Ôn tập tiếng Việt 6

阮草~๖ۣۜDαɾƙ

Viết một đoạn văn khoảng 8 câu để chỉ ra và phân tích hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ sau:
Cày đồng đang buổi ban trưa
Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày
Ai ơi bưng bát cơm đầy
Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần.

Thảo Phương
24 tháng 7 2018 lúc 16:08

Gợi ý sơ qua:

-Hai câu ca dao đầu:

+Lời thơ miêu tả nỗi vất vả trong lao động của người nông dân. Hình ảnh người nông dân lao động vào thời điểm ban trưa tức là thời điểm mặt trời gay gắt nhất, khoảng thời gian từ chín, mười giờ đến mười một, mười hai giờ. Đất nước ta lại là xứ nhiệt đới, nắng lúc bấy giờ chiếu thẳng xuống mặt đất. Nông dân lại làm việc giữa trời rộng, không một mái che. Từ đó ta hiểu vì sao người cày ruộng ướt đẫm mồ hôi

+So sánh mồ hôi thánh thót như mưa, người nông dân đã muốn diễn tả cụ thể nỗi khó nhọc, vất vả của công việc mình làm. Bên cạnh đó từ láy thánh thót gợi lên hình ảnh từng giọt mồ hôi rơi xuống liên tục, giọt ngắn giọt dài. Tóm lại, câu một chỉ giới thiệu hoàn cảnh lao động, câu hai đã miêu tả hình ảnh một cách cụ thể sinh động, gợi hình, gợi cảm. Tuy sự so sánh này có tính cách thậm xưng nhưng vẫn gây xúc động mạnh cho chúng ta.

-Hai câu sau: Câu ba mở đầu bằng hô ngữ từ "Ai ơi" để diễn tả một lời kêu gọi tha thiết. Lời kêu gọi không nhằm vào một người quen biết nào cả. Họ cũng không rõ ai là người lắng nghe tâm sự của họ. Họ chỉ biết nói với những người đã từng bưng những bát cơm ngon, những bát cơm đầy. Vậy thì chữ "Ai" không xác định đã được xác định: Ai đó chính là những người đã từng ăn cơm, chính là chúng ta, là mọi người.

=>Bạn tự chốt ý nhé ~~

Bình luận (0)
Thảo Phương
24 tháng 7 2018 lúc 9:11

Gợi ý sơ qua:

-Hai câu ca dao đầu:

+Lời thơ miêu tả nỗi vất vả trong lao động của người nông dân. Hình ảnh người nông dân lao động vào thời điểm ban trưa tức là thời điểm mặt trời gay gắt nhất, khoảng thời gian từ chín, mười giờ đến mười một, mười hai giờ. Đất nước ta lại là xứ nhiệt đới, nắng lúc bấy giờ chiếu thẳng xuống mặt đất. Nông dân lại làm việc giữa trời rộng, không một mái che. Từ đó ta hiểu vì sao người cày ruộng ướt đẫm mồ hôi

+So sánh mồ hôi thánh thót như mưa, người nông dân đã muốn diễn tả cụ thể nỗi khó nhọc, vất vả của công việc mình làm. Bên cạnh đó từ láy thánh thót gợi lên hình ảnh từng giọt mồ hôi rơi xuống liên tục, giọt ngắn giọt dài. Tóm lại, câu một chỉ giới thiệu hoàn cảnh lao động, câu hai đã miêu tả hình ảnh một cách cụ thể sinh động, gợi hình, gợi cảm. Tuy sự so sánh này có tính cách thậm xưng nhưng vẫn gây xúc động mạnh cho chúng ta.

-Hai câu sau: Câu ba mở đầu bằng hô ngữ từ "Ai ơi" để diễn tả một lời kêu gọi tha thiết. Lời kêu gọi không nhằm vào một người quen biết nào cả. Họ cũng không rõ ai là người lắng nghe tâm sự của họ. Họ chỉ biết nói với những người đã từng bưng những bát cơm ngon, những bát cơm đầy. Vậy thì chữ "Ai" không xác định đã được xác định: Ai đó chính là những người đã từng ăn cơm, chính là chúng ta, là mọi người.

=>Bạn tự chốt ý nhé ~~

Bình luận (0)
阮草~๖ۣۜDαɾƙ
24 tháng 7 2018 lúc 10:20

Cô mik bảo có cả Hoán dụ

Bình luận (0)
Ngô Hoàng Anh
24 tháng 7 2018 lúc 14:50


Công việc đồng áng vào ngày mùa phải bận rộn lắm, thế nên mới cày giữa trưa. Và cày giữa trưa, trời nắng hẳn phải cực nhọc lắm. Vì vậy “mồ hôi thánh thót” cũng là điều hiển nhiên thôi. Nhưng mà “thánh thót như mưa ruộng cày” thì đích thị là nói phóng đại rồi. Cái tài của phép phóng đại là người nghe biết mà vẫn nghe, vẫn tin, vẫn đồng cảm vì nó có cơ sở thực tế. Bởi giữa trưa, trời nắng nóng, hẳn phải là thời gian nghỉ ngơi, nhưng đây lại phải cày cho kịp việc. Thế thì đem sự cực nhọc ấy mà nói “mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày” là điều dễ dàng đồng cảm. Chỉ nói như thế may ra mới nói hết được sự vất vả, cực nhọc, lao lực của người nông dân lúc này.

