Từ văn bản “Ý nghĩa văn chương” của Hoài Thanh, em hãy viết đoạn văn từ 5-7 câu nêu lên công dụng của văn chương, trong đoạn văn có sử dụng câu rút gọn.(Chỉ rõ câu rút gọn đó).
Cho đoạn văn sau:
“…Con người của Bác, đời sống của Bác giản dị như thế nào, mọi người chúng ta đều biết: bữa cơm, đồ dùng, cái nhà, lối sống. Bữa cơm chỉ có vài ba món rất giản đơn, lúc ăn Bác không để rơi vãi một hột cơm, ăn xong, cái bát bao giờ cũng sạch và thức ăn còn lại thì được sắp xếp tươm tất. Ở việc làm nhỏ đó, chúng ta càng thấy Bác quý trọng biết bao kết quả sản xuất của con người và kính trọng như thế nào người phục vụ…”
(Ngữ văn 7 – Tập 2, NXB Giáo dục)
a) Đoạn văn trên được trích trong văn bản nào? Tác giả là ai?
b) Tìm, phân tích cấu tạo cụm chủ – vị mở rộng trong câu: “Ở việc làm nhỏ đó, chúng ta càng thấy Bác quý trọng biết bao kết quả sản xuất của con người và kính trọng như thế nào người phục vụ…”
c) Chỉ ra và nêu tác dụng của phép liệt kê trong câu: “Con người của Bác, đời sống của Bác giản dị như thế nào, mọi người chúng ta đều biết: bữa cơm, đồ dùng, cái nhà, lối sống” .
d) Viết một câu văn nêu nội dung chính của đoạn văn trên.
Cho tình huống sau: Ở địa phương em có một di tích lịch sử có liên quan đến nội dung bài học sắp tới. Cả lớp em muốn đến tham quan.
Em hãy thay mặt lớp viết một văn bản đề nghị với thầy cô giáo chủ nhiệm nguyện vọng trên.
4) tìm hiểu về quá trình tạo lập
a) Những câu hỏi sau nói đến yêu cầu gì cần được xác định trước tiên khi tạo lập một văn bản
- Viết cho ai? -viết để làm j?
- Viết về cái j? -Viết như thế nào?
b)Sau khi xác định được những yêu cầu trên, việc tiếp theo là j? (Sắp xếp các ý dưới đây theo thứ tự hợp lí.)
-Sắp xếp ý - tìm ý
-Viết chính thức -Viết nháp( một số câu, đoạn)
-Sửa chữa
c) Bài văn đã tạo lập cần đáp ứng những yêu cầu nào dưới đây
-Đúng chính tả -Đúng ngữ pháp
-Dùng từ chính xác - bám sát bố cục
-Ngôn từ trong sáng -Có mạch lạc
-Ngôn từ trong sáng
d)Có cần phải kiểm tra lại bài văn sau khi đã hoàn thành không?
-Có. Theo tiêu chí..............................
-Không. Vì.........................................
Cảm nhận của em về đoạn văn sau bằng một văn bản ngắn:
“Tự nhiên như thế: ai cũng chuộng mùa xuân. Mà tháng giêng là tháng đầu của mùa xuân, người ta càng trìu mến, không có gì lạ hết. Ai bảo được non đừng thương nước, bướm đừng thương hoa, trăng đừng thương gió; ai cấm được trai thương gái, ai cấm được mẹ con; ai cấm được cô gái còn son nhớ chồng thì mới hết được người mê luyến mùa xuân.”
Bạn hiểu theo cách đơn giản là những người mà ta quen biết. Thế nhưng, không phải bất cứ người quen nào cũng được coi là bạn. Bạn là những người chia sẻ với ta những câu chuyện buồn vui trong cuộc sống. Là người đồng cảm và đồng hành cũng ta trong một giai đoạn nào đó của cuộc đời hoặc thậm chí là suốt cuộc đời. Và không phải ngẫu nhiên mà người ta gọi nhau là bạn thân, bạn tri kỉ.
(Trích bài viết của học sinh)
- Nội dung chính của đoạn văn trên là gì?
- Tìm trong đoạn văn trên 1 câu rút gọn, chỉ rõ thành phần được lược bỏ và nêu tác dụng việc rút gọn câu văn đó.
- Viết 1 đoạn văn nghị luận (khoảng 8 câu) có sử dụng câu rút gọn về chủ đề tình bạn.
Trong văn bản “Lòng yêu nước” (Ngữ văn 6 – Tập 1), nhà văn I. Ê-ren-bua đã viết:
“Dòng suối đổ vào sông, sông đổ vào đại trường giang Vôn-ga, con sông Vôn-ga đi ra biển. Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu tổ quốc.”
Từ việc hiểu nội dung đoạn văn trên, em hãy trình bày suy nghĩ của mình về tình yêu quê hương đất nước.
Viết một đoạn văn ngắn khoảng 8 - 10 câu nêu cảm nhận của em về bài ca dao " Công Cha như núi ngất trời...". Trong đoạn văn có sử dụng 1 cặp từ trái nghĩa
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:
Con người của Bác, đời sống của Bác giản dị như thế nào, mọi người chúng ta
đều biết hết: Bữa cơm, đồ dùng, cái nhà, lối sống. Bữa cơm chỉ có vài ba món rất giản
đơn, lúc ăn Bác không để rơi vãi một hột cơm, ăn xong, cái bát bao giờ cũng sạch và
thức ăn còn lại thì được sắp xếp tươm tất. Ở việc làm nhỏ đó, chúng ta càng thấy Bác quý
trọng biết bao kết quả sản xuất của con người và kính trọng như thế nào người phục vụ.
Cái nhà của Bác vẻn vẹn chỉ có vài ba phòng, và trong lúc tâm hồn của Bác lộng gió thời
đại, thì cái nhà nhỏ đó luôn luôn lộng gió và ánh sáng, phảng phất hương thơm của hoa
vườn, một đời sống như vậy thanh bạch và tao nhã biết bao !
(Ngữ văn 7, tập 2)
Câu 1: Đoạn văn trên trích từ văn bản nào ? Tác giả là ai?
Câu 2: Đoạn trích trên có phải là văn bản nghị luận không ? Vì sao ?
Câu 3 : Kể tên tác phẩm có cùng thể loại với đoạn trích trên ?
Câu 4 : Xác định câu chủ đề trong đoạn trích trên. Tác giả đã sử dụng dẫn chứng gì để
thuyết phục người đọc, người nghe ?
Câu 5 : Sưu tầm một số câu tục ngữ nói về lối sống giản dị.
Câu 6: Viết đoạn văn ngắn nêu lên những việc làm thể hiện lối sống giản dị ở lứa tuổi học
sinh.