Đề cương ôn tập văn 7 học kì II

nguyen vu chau duyen

Viết một bài văn nghị luận về môi trường.

Viết một bài văn nghị luận về lòng biết ơn.

Viết một bài văn nghị luận về giá trị của những quyển sách.

Viết một bài văn nghị luận về việc học :

+ Ít lâu nay mộ số bạn trg lớp lơ là học tập . Em hãy viết một bài văn để thuyết phục bạn : nếu khi còn trẻ ko cố gắng học tập thì lớn lên sẽ chẳng làm được việc gì có ích!

+Câu tục ngữ :Học,học nữa, học mãi.

Giúp mình nhé ! Cảm ơn trước nhé!

Mà đừng chép văn mẫu nhé!

Phạm Thị Hồng Ngọc
14 tháng 4 2019 lúc 18:13

Bài văn nghị luận về câu tục ngữ: Học,học nữa, học mãi.
Bài làm

Học tập có vai trò quan trong đối với chúng ta, đặc biệt là giới trẻ hiện nay thì học tập là một yếu tố bắt buộc không thể thiếu. Nó còn là quyền và nghĩa vụ của mỗi chúng ta, là chìa khóa giúp chúng ta bước tới con đường thành công. Và Lê- Nin đã từng có một câu nói rất nổi tiếng: “Học, học nữa, học mãi”.

Vậy việc học là gì? Học là một quá trình tìm hiểu, tích lũy kiến thức và rèn luyện kỹ năng để tăng thêm hiểu biết cho bản thân. Học ở đây không chỉ đơn thuần là đến trường học với thầy cô và bạn bè. Mà việc học của chúng ta đã đươc trang bị từ khi còn rất nhỏ. Lúc đó, bố mẹ đã dạy ta học đi, học nói, học ăn, học cách nói năng với người lớn, học nói lời cảm ơn, lời xin lỗi... Đến khi đến tuổi phải đến trường, chúng ta được bước vào thế giới kỳ diệu. Nơi đó, chúng ta có sự dạy dỗ tận tình từ thầy cô giúp ta được trang bị kiến thức đầy đủ, có niềm vui bên bạn bè.Ta được học rất nhiều điều hay và bổ ích và được học một cách toàn diện. Ngoài ra ta còn học được rất nhiều từ bạn bè và những người xung quanh

Học nữa là học từ trình độ này lên đến trình độ khác. Người ham học luôn muốn nâng cao trình độ của mình. Và con người sẽ trưởng thành sau mỗi trình độ, được trang bị đầy đủ, toàn diện đáp ứng mọi yêu cầu của xã hội. ta sẽ học từ dễ đến khó, từ thấp đến cao, cũng như việc học từ lớp 1 đến lớp 12 rồi lên cao đẳng, đại học. Việc học sẽ không bị ngắt quãng mà nó nối với nhau để không ngừng trau dồi kiến thức, nâng cao trình độ.

Học mãi là học liên tục suốt cuộc đời. Người ham học hỏi sẽ không bao giờ thỏa mãn với chính mình mà chỉ chăm chỉ học suốt cuộc đời, không giới hạn tuổi tác. Như vậy câu nói rất đơn giản của Lênin đã sử dụng phép tăng cấp và nó cho ta thấy cần phải học như thế nào mới giúp ta trở thành con người hoàn thiện, một người có tri thức.

Không đi học chúng ta sẽ không có nhiều tri thức, hiểu biết để vận dụng vào cuộc sống sau này rồi chúng ta sẽ trỏ thành một tầng lớp lạc hậu trong xã hội ngày nay. Nó sẽ dẫn đến kết quả công việc sẽ không tốt đẹp như mong đợi. Có học chúng ta mới có được việc làm tốt để nuôi sống bản thân mình, giúp đỡ gia đình, xây dựng đất nước giàu đẹp, văn minh hơn. Bác Hồ đã từng dạy: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có được sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không chính là nhờ một phần công lao học tập của các cháu”.

Ngày xưa, ông cha ta rất nghèo nàn nhưng vẫn luôn muốn được học hỏi và rất coi trọng việc học. Như ông Mạc Đĩnh Chi nhà nghèo nên không có đèn học, khi đêm đến ông phải bắt đom đóm bỏ vào vỏ trứng làm đèn. Hay Bác Hồ đã tự học rất nhiều thứ ngôn ngữ và Bác đã tìm ra con đường cứu nước cho dân tộc. Trạng Nồi cũng là một chàng mưu sinh nhà nghèo. Chàng không có tiền mua gạo nấu cơm, nên mỗi lần học xong, chàng thường sang bên hàng xóm mượn nồi cơm, vét những hột cơm còn sót lại để ăn. Sau này, trạng Nồi đã thi đỗ Trạng nguyên và vẫn không quên công ơn tốt bụng của người hàng xóm đó.

Ở vùng sâu, vùng xa rất nhiều bạn học sinh nghèo khó vẵn chăm chỉ cố gắng học giỏi dù nhà nghèo khó và đường tới trường rất xa. Dù vậy, có một số bạn gia đình có điều kiện nhưng vẫn các bạn ấy không chú tâm đến việc học, Thậm chí, khi đến trường, còn cúp tiết, trốn học... Hay một số bạn chạy đua với điểm số mặc dù mình không nắm chắc kiến thức, học vì bị ép buộc...