Và ngay cái lúc cày đồng giữa trưa này đây, một giá trị về cuộc sống, giá trị về lao động được vỡ lẽ. Người nông dân thấm thía và nhận ra chân giá trị lớn lao của lao động. Để có được bát cơm, có được cái ăn thì phải lao động cực nhọc như thế này đây. Cái giá trị lớn lao của bài ca là ở đây. Một bài học về giá trị lao động có lẽ không chỉ dành riêng cho dân cày, mà dành cho tất cả mọi ngành nghề lao động. Cần phải biết nâng niu, quí trọng thành quả của lao động. Thế mới biết, vì sao người ta lại giáo dục con em bằng giáo dục lao động.

Bình luận (0)
Ngô Hoàng Anh
24 tháng 7 2018 lúc 14:52


Công việc đồng áng vào ngày mùa phải bận rộn lắm, thế nên mới cày giữa trưa. Và cày giữa trưa, trời nắng hẳn phải cực nhọc lắm. Vì vậy “mồ hôi thánh thót” cũng là điều hiển nhiên thôi. Nhưng mà “thánh thót như mưa ruộng cày” thì đích thị là nói phóng đại rồi. Cái tài của phép phóng đại là người nghe biết mà vẫn nghe, vẫn tin, vẫn đồng cảm vì nó có cơ sở thực tế. Bởi giữa trưa, trời nắng nóng, hẳn phải là thời gian nghỉ ngơi, nhưng đây lại phải cày cho kịp việc. Thế thì đem sự cực nhọc ấy mà nói “mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày” là điều dễ dàng đồng cảm. Chỉ nói như thế may ra mới nói hết được sự vất vả, cực nhọc, lao lực của người nông dân lúc này.

Và ngay cái lúc cày đồng giữa trưa này đây, một giá trị về cuộc sống, giá trị về lao động được vỡ lẽ. Người nông dân thấm thía và nhận ra chân giá trị lớn lao của lao động. Để có được bát cơm, có được cái ăn thì phải lao động cực nhọc như thế này đây. Cái giá trị lớn lao của bài ca là ở đây. Một bài học về giá trị lao động có lẽ không chỉ dành riêng cho dân cày, mà dành cho tất cả mọi ngành nghề lao động. Cần phải biết nâng niu, quí trọng thành quả của lao động. Thế mới biết, vì sao người ta lại giáo dục con em bằng giáo dục lao động.

Bình luận (0)
Nanami-Michiru
24 tháng 7 2018 lúc 15:11

Ca dao vốn là thể thơ của tầng lớp bình dân. Mặc dầu vậy, những hạt ngọc của ca dao, dù mang tính đại chúng: sử dụng các thủ pháp nghệ thuật dân gian, nhưng vẫn đạt tới trình độ thơ hiện đại. Ý tứ thâm sâu mà âm điệu thơ vẫn bay bổng, chất thơ vẫn giàu sức tinh tế. Người viết muốn nói đến bài ca dao:

“Cày đồng đang buổi ban trưa

Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày

Ai ơi bưng bát cơm đầy

Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần.”

Có ý kiến cho rằng, bài ca dao được dịch từ bài “Bừa lúa” của tác giả Lí Thân đời Đường, Trung Quốc. Người viết không nghĩ thế. Có lẽ do sự tương đồng về văn hóa – cả hai nước đều là nền nông nghiệp lúa nước – nên tứ thơ của hai bài có sự tương đồng. Ở đây, nếu có chăng thì đó chỉ là sự kế thừa, nhưng đã có sự tiếp biến lớn lao. Hai bài, tứ thơ dù tương đồng, nhưng rõ ràng, bài ca dao này mang âm điệu Việt hoàn toàn (bài thơ của Lí Thân viết theo thể ngũ ngôn). Cả ngôn ngữ thơ, chất thơ, cũng như những thủ pháp nghệ thuật của bài ca này hoàn toàn đậm chất Việt. Người viết không nhằm tranh luận, bài ca dao là của Trung Quốc hay của ta. Chỉ muốn nói một điều rằng, từ hàng trăm năm nay, bài ca dao đã trở nên vô cùng gần gũi với đời sống của nhân dân lao động Việt Nam, nó mang “hơi thở” và “tâm tư” của người Việt, thì hẳn nó đã là ca dao của Việt Nam rồi.

