Văn bản ngữ văn 7

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Phạm Hoàng Phương Nhi

Viết một đoạn văn khoảng 6-8 câu nêu cảm nghĩ về bài thơ Rằm Tháng Giêng của Hồ Chí Minh.

Đạt Trần
15 tháng 11 2017 lúc 19:21

Bác Hồ là một lãnh tụ vĩ đại nhưng cũng là một thi nhân toàn tài của dân tộc. Trong thời kì đầu kháng chiến chống thực dân Pháp, Bác sống ở chiến khu Việt Bắc. Dù bận bề trăm công nghìn việc nhưng Bác vẫn có thể làm ra nhiều bài thơ, trong đó có tuyệt tác về cảnh trăng xuân "Nguyên tiêu". Bài thơ Nguyên tiêu là một bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp, thơ mộng.
Bài thơ thất ngôn tứ tuyệt đã cho ta thấy dược một cảnh trăng xuân đẹp diệu kì và giúp ta hiểu rõ hơn về con người của Bác.
Hai câu thơ đầu là một bức tranh xuân của trời đất, của rừng núi ở chiến khu Việt Bắc.

Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên,
Xuân giang, xuân thủy tiếp xuân thiên.

Vào đêm Tết Nguyên tiêu, ánh trăng sáng nhất, tròn và đầy đặn nhất. Trăng tròn vành vạnh sáng tỏ một vùng trời bao la. Ánh trăng rọi sắc sáng xuống mặt sông trải dài vô tận. Ánh trăng xuân, trời xuân, sông xuân, nước xuân hòa quyện với nhau tạo nên một bức tranh bồng lai tiên cảnh. " Như thể cả vũ trụ này mọi thứ đều đẹp, mọi thứ đều xuân." Một không gian cao rộng, bát ngát, tràn đầy ánh trăng và sức sống của mùa xuân.
Bác đã miêu tả một cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp. Với nghệ thuật điêp ngữ "xuân", bức tranh trở nên hữu tình và thơ mộng, tràn đầy sức sống. Có thể thấy Bác rất yêu chuộng thiên nhiên, đặc biệt là ánh trăng. Bác đã xem ánh trăng như người bạn tri kỉ để giải tỏa nỗi ưu phiền, làm quên đi sự vất vã và khó khăn của cuộc kháng chiến đang diễn ra gay go, quyết liệt.
Khi mới đọc hai câu thơ đầu, ta cứ tưởng Bác đang an nhàn ngắm trăng, thả tâm hồn hòa nhập với thiên nhiên. Nhưng đến câu thứ ba thì thật bất ngờ vì hiện ra hình ảnh Bác trong tư thế một người chiến sĩ bận lo việc nước, việc quân:

Yên ba thâm xứ đàm quân sự,

Một hoàn cảnh khó khăn do chiến tranh gây nên. Vì thế nước đang rất nguy ngập nên Bác phải bàn việc quân trên một chiếc thuyền nhỏ gần như ở giữa dòng sông (thâm xứ) trong màn đêm thanh tĩnh. Nhưng trước tình cảnh hiểm nghèo như thế, Bác lại có tâm trí để vẽ nên một bức tranh thủy mặc, cho thấy trong con người chiến sĩ kiên cường ấy vẫn có tâm hồn của một thi sĩ cách mạng rung cảm trước thiên nhiên:

Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền.

Khuya về, chiếc thuyền lướt trên dòng sông trăng. Ánh trăng xuân lai láng lòng thuyền. Một không gian của cảnh trời nước bao la cũng như ngập tràn ánh trăng. Như một hình ảnh tươi sáng báo trước sự tất thắng của cuộc kháng chiến, một phần quà xứng đáng của đất mẹ cho người chiến sĩ lạc quan, yêu thiên nhiên và luôn hết lòng vì nước vì dân. Câu thơ đã tỏa sáng tinh thần lạc quan cách mạng của Bác Hồ.
Qua cách làm thơ tài tình của tác giả, hai câu thơ cuối trở nên lung linh, tuyệt đẹp, qua đó khẳng định giá trị của bài thơ. Giọng thơ trẻ trung, yêu đời. Nghệ thuật thơ vửa cổ điển vừa hiện đại - Bác làm theo thể thơ cổ nhưng xen vào đó là từ ngữ, cảm xúc của mình. Bác quả là một thi sĩ toàn tài của nhân loại.
Ánh trăng rất đẹp nhưng đẹp nhất vẫn là phong thái ung dung, lạc quan của Bác. BÁc luôn lo cho vận mệnh của dân tộc, đất nước nhưng vẫn dành thời gian để hòa nhập với thiên nhiên. Một tinh thần lạc quan cách mạng đáng phải kính phục và học tập.