Việc học ngày nay là một việc rất cần thiết. Vì vậy, chúng ta cũng cần tích cực học tập chăm chỉ, có nghị lực và ý chí quyết tâm. Ta còn phải tìm thấy niềm say mê ở việc học, tìm thấy sự lý thú và đa dạng của việc học. Chúng ta cũng cần có những phương pháp học tập đạt hiệu quả. Ngoài ra học còn phải đi đôi với hành, say mê, hứng thú, sáng tạo ra những cái mà mình vận dụng từ kiến thức mình học để nhớ được lâu hơn.

Việc học rất quan trọng đới với mỗi chúng ta. Nên chúng ta cần phải học tập, thực hiện theo lời khuyên của Lê-Nin: Học, học nữa, học mãi. Đó là một lời khuyên rất hữu ích đối với mỗi chúng ta mà của bậc nhân tài thế giới đã gữi gắm.

Bể học mênh mông tựa đất trời
Khuyên con gắng học chớ ham chơi



Bình luận (0)
Thảo Phương
13 tháng 4 2019 lúc 12:17

I. MỞ BÀI

Dẫn dắt, giới thiệu về lòng biết ơn. Nêu nhận định, suy nghĩ cá nhân về vấn đề này (phẩm chất đẹp, đáng quý, cần thiết,...).

II. THÂN BÀI

Giải thích khái niệm:

Lòng biết ơn là gì? Sự ghi nhận, cảm kích trước những điều tốt đẹp mà bản thân được nhận từ những cá nhân hay tổ chức, đoàn thể nào đó.

Biểu hiện cụ thể của lòng biết ơn:

-Kính yêu, giúp đỡ, chăm sóc ông bà, cha mẹ (tri ân công ơn sinh thành, thương yêu, nuôi dưỡng và chăm sóc).

-Kính trọng, vân lời thầy cô ( ghi nhớ công ơn dạy dỗ, truyền dạy tri thức).

-Thờ cúng ông bà, tổ tiên đã qua đời.

-Biết ơn những người đã giúp đỡ mình trong nhiều vấn đề khác nhau...

Vai trò của lòng biết ơn:

-Khẳng định vẻ đẹp trong nhân phẩm của con người.

-Gắn kết, tạo nên mối quan hệ tốt đẹp giữa con người với nhau.

-Tạo niềm vui, lòng tin và không gây thất vọng cho những người đã chịu vươn tay giúp đỡ.

-Thúc đẩy tinh thần tương thân tương ái trong cộng đồng.

-Khiến xã hội ngày càng hài hòa và phát triển....

Lời khuyên:

-Mỗi người phải có lòng biết ơn, không thể trở thành kẻ trơ trẽn, vô ơn.

-Cần trân trọng, ghi nhớ công ơn dù bản thân nhận được sự giúp đỡ nhiều hay ít.

-Luôn sẵn sàng báo đáp công ơn của những người thi ân cho ta khi bản thân có khả năng.

-Nên có những hành động cụ thể để giúp đỡ, chia sẻ và tri ân....

III. KẾT BÀI

Khẳng định lại quan điểm về lòng biết ơn (quan trọng, cao đẹp, cần gìn giữ,...). Lời nhắn nhủ.

Bình luận (0)
Phạm Thị Hồng Ngọc
14 tháng 4 2019 lúc 17:27

Bài văn nghị luận về môi trường.
Bài làm
Bạn có biết, vấn đề môi trường sống của con người và các sinh vật trên trái đất là một vấn đề đang gây sự chú ý của toàn nhân loại. Đó là vấn đề cấp bách cuả mọi quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam.

Vậy môi trường là gì? Môi trường là một khái niệm rộng. Đó là tập hợp tất cả các yếu tố tự nhiên và xã hội bao quanh con người, ảnh hưởng tới con người, tác động đến các hoạt động sống của con người và các sinh vật trên trái đất. Các yếu tố đó là đất, nước, không khí, hệ sinh thái... Nó cũng đóng một vai trò quan trọng đối với chúng ta. Môi trường cho ta có không khí để thở, có nước để lao động và sinh hoạt, đất là nơi để cư trú....Môi trường sạch sẽ tạo lên một cuộc sống tốt, còn nếu môi trường bị ô nhiễm thì sẽ khiến cho con người đầy bệnh tật.

Thế nhưng hiện nay, đời sống ngày càng phát triển, con người ngày càng được hỗ trợ bởi những thiết bị tiện nghi, hiện đại nên quên mất đi nhiệm vụ quan trọng nhất đó chính là bảo vệ môi trường. Nên vấn đề ô nhiễm môi trường đang là chủ đề nóng trên các mặt báo và nhận được rất nhiều sự quan tâm của người dân. Trong đó, đặc biệt là vấn đề ô nhiễm nguồn nước và không khí và ở Việt Nam đã và đang ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn. Thông qua các phương tiện truyền thông, chúng ta có thể dễ dàng thấy được các hình ảnh, cũng như các bài báo phản ánh về thực trạng môi trường hiện nay. Mặc dù các ban ngành, đoàn thể ra sức kêu gọi bảo vệ môi trường,... nhưng có vẻ là chưa đủ để cải thiện tình trạng ô nhiễm ngày càng trở nên trầm trọng hơn.