Bài ca dao mở đầu bằng hai câu:

“Cày đồng đang buổi ban trưa

Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày”

Công việc đồng áng vào ngày mùa phải bận rộn lắm, thế nên mới cày giữa trưa. Và cày giữa trưa, trời nắng hẳn phải cực nhọc lắm. Vì vậy “mồ hôi thánh thót” cũng là điều hiển nhiên thôi. Nhưng mà “thánh thót như mưa ruộng cày” thì đích thị là nói phóng đại rồi. Cái tài của phép phóng đại là người nghe biết mà vẫn nghe, vẫn tin, vẫn đồng cảm vì nó có cơ sở thực tế. Bởi giữa trưa, trời nắng nóng, hẳn phải là thời gian nghỉ ngơi, nhưng đây lại phải cày cho kịp việc. Thế thì đem sự cực nhọc ấy mà nói “mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày” là điều dễ dàng đồng cảm. Chỉ nói như thế may ra mới nói hết được sự vất vả, cực nhọc, lao lực của người nông dân lúc này.

Và ngay cái lúc cày đồng giữa trưa này đây, một giá trị về cuộc sống, giá trị về lao động được vỡ lẽ. Người nông dân thấm thía và nhận ra chân giá trị lớn lao của lao động. Để có được bát cơm, có được cái ăn thì phải lao động cực nhọc như thế này đây. Cái giá trị lớn lao của bài ca là ở đây. Một bài học về giá trị lao động có lẽ không chỉ dành riêng cho dân cày, mà dành cho tất cả mọi ngành nghề lao động. Cần phải biết nâng niu, quí trọng thành quả của lao động. Thế mới biết, vì sao người ta lại giáo dục con em bằng giáo dục lao động.

Điều cần nói thêm ở đây là: để làm nên lập luận vững chắc cho phép so sánh -phóng đại ở câu thứ hai, tác giả dân gian đã sử dụng rất tài tình từ láy “thánh thót”. Từ láy giàu tính gợi hình và đậm chất Việt này được đặt thật đúng chỗ, khiến cho sự cực nhọc, vất vả được phóng đại hóa một cách sinh động. Vì vậy khi so sánh “mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày” thì phép so sánh – phóng đại trở nên hợp lý về nghĩa, và cấu trúc của câu thơ cũng trở nên uyển chuyển. Bởi thế, câu thơ vừa đậm chất dân gian lại vừa tinh tế, giàu chất thơ hiện đại.

Thấm thía bài học về giá trị lao động người nông dân thốt lên:

“Ai ơi bưng bát cơm đầy

Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần.”

Hai câu kết chính là lời tự khuyên mình, đồng thời cũng chính là lời khuyên dành cho mọi người, cần phải nhớ lấy và cần phải biết quí trọng thành quả của lao động. Rõ ràng, đây là lời khuyên mang sức lay động rất mạnh mẽ. Nó lay động bởi sự có sự kết hợp cả lí và tình. Người nghe không chỉ bị thuyết phục về mặt ý thức mà còn bị thuyết phục cả về tình cảm. Nói nó có lí bởi có hai câu đầu làm cơ sở lí luận, minh chứng cho lời khuyên. Nói nó có tình bởi sự chân thành về tình cảm trong cách diễn đạt, sử dụng ngôn từ và âm điệu. Lí và tình quyện chặt nhau tạo nên sức lay động, sức lang tỏa mạnh mẽ cho bài ca dao. Hai câu kết đồng thời khẳng định chân giá trị của lao động đã nêu ở hai câu đầu.

Sự đặc sắc làm nên giá trị cho bài ca dao còn nằm ở câu kết. Câu kết của bài ca rất độc đáo, gồm hai vế đối nhau: “dẻo thơm một hạt” đối với “đắng cay muôn phần” tạo nên hai vế đối rất chỉnh (chỉnh về ý và cả từ loại). Ở câu kết, chúng ta còn gặp lại lối nói phóng đại. “Dẻo thơm một hạt” mà lại “đắng cay muôn phần”! Như vậy, câu kết vừa đối vừa phóng đại, lối nói phóng đại được lồng vào trong phép đối mà sao câu ca không hề gợn chút gì trúc trắc, ngược lại nó tạo nên sức nặng, sự âm vang trong lòng người.

Phải khẳng định rằng, bài ca dao là một viên ngọc lấp lánh trong kho tàng ca dao – dân ca Việt Nam. Kết cấu vô cùng chặt chẽ, đồng thời lại mang trong mình những giá trị nghệ thuật tiêu biểu của dân gian. Ngôn ngữ cứ tự nhiên, bình dị mà lại tinh tế và giàu sức sáng tạo của thơ hiện đại. Âm điệu mượt mà nhưng lời thơ vẫn giàu chất trí tuệ. Nó cứ tự nhiên mà ngấm vào lòng người. Nó như lời tâm tình của ông dành cho cháu, của cha dành cho con về bài học giá trị lao động.