Hải Đăng
15 tháng 11 2017 lúc 19:35

Bác Hồ là một vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc ta, người cũng là một thi nhân có tài. Trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp, tuy phải bận bề trăm công nghìn việc nhưng Bác vẫn có thể sáng tác ra những vần thơ tuyện vời, trong đó có tuyện tác về cảnh trăng xuân: “Nguyên tiêu”:

Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên
Xuân giang xuân thủy tiếp xuân thiên
Yên ba thâm xứ đàm quân sự
Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền.

Bài thơ được Bác sáng tác nguyên văn theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, một thể thơ nổi tiếng của thời Đường ở Trung Quốc. Sau này bài thơ được nhà thơ Xuân Thủy dịch và mang tên là “Rằm tháng giêng”. Bài thơ được dịch theo thể thơ lục bát, vốn là thể thơ cổ truyền của dân tộc Việt Nam:

Rằm xuân lồng lộng trăng soi
Song xuân nước lẫn màu trời thêm xuân
Giữa dòng bàn bạc việc quân
Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền.

Mở đầu bài thơ là cảnh trăng xuân tuyện đẹp ở chiến khu Việt Bắc:

Rằm xuân lồng lộng trăng soi
Song xuân nước lẫn màu trời thêm xuân.

Hình ảnh “trăng” lại xuất hiện trong hai câu thơ này. Trăng là người bạn tri âm tri kỉ của Bác, vì thế, trăng trở đi trở lại trong thơ của Bác. Ngay cả trong ngục tù, hình ảnh “ánh trăng” vẫn được Bác sử dụng:

Trong tù không rượu củng không hoa
Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ
Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.( Ngắm trăng - Nhật kí trong tù )

Từ “xuân” được điệp lại hai lần để chỉ sự khì thế, vui tươi của mọi vật ở đây. Sông xuân, nước xuân, trời xuân và mọi vật đang hòa quyện vào nhau, cùng nhau căng tràn sức xuân. Một không gian bao lt, bát ngát tràn ngập ánh trăng và sức xuân.
Nếu ở hai câu đầu là cảnh thiên nhiên, cảnh trăng xuân ở chiến khu Việt Bắc thì ở hai câu thơ cuối, hình ảnh Bác Hồ hiện ra trong tư thế một người chiến sĩ bận lo việc nước, việc quân:

Giữa dòng bàn bạc việc quân
Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền.

Trong hoàn cảnh khó khăn đó, Bác phải họp tổng kết việc kháng chiến trên dòng song trăng. Tuy là một cuộc họp quan trọng nhưng Bác vẫn không căng thẳng, vẫn ung dung, tự tại để cảm nhận nên cảnh trăng xuân tuyệt đẹp ở Việt Bắc vào đêm khuya:

Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền.

Cuộc họp kết thúc vào lúc nửa đêm, khi về, chiếc thuyền nhỏ lướt nhẹ trên dòng song trăng, ánh trăng ngập tràn lòng thuyền. Một không gian bao la ngập tràn ánh trăng. Trước hoàn cảnh khó khăn như vậy mà Bác vẫn có thể sáng tác ra những vần thơ tuyệt cú như thế đủ để thấy phong thào ung dung, lạc quan của Bác.
Bài thơ vừa mang tính cổ điển, vừa mang tình thời đại, tính lịch sử. Tuy chỉ có bốn câu, mỗi câu bảy chữ nhưng bài thơ đã thể hiện hết tình cảm với thiên nhiên, tâm hồn nhạy cảm, lòng yêu nước sâu nặng, phong thài ung dung, lạc quan, cốt cách thi sĩ lồng trong tâm thế chiến sĩ của Chủ tịch Hồ Chí Minh – Vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc ta.