Ô nhiêm mỗi trường (bao gồm môi trường đất, môi trường nước, môi trường không khí…) là tình trạng môi trường bị các tác nhân vật lý, hóa học, sinh học làm biến đổi theo chiều hướng tiêu cực, làm ảnh hưởng tới cuộc sống của con người. Hay còn hiểu là việc chuyển chất thải và năng lượng vào môi trường đến mức gây hại cho sức khỏe con người và sự phát triển của sinh vật làm suy giảm chất lượng môi trường. Trong đó nguyên nhân trực tiếp gây ô nhiễm không khí đó là từ người già đến người trẻ đều không có ý thức khi xả rác môi trường, vứt tác bừa bãi. Hằng ngày, từ ống khói của các công ty, xí nghiệp thải ra ngùn ngụt những làn khói trắng, khói đen xả ra bầu khí quyển. Trung bình mỗi năm trên thế giới có khoảng 20 tỉ tấn CO2, 700 triệu tấn bụi do con người thải ra môi trường. Thêm nữa trong những năm gần đây, Nạn phá rừng đang hoành hành khắp nơi. Theo báo cáo số liệu năm 2005 của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc (FAO), Việt Nam là nước có tỉ lệ phá rừng nguyên sinh đứng thứ 2 trên thế giới, chỉ sau Nigeria. Còn có 70% chất thải khí trong môi trường là từ các phương tiện giao thông. Hay do tác động từ tự nhiên như núi lửa, cháy rừng, bão cát,..Những thứ đó sẽ làm tăng những trận mưa axít, thủng tầng ôzôn gây nguy hại đến sức khoẻ tạo mưa gió, lũ lụt, làm đời sống con người vô cùng cực khổ.

Còn nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước và đất là những nguồn nước thải từ nhà máy xí nghiệp đổ ra sông, ra biển,các chất thải sinh hoạt, lượng thuốc trừ sâu dư thừa trên các đồng ruộng. Hàng năm, trên cả nước sử dụng hơn 100.000 tấn hóa chất bảo vệ thực vật, phát sinh hơn 23 triệu tấn rác thải sinh hoạt. Dẫn đến cá chết hàng loạt, làm suy giảm hệ sinh thái của biển, thiếu nước sạch,...Hằng năm còn có xấp xỉ 14000 người chết do ô nhiễm nguồn nước. Trên thực tế, chúng ta thấy có rất nhiều vụ việc gây ô nhiễm môi trường nhưng nổi trội đó là formosa Hà Tĩnh và công ty Vedan làm ô nhiễm dòng sông Thị Vải. Nhà máy thép Formosa Hà Tĩnh gây ô nhiễm môi trường biển nghiêm trọng khiến cá chết hàng loạt tại bốn tỉnh khu vực miền Trung từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên - Huế, công ty bột ngọt Vedan xả nước thải ra sông Thị Vải khiến dòng sông bị ô nhiễm nặng nề
Những dẫn chứng nêu trên đã giúp chúng ta thấy được phần nào tác hại mà môi trường sống ô nhiễm gây ra. Trước những vấn đề cấp thiết như thế, giữ gìn môi trường sống đang bị ô nhiễm chính là nhiệm vụ không chỉ của các nhà lãnh đạo mà còn là vai trò, trách nhiệm của mỗi người. Chúng ta cần góp sức lực vào việc bảo vệ môi trường, dù chỉ là những hành động đơn giản, nhỏ bé như nhặt rác, dọn vệ sinh trường, lớp, giữ vệ sinh đường phố sạch đẹp v.v… đến những việc làm lớn như tuyên truyền mọi người bảo vệ môi trường, lên án những hành vi gây ô nhiễm môi trường... Đời sống của chúng ta sẽ bị tổn hại rất lớn nếu mỗi người không có ý thức bảo vệ môi trường
Việt Nam – một nước đang phát triển, vấn đề ô nhiễm môi trường là 1 vấn đề hết sức cấp bách. Cần phải thực hiện các giải pháp trên một cách đồng bộ, thường xuyên để khắc phục những hậu quả của sự ô nhiễm môi trường, tạo ra môi trường sống trong lành cho con người. Bảo vệ môi trường là bảo vệ chính chúng ta nên mỗi người chúng ta cần có ý thức chung tay xây dựng một môi trường xanh – sạch – đẹp.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Phạm Hoàng Hải
Xem chi tiết
No name
Xem chi tiết
Lê Nam Hiệp
Xem chi tiết
Phạm Quốc Doanh
Xem chi tiết
꧁༺ℓα∂ιєѕ༻꧂
Xem chi tiết
Minh Anh
Xem chi tiết
Tạ Yên Nhiên
Xem chi tiết
VN HAPPY
Xem chi tiết
bùi việt anh
Xem chi tiết