Một bài ca không cần đọc nhiều mà vẫn thuộc lòng. Một bài ca mang trên mình sự lấp lánh của văn hóa Việt, hẳn nó sẽ mãi đồng hành với dân ta trong suốt quá trình phát triển của lịch sử.

Bình luận (0)
Nguyễn Ngô Minh Trí
24 tháng 7 2018 lúc 16:42

Công việc đồng áng vào ngày mùa phải bận rộn lắm, thế nên mới cày giữa trưa. Và cày giữa trưa, trời nắng hẳn phải cực nhọc lắm. Vì vậy “mồ hôi thánh thót” cũng là điều hiển nhiên thôi. Nhưng mà “thánh thót như mưa ruộng cày” thì đích thị là nói phóng đại rồi. Cái tài của phép phóng đại là người nghe biết mà vẫn nghe, vẫn tin, vẫn đồng cảm vì nó có cơ sở thực tế. Bởi giữa trưa, trời nắng nóng, hẳn phải là thời gian nghỉ ngơi, nhưng đây lại phải cày cho kịp việc. Thế thì đem sự cực nhọc ấy mà nói “mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày” là điều dễ dàng đồng cảm. Chỉ nói như thế may ra mới nói hết được sự vất vả, cực nhọc, lao lực của người nông dân lúc này.

Và ngay cái lúc cày đồng giữa trưa này đây, một giá trị về cuộc sống, giá trị về lao động được vỡ lẽ. Người nông dân thấm thía và nhận ra chân giá trị lớn lao của lao động. Để có được bát cơm, có được cái ăn thì phải lao động cực nhọc như thế này đây. Cái giá trị lớn lao của bài ca là ở đây. Một bài học về giá trị lao động có lẽ không chỉ dành riêng cho dân cày, mà dành cho tất cả mọi ngành nghề lao động. Cần phải biết nâng niu, quí trọng thành quả của lao động. Thế mới biết, vì sao người ta lại giáo dục con em bằng giáo dục lao động.

Bình luận (0)
Huong San
26 tháng 7 2018 lúc 16:21

tk tạm bv này nhé

Cày đồng đang buổi ban trưa
Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày
Ai ơi bưng bát cơm đầy
Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần

Ca dao là khúc hát taam tình của người dân quê Việt Nam lưu truyền qua năm tháng thời gian, lan tỏa theo hương lúa đồng nội quê hương. Ngọt ngào biết bao những vần thơ dân dã ấy đã thấm sâu vào tâm hồn thơ bé mỗi chúng ta qua điệu ru của mẹ, tiếng hát của bà. Chúng ta yêu vô cùng những bài ca dao nói về công việc nhà nông “hai sương một nắng”, ca ngợi đức tính cần cù, lòng kiên nhẫn của người dân cày quê ta. Hình ảnh người trai cày sao mà đáng yêu thế:

“Cày đồng đang buổi ban trưa

Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày.

Ai ơi, bưng bát cơm đầy

Deo thơm một hạt, đắng cay muôn phần”.

Hai câu đầu miêu tả cảnh cày đồng. Câu ca dao gợi lên trước mắt chúng ta hình ảnh người nông dân đang lội bù, tay cầm cày, theo sau con trâu, dưới ánh nắng “ban trưa” chang chang mùa hạ. Người và con trâu phải làm việc vô cùng vất vả. Mồ hôi luôn ra như mưa. Từ tượng thanh “thánh thót” gợi tả mồ hôi rơi xuống từng giọt… từng giọt liên tiếp, gieo vào không gian âm thanh “thánh thót”. “Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày” là hình ảnh so sánh thậm xưng gợi tả công việc cày đồng vất vả, cực nhọc không thể nói hết. “Mưa” làm cho lúa xanh tươi, cũng như “mồ hôi” đổ xuống luống cày làm cho đất đai thêm màu mỡ. Nghệ thuật so sánh “mồ hôi” với “mưa” thật là sáng tạo, làm cho người đọc, người nghe thấm thía, cảm thông với bao cực nhọc của nhà nông. Thật vậy, bà con dân cày đã đổ biết bao mồ hôi, công sức vào luống cày, sá bừa, ngày này qua ngày khác, tháng này qua tháng khác, để làm ra bông lúa, củ khoai nuôi sống xã hội. Vần ca dao đã vẽ lên một hình ảnh tuyệt đẹp về người nông dân trên cánh đồng quê hương. Đó là một con người khoẻ mạnh dẻo dai, cần mẫn và chịu khó:

“Cày đồng đang buổi ban trưa

Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày”.

