước giống nhau, các cặp nhiễm sắc thể còn lại đều bình thường.
a. Tế bào trên là của bé trai hay bé gái? Cho biết bé bị bệnh di truyền gì?
b. Về bên ngoài, bé có các dấu hiệu biểu hiện của bệnh như thế nào?
4.2. (1,0 điểm)
Khảo sát sự di truyền bệnh M ở người do 1 gen có 2 alen (A và a) qua ba thế hệ như sau:
Hãy xác định:
a. Gen gây bệnh là gen trội hay lặn - Giải thích?
b. Một học sinh cho rằng gen gây bệnh nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X đúng không, giải thích nhận định?
Câu 5: (2,0 điểm)
5.1. (1,0 điểm)
Trong một ruộng lạc (đậu phộng), có thể có các mối quan hệ nào giữa các sinh vật khác loài (cỏ, sâu, vi khuẩn sống trong nốt sần rễ lạc, lạc)? (Nêu tên gọi cụ thể của mối quan hệ).
5.2. (1,0 điểm)
Em hãy nêu ý nghĩa thích nghi ở sinh vật với điều kiện nhiệt độ, độ ẩm của môi trường sống, tương ứng mỗi đặc điểm về hình thái, giải phẫu, sinh lý, tập tính hoạt động:
- Đặc điểm 1: Một số loài động vật có tập tính ngủ hè.
- Đặc điểm 2: Gấu trắng ở vùng Bắc cực có lớp lông bao phủ dày và lớp mỡ nằm dưới da.
- Đặc điểm 3: Cây sống ở vùng nhiệt đới, trên bề mặt lá có tầng cutin dày.
- Đặc điểm 4: Ở vùng ôn đới, về mùa đông giá lạnh, cây thường rụng nhiều lá.
---------HẾT---------
Đột biến di truyền ảnh hưởng đến con người như thế nào
Câu 1 : Tại sao trong cấu trúc dân số tỉ lệ nam nữ lại là 1 : 1
Câu2 : Đột biến gen là gì ? Các dạng đột biến gen ? Nguyên nhân phát sinh đột biến ?
Câu 3: Nêu đặc điểm của người bị bẹnh đao ? Người mắc bệnh đao có liên quan đến giới tính không ? Nêu nguyên nhân phát sinh bệnh ?
Câu 4 : So sánh đột biến và thường biến ?