The end
Thảo Phương
24 tháng 7 2018 lúc 7:46

I/Mở đoạn: - Giới thiệu những hiểu biết về Bác Hồ
- Giới thiệu bài thơ " Rằm tháng giêng " và cảm nghĩ khái quát về bài thơ

II/Thân đoạn :
- Giới thiệu hoàn cảnh sáng tác bài thơ
Rằm xuân lồng lộng trang soi
- Thời gian và không gian trong 2 câu thơ đầu tràn ngập vẻ đẹp và sức xuân
- Rằm xuân -> mặt trăng tròn đầy , ánh trăng bao trùm vạn vật trong đêm nguyên tiêu -> có cảm giác ánh trăng chưa bao giờ đẹp và tròn như thế

Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân
- Dưới ánh trăng , điệp từ "xuân" gợi hình ảnh thiên nhiên tràn đầy sức sống của mùa xuân : cây cối , sông nước , bầu trời , mây gió ,... trong đêm rằm đầu năm .
- Cảnh vừa có chiều cao của ánh trăng vừa có chiều rộng của sông nước " tiếp" giáp với bầu trời -> tạo ra không gian bao la vô tận - 2 câu thơ không tả mà giàu sức gợi hình ảnh , gợi màu sắc dù nó là bức tranh về cảnh khuya có 2 gam màu trắng và đen , sáng tối -> người đọc thích thú khi hình dung cảnh đêm xuân đẹp bao nhiêu thì càng cảm phục cái tài thơ của Bác bấy nhiêu ...

Giữa dòng bàn bạc việc quân
- Chuyển ý
- Trong khung cảnh nên thơ ấy , giữa nơi mịt mù khói sóng Bác Hồ đang làm gì ? Ánh trăng tuyệt đẹp kia không thể làm Bác xao lãng việc nước , việc quân

Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền

- Khuya rồi vậy mà trăng vẫn " mãn thuyền" vẫn ngân nga đầy thuyền , trăng tràn ngập khắp nơi , tràn cả không gian rộng lớn , vẫn chờ , vẫn đợi cho dù Bác có bận đến đâu - Thuyền lờ lững xuôi dòng trong đêm co trăng đồng hành như một người bạn chung thủy sâu sắc -> thật hạnh phúc
- Trăng gắn bó với người nghệ sĩ biết thưởng lãm , biết trân trọng vẻ đẹp của trăng - Trong hoàn cảnh đất nước còn khó khăn gian khổ , ta vẫn cảm nhận sự hòa hợp kì diệu giữa cảnh và người -> thể hiện phong thái ung dung , tinh thần lạc quan của Bác về tương lai đât nước tươi sáng -> kính yêu Bác hơn

III/ Kết đoạn:
Bài thơ "Rằm tháng giêng" giúp em hình dung một cách cụ thể bức tranh đêm trăng trên sông nước thật đẹp , hiểu thêm tấm lòng yêu dân , yêu nước , yêu thiên nhiên sâu sắc của vị lãnh tụ vĩ đại , vị cha già kính yêu của dân tộc

Nguyễn Ngô Minh Trí
24 tháng 7 2018 lúc 16:50

Bác Hồ là một lãnh tụ vĩ đại nhưng cũng là một thi nhân toàn tài của dân tộc. Trong thời kì đầu kháng chiến chống thực dân Pháp, Bác sống ở chiến khu Việt Bắc. Dù bận bề trăm công nghìn việc nhưng Bác vẫn có thể làm ra nhiều bài thơ, trong đó có tuyệt tác về cảnh trăng xuân "Nguyên tiêu". Bài thơ Nguyên tiêu là một bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp, thơ mộng.

Bài thơ thất ngôn tứ tuyệt đã cho ta thấy dược một cảnh trăng xuân đẹp diệu kì và giúp ta hiểu rõ hơn về con người của Bác.

Hai câu thơ đầu là một bức tranh xuân của trời đất, của rừng núi ở chiến khu Việt Bắc.

Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên,

Xuân giang, xuân thủy tiếp xuân thiên.

Vào đêm Tết Nguyên tiêu, ánh trăng sáng nhất, tròn và đầy đặn nhất. Trăng tròn vành vạnh sáng tỏ một vùng trời bao la. Ánh trăng rọi sắc sáng xuống mặt sông trải dài vô tận. Ánh trăng xuân, trời xuân, sông xuân, nước xuân hòa quyện với nhau tạo nên một bức tranh bồng lai tiên cảnh. " Như thể cả vũ trụ này mọi thứ đều đẹp, mọi thứ đều xuân." Một không gian cao rộng, bát ngát, tràn đầy ánh trăng và sức sống của mùa xuân.