Hai tiếng cảm thán “ai ơi!” vang lên một cách tha thiết, đã tạo nên âm điệu êm ái, ngọt ngào. Nhà thơ dân gian nhắn gửi mọi người gần xa một ý nghĩ với bao tình cảm đẹp. Mỗi khi “bưng” bát cơm đầy chúng ta ghi nhớ công ơn khó nhọc của người nông dân đã cuốc bẫm cày sâu, sản xuất ra lúa gạo cho nhân dân no ấm. Câu ca sâu lắng, thấm thía:

“Ai ơi, bưng bát cơm đầy

Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần”.

Câu cuối bài ca dao được tạo nên bằng nghệ thuật tương phản đặc sắc. Câu 8 chia làm hai vế tiểu đối cân xứng: “Dẻo thơm một hạ// đắng cay muôn phần”. Tính từ “dẻo thơm” đối chọi với tính từ “đắng cay”, “một hạt” đối lập với “muôn phần”, làm nổi bật sức lao động sáng tạo của nhà nông. Câu ca dao đã nâng nhận thức và cảm xúc cho mọi người về giá trị của bông lúa, hạt gạo, bát cơm dẻo thơm mà ta được hưởng thụ hàng ngày thật đáng quý vô ngần. Cho nên, nhân dân ta mới gọi hạt gạo là “hạt vàng”, “hạt ngọc” với tất cả lòng tự hào, trân trọng. “Hạt gạo nuôi hết thảy chúng ta no” (Nguyễn Duy).

Cũng như phần lớn ca dao, dân ca, bài “Cày đồng đang buổi ban trưa…” được viết bằng thể thơ lục bát quen thuộc. Giọng thơ nhẹ nhàng thấm thía. Ngôn từ chọn lựa tinh tế, vừa giàu sức biểu hiện vừa đậm đà sắc thái biểu cảm: thánh thót, dẻo thơm, đắng cay, bát cơm đầy,…Các biện pháp tu từ: ví von so sánh, tương phản đối lập được vận dụng sáng tạo, để viết nên những vần thơ giàu hình ảnh, nhạc điệu.

Nước ta là một nước nông nghiệp, trên 80% dân số sống bằng nghề nông. Người nông dân Việt Nam cần cù, chất phác, hiền lành, dũng cảm và giàu lòng yêu nước. Nhà nông quê ta tượng trưng cho sức sống bền vững của dân tộc qua bốn nghìn năm dựng nước và giữ nước.

Với đức tính cần mẫn, dẻo dai và sáng tạo, nhà nông đã làm nên những mùa vàng bát ngát, đem đến sự ấm no cho xã hội. Mọi gia đình có bát cơm dẻo thơm, đất nước có nhiều lương thực xuất khẩu là nhờ vào công sức nhà nông. Thời điểm chiến tranh, hạt gạo mang nặng tình hậu phương, ai mà quên được: “Hạt gạo làng ta - Gửi ra tiền tuyến - Gửi về phương xa – Em vui em hát - Hạt vàng làng ta” (Trần Đăng Khoa). Yêu kính và biết ơn nhà nông, mỗi một chúng ta khắc vào tâm hồn lời nhắn gọi thiết tha đã mấy ngàn năm vang lên sau luỹ tre xanh:

“Ai ơi, bưng bát cơm đầy

Nhớ công hôm sớm cấy cày cho chăng!”.

Tham khảo thêm:

Tính chân thực trong một bài ca dao

Tháng Ba 15, 2010 bởi Tuệ Lãng

Tác phẩm văn học trước hết là kết tinh của một quan hệ xã hội – thẩm mỹ nhiều mặt đối với đời sống. Giá trị của một tác phẩm được định đoạt bởi nhiều thang chuẩn khác nhau. Song giá trị cơ bản của một tác phẩm là chính ở chiều sâu phản ánh, thể hiện tinh thần nhân dân sâu sắc, ở đó, một phần của hiện thực được thể hiện chân thực và qua đó tác giả gửi gắm ít nhiều những tình cảm, mong ước cao đẹp của con người. Dù chỉ là một bài ca dao nhỏ, song tác phẩm này trở thành bài ca “nằm lòng” của nhiều thế hệ nhân dân lao động Việt Nam, bởi nhờ vào tính chân thực sâu sắc của nó.

Cày đồng đang buổi ban trưa
Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày
Ai ơi bưng bát cơm đầy
Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần

Không nói đến nguồn gốc của bài ca dao này là của nhân dân Việt Nam hay của kho tàng thi ca đời Đường Trung Quốc, nhưng tác phẩm nhỏ bé này từ lâu đã đi vào tâm thức dân gian như là một phần tiếng nói lao động của giai cấp bình dân. Và dù có của dân tộc nào thì bài ca dao này vẫn là tiếng nói tâm tình của nhân dân lao động. Tất cả đều bắt nguồn từ tính chân thực sâu sắc của tác phẩm. Bài ca dao không chỉ thể hiện được hiện thực cuộc sống lao động gian nan mà còn thể hiện được hiện thực tâm hồn của con người lao động.

Nghệ thuật nói chung văn học nói riêng là một hình thái ý thức, một hình thức của nhận thức, do đó không tách rời mảnh đất đời sống mà nó và cả chủ nhân của nó đã được nuôi dưỡng. Cố nhiên, hiện thực trong tác phẩm văn học không phải là bản photocopy đời sống, và tất nhiên không có một tác phẩm nào đủ khả năng bao quát toàn bộ quy mô của đời sống. Hiện thực ấy là một hiện thực được ý thức, được khúc xạ qua lăng kính chủ quan của chủ thể sáng tạo và thông qua ngôn ngữ, hiện thực ấy được phơi bày phần bản chất nhất của nó để tác phẩm đạt đến tính chân thực cần thiết của tác phẩm.

Và tất nhiên tính chân thực của một tác phẩm văn học cũng tuỳ thuộc vào tính chất thể loại mà nó nương náu. Bài ca dao trên rõ ràng được viết dưới hình thức thơ ca trữ tình. Mặc dù vậy, nó không đánh mất đi tính chân thực trong việc thể hiện. Với bài ca dao này, hiện thực được thể hiện ở chi tiết thơ, tình tiết thơ. Tính chân thực của bài ca dao được phát huy cao độ khi tác giả đã chọn thời khắc đặc trưng để mô tả những gian nan vất vả của lao động sản xuất, đó là “ban trưa”cày đồng đang buổi ban trưa. Trong thực tế rất ít khi diễn ra hoạt động như vậy. Nhưng nghệ thuật là sự cô đặc hiện thực qua tình tiết hư cấu để hiện thực phản ánh được nổi bật. Và rõ ràng chính buổi trưa cày đồng nắng nôi, căng thẳng là tiền đề để làm xuất hiện hình ảnh thơ thứ hai có giá trị chân thực rất cao: “mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày”. Chọn chi tiết đặc tả “mồ hôi” và qua thủ pháp so sánh, tính hình tượng của hiện thực nổi bật lên, thể hiện rõ những vất vả lớn lao: “mồ hôi… như mưa ruông cày”.

Như vậy, nhờ người sáng tạo chọn thời khắc đặc biệt và những chi tiết cùng thủ pháp nghệ thuật đặc hiệu, hiện thực như là đối tượng phản ánh đã được phô bày một cách chân thực, rõ ràng, gây xúc động người đọc.

Hai câu đầu của bài ca dao như là “sự” của hiện thực đã làm nổi bật nét đáng nói hơn của thơ ca trữ tình: “tình” – đó là hiện thực tâm hồn. Ngay ở câu thơ thứ hai, hai chữ “thánh thót” vừa đã diễn tả được số lượng lớn – nhiều của mồ hôi mà còn biểu hiện được vẻ đẹp tâm hồn. Nó ngân lên một cách ngọt ngào, không phải để “xóa nhòa” đi hiện thực “đắng cay muôn phần” của lao động mà đấy chính là nét nhạc của tâm hồn. Nét nhạc này diễn tả nỗi niềm vinh quang và nhịp điệu của bài ca lao động. Lao động đã đành mang đầy những gian nan cay đắng, song vẫn có thể gợi lên thi hứng, niềm vui của con người trong cuộc vật lộn sinh tồn vất vả.

Hai câu cuối có kết cấu của một câu cầu khiến:

Ai ơi bưng bát cơm đầy
Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần.

“Bát cơm đầy” đã là thành quả lao động, tác giả còn lại “chẻ” ra “dẻo thơm một hạt” khiến cho ý thơ được cụ thể hóa hơn, sâu xa hơn. Kết cấu đối – tương phảndẻo thơm một hạt – đắng cay muôn phần” càng làm rõ hơn hiện thực: lao động càng gian nan – thành quả lao động càng quý giá. Và từ đó một hệ quả logic khiến người viết không cần nói rõ song người đọc vẫn nhận ra: con người sống ở đời phải biết quý trọng lao động và người lao động. Đấy là một chân lý giản dị nhưng sâu sắc mà bài ca dao đã đem lại cho mọi người. Nghệ thuật là vậy. Tính chân thực của tác phẩm nghệ thuật là vậy. Nó không chỉ phản ảnh được bản chất của hiện thực, phẩm giá và mong ước của số đông nhân loại mà đưa ra những chân lý vĩnh viễn để tất thảy mọi người đều hiểu, và từ đó sống, chia sẻ và hành động vì hạnh phúc của con người.