Bác đã miêu tả một cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp. Với nghệ thuật điêp ngữ "xuân", bức tranh trở nên hữu tình và thơ mộng, tràn đầy sức sống. Có thể thấy Bác rất yêu chuộng thiên nhiên, đặc biệt là ánh trăng. Bác đã xem ánh trăng như người bạn tri kỉ để giải tỏa nỗi ưu phiền, làm quên đi sự vất vã và khó khăn của cuộc kháng chiến đang diễn ra gay go, quyết liệt.

Khi mới đọc hai câu thơ đầu, ta cứ tưởng Bác đang an nhàn ngắm trăng, thả tâm hồn hòa nhập với thiên nhiên. Nhưng đến câu thứ ba thì thật bất ngờ vì hiện ra hình ảnh Bác trong tư thế một người chiến sĩ bận lo việc nước, việc quân:

Yên ba thâm xứ đàm quân sự,

Một hoàn cảnh khó khăn do chiến tranh gây nên. Vì thế nước đang rất nguy ngập nên Bác phải bàn việc quân trên một chiếc thuyền nhỏ gần như ở giữa dòng sông (thâm xứ) trong màn đêm thanh tĩnh. Nhưng trước tình cảnh hiểm nghèo như thế, Bác lại có tâm trí để vẽ nên một bức tranh thủy mặc, cho thấy trong con người chiến sĩ kiên cường ấy vẫn có tâm hồn của một thi sĩ cách mạng rung cảm trước thiên nhiên:

Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền.

Khuya về, chiếc thuyền lướt trên dòng sông trăng. Ánh trăng xuân lai láng lòng thuyền. Một không gian của cảnh trời nước bao la cũng như ngập tràn ánh trăng. Như một hình ảnh tươi sáng báo trước sự tất thắng của cuộc kháng chiến, một phần quà xứng đáng của đất mẹ cho người chiến sĩ lạc quan, yêu thiên nhiên và luôn hết lòng vì nước vì dân. Câu thơ đã tỏa sáng tinh thần lạc quan cách mạng của Bác Hồ.

Qua cách làm thơ tài tình của tác giả, hai câu thơ cuối trở nên lung linh, tuyệt đẹp, qua đó khẳng định giá trị của bài thơ. Giọng thơ trẻ trung, yêu đời. Nghệ thuật thơ vửa cổ điển vừa hiện đại - Bác làm theo thể thơ cổ nhưng xen vào đó là từ ngữ, cảm xúc của mình. Bác quả là một thi sĩ toàn tài của nhân loại.

Ánh trăng rất đẹp nhưng đẹp nhất vẫn là phong thái ung dung, lạc quan của Bác. BÁc luôn lo cho vận mệnh của dân tộc, đất nước nhưng vẫn dành thời gian để hòa nhập với thiên nhiên. Một tinh thần lạc quan cách mạng đáng phải kính phục và học tập.

Ngọc Linh Nguyễn
8 tháng 8 2019 lúc 15:48

Ôn tập ngữ văn lớp 7Ôn tập ngữ văn lớp 7

Ngọc Linh Nguyễn
8 tháng 8 2019 lúc 15:48

yeuĐây bạn nha!!

Ngọc Linh Nguyễn
8 tháng 8 2019 lúc 15:52

Ôn tập ngữ văn lớp 7Ôn tập ngữ văn lớp 7

Ngọc Linh Nguyễn
8 tháng 8 2019 lúc 15:53

Ôn tập ngữ văn lớp 7Ôn tập ngữ văn lớp 7


Các câu hỏi tương tự
lôi hữu thiên tài
Xem chi tiết
Liên Trần
Xem chi tiết
Trương Khánh Ly
Xem chi tiết
Kirigawa Kazuto
Xem chi tiết
số 20 Đặng Nguyễn Ngọc N...
Xem chi tiết
Đoàn Như Quỳnhh
Xem chi tiết
Mai Thị Quỳnh Nga
Xem chi tiết
Thư Nguyễn Nguyễn
Xem chi tiết
Nguyễn Thế Mãnh
Xem chi tiết