Nét đáng nói của hai câu cuối bài thơ là giọng điệu của bài ca dao, là “tình” – cái tình của người lao động được thác trong lời của người sáng tác. Hơn nữa, cái chữ “ai” đa ngôi – điệu nghệ được dùng quen nếp trong dân gian đã khiến tất cả: đối tượng miêu tả – người lao động, chủ thể sáng tác – người viết, bạn đọc – người nghe bỗng trở nên hòa vào nhau trong một giọng chân thành, hiểu biết sâu sắc về cái khó khăn của lao động, sự hi sinh của con người khi tạo ra thành quả lao động. Sáng tác vì thế không còn là của riêng ai, mà là của tất cả mọi người, là của nhân dân, ai đọc qua câu ca dao cũng thấy mình ở trong ấy, thấy mình nặng nợ mang ơn với cuộc đời. Tính chân thực của thơ ca nói chung và của nghệ thuật nói riêng không gì khác chính là nói lên được một cách chân thực tình cảm sâu xa của tất cả nhân dân quảng đại quần chúng, khiến tác phẩm nghệ thuật trở thành tiếng lòng của tất cả mọi người. Chính tất cả những nét đặc sắc hòa điệu ở cả hai phương diện: nội dung chân thực và hình thức nghệ thuật đầy biểu cảm và giản dị đã giúp bài ca dao có một vị trí sâu sắc trong tâm hồn nhiều thế hệ nhân dân lao động Việt Nam từ bao đời nay.

Bình luận (0)
Nguyễn Thị Thu Hương
4 tháng 8 2018 lúc 19:59

Trong kho tàng văn học Việt Nam, ca dao tục ngữ chiếm một vị trí không hề nhỏ, nó là một thể loại rất đặc trưng của dân tộc, xuất hiện lâu đời nên là một phần trong đời sống dân ta xưa, mang nội dung phản ánh chân thực, thơ bay bổng , không gò bó trong quy tắc. Có những bài ca dao đã trở nên bất hủ, nó là cái nôi nuôi nấng cho ta những ngày thơ bé từ giọng đầm ấm của người bà, người mẹ, nó thấm vào mỗi chúng ta đến khi trưởng thành, và dù có đi đâu về đâu vẫn nhớ mãi về mảnh đất này. Trong đó hẳn chẳng ai quên được những câu ca dao sau :

Cày đồng đang buổi ban trưa
Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày
Ai ơi bưng bát cơm đầy
Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần.

Bài ca dao tương đối ngắn gọn, xúc tích chỉ có vỏn vẹn bốn dòng. Đây là những nỗi vất vả của người dân nước ta, quanh năm gắn bó với ruộng đồng, một nắng hai sương để làm ra hạt gạo. Vì vậy, bài ca dao này cũng giúp ta nhận thức luôn phải biết quý trọng, biết ơn, người lao động vất vả.

Trong hai câu đầu tiên, miêu tả bức tranh chân thực sự cần cù lao động, sự cực nhọc của người dân trên những thửa ruộng dài xa tít tắp, rộng là đặc trưng điển hình của một nước có nền nông nghiệp lúa nước phát triển lâu đời:

Cày đồng đang buổi ban trưa

Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày

Thấy được những thứ mang tính giúp sức cho người nông dân đỡ cực nhọc khi phải làm việc trên đất ruộng khó khăn, nhưng tác giả khéo léo tô đậm lên hình ảnh con người giữa không gian bao la, và trên từng thửa ruộng khô cằn, mở ra trước mắt ta là con trâu lầm lùi bước từng bước nặng nề, những vết chân in hằn rõ trên mặt đất, người nông dân đi sau tay bám chắc cày, gò lưng vất vả, kết hợp nhịp nhàng với vật để ghi sâu lưỡi cày xuống đất, tạo ra những rãnh đất rõ ràng. Họ đều đặn với công việc của mình từ sáng sớm tinh mơ gà mới gáy, đến trưa nắng lên đỉnh đầu mới dắt trâu lững thững về. Còn đối với những ngày vào mùa, họ còn phải làm bao nhiêu công việc như làm đất, gieo mạ … đến quên cả giờ giấc, lao động thay nhau quần quật trên đồng đến tối muộn.

Thiên nhiên nước ta tuy đẹp nhưng thời tiết nước ta vốn khắc nghiệt biểu hiện theo các ngày, các tháng, các năm vừa qua lúc mưa dầm, lũ ngập, lúc nắng gắt vậy nên người lao động làm công việc ngoài trời đã khổ, người nông dân làm việc trên đồng còn khổ hơn gấp nhiều lần. Rất nhiều câu thơ, câu văn trong nhiều tác phẩm điển hình đã cùng cảm thông với vất vả cho người dân lao động:

Hạt gạo làng ta

Có bão tháng bảy có mưa tháng ba

Giọt mồ hôi sa những trưa tháng sáu

Nước như ai nấu chết cả cá cờ

Cua ngoi lên bờ mẹ em xuống cấy…”

(Hạt gạo làng ta- Trần Đăng Khoa)

Miêu tả những câu thơ này càng làm khắc sâu sự cố gắng, cực nhọc của người làm nông nghiệp. Thời điểm trưa có lẽ là lúc chân thực nhất để lột tả nỗi vất vả này. Tác giả sử dụng biện pháp so sánh trong câu thơ thứ hai, và từ tượng thanh “thánh thót” để chỉ sự rơi nhiều, nhanh như mưa vậy. Mồ hôi họ ra làm bạc hẳn cái màu áo nâu sần, rồi lặng lẽ lăn trên má thành từng dòng chảy xuống đất, giữa cái nắng mùa hè chói chang, yên ả giữa cánh đồng bao la ta nghe được tiếng giọt mồ hôi rơi. Nên đây có thể được nói đến như là việc khó khăn, nặng nhọc nhất của nhà nông. Qua câu thơ này có thể nhanh hiểu tác giả đã vận dụng biện pháp cường điệu nhưng cũng lại nhanh chóng hiểu ra đây là cách thông minh để nhằm gửi gắm vào đó sự xót xa, sự đồng cảm, trân trọng từ đáy lòng. Có lẽ để được bát gạo trắng trong kia đã phải đổi bằng vô số giọt mồ hôi.

Ai ơi bưng bát cơm đầy,
Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần.

Đây là lời nhắc nhở trọn vẹn, tưởng chừng như dễ hiểu, đơn giản nhưng đầy ẩn ý sâu sắc. Và ta cũng hiểu Hiếm ai khi cầm chén cơm trên tay lại nhớ đến người làm ra nó vất vả, cực nhọc ra sao?. Rồi có khi trời thiên tai ập đến, người ta mang trong mình bao nhiêu nỗi lo, không chỉ lo về tính mạng con người, mà còn lo về cái miếng cơm manh áo của gia đình họ đang còn ở trên cánh đồng kia, họ gian lao, cần cù suốt cả năm trời, để đánh đổi lại là sự mất trắng, rồi cả khi mưa lớn, hạn hán mất mùa họ cũng chẳng quản hi sinh thân mình làm mọi biện pháp giúp cây lúa chống hạn, chống úng… ai thấu được nỗi khổ này?. Nên có thể nói được vụ mùa cũng phải phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết. Khi bưng chén cơm thơm dẻo, đầy kia chính là lúc thích hợp để nói lên lời này. Để khắc sâu trong tâm khảm chúng ta về cái nỗi cực khổ của người nông dân làm ra hạt gạo khó vô cùng, có khi phải đánh đổi bằng hàng bao nhiêu mồ hôi, thậm chí nước mắt đắng cay.

Bài ca dao nó không xa rời với cuộc sống mà nó gắn bó ngay từ cái nhỏ nhất, mang trong mình đầy bài học được đúc kết cẩn thận. Bài ca dao này nhắc chúng ta phải biết sống có tình người, luôn sống cho trọn ân nghĩa. Biết cảm thông, trân trọng, yêu quý người lao động vất vả làm ra những thứ ý nghĩa cho xãhội. Được thành quả phải luôn biết nhớ người làm ra nó. Đừng sống như những kẻ vô ơn, không biết nhớ biết quý trọng họ.

Đạo lý “ ăn quả nhớ kẻ trồng cây” cũng được đề cập đến, nó luôn đúng, nó là cội nguồn đạo lý tuyệt vời của dân tộc. Dù ở đâu, làm gì lòng kính trọng, nhớ ơn cũng là sự cần thiết trong mỗi nhân cách của con người, làm xã hội đi lên.

Ngày nay, những câu chuyện về truyền thống uống nước nhớ nguồn vẫn đang và đã và sẽ được kể mãi trong cộng đồng, và đang có rất nhiều những tấm gương xung quanh ta, nó vẫn diễn ra hàng ngày, dễ tìm, dễ thấy. Những biểu hiện của nó là sự trân trọng và biết ơn sâu sắc, biết bảo vệ, phát huy giá trị cao quý của đạo lý này. Những hành động đi ngược lại với nó,nên cần được lên án và phê phán, toàn xã hội chung tay nâng cao trách nhiệm giáo dục. Để cho nó mãi ngời sáng, luôn luôn là suối nguồn đạo đức chảy mãi đến thế hệ sau.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Thu Huyền
Xem chi tiết
dothibichthao
Xem chi tiết
Trần Yến Linh
Xem chi tiết
bùi tuệ phúc
Xem chi tiết
Nguyên Lê văn nguyêN
Xem chi tiết
Vũ Ngọc
Xem chi tiết
阮草~๖ۣۜDαɾƙ
Xem chi tiết
yeu la tha thu
Xem chi tiết
Thoa Mai Nguyen
Xem chi tiết