Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Đồng Nai , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 0
Số lượng câu trả lời 89
Điểm GP 2
Điểm SP 21

Người theo dõi (0)

Đang theo dõi (2)

Xuân Dinh
Thảo Phương

Câu trả lời:

Trong đời sống tinh thần của mỗi chúng ta, sách là sản phẩm văn hóa tinh thần, là kho tàng tri thức đóng vai trò rất quan trọng, là người thầy vĩ đại thắp sáng trong mỗi chúng ta nguồn tri thức vô tận. Dạy cho chúng ta cách sống, cách làm người, hướng tới những giá trị nhân văn cao cả. Vậy nên có nhà văn đã nói: “Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người”

Bạn có thích đọc sách? Nếu câu trả lời của bạn là “có” thì chắc chắn rằng bạn đang nắm giữ một nửa của chiếc chìa khóa thần kì dẫn đến cánh cửa của tri thúc nhân loại, còn nếu như câu trả lời của bạn là “không” thì có thể nói, bạn đang bỏ quên cơ hội để nắm bắt nguồn ánh sáng vô tận hướng bản thân đến một chân trời mới tốt đẹp hơn bao giờ hết. `Sách là nơi lưu trữ kiến thức từ xưa đến nay. Nó được ông cha ta viết lên nhờ những kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng. Mỗi trang sách là mỗi kiến thức quý giá chúng ta cần học để có thêm hiểu biết.

Hình ảnh ngọn đèn giúp ta liên tưởng đến một vật có thể phát ra ánh sáng, xua tan đi bóng tối. Còn ngọn đèn sáng bất diệt là ngọn đèn khai sáng tri thức con người. Và nó sẽ không bao giờ dập tắt để dẫn con người từ nơi tối tăm, mù mịt tiến ra ánh sáng, nơi có trí tuệ của nhân loại. Từ đó ta có thể hiểu sách là ánh sáng không bao giờ bị dập tắt, nó thắp lên trí tuệ con người và soi sáng cho con người. Nhà văn nói lên nhận định “Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người” đã khẳng định rất đúng về vai trò của sách và tầm quan trọng của nó.

Nhắc tới sách người ta nghĩ ngay đến trí tuệ con người vì nội dung của nó là nguồn tri thức phong phú và sâu sắc của con người. Nó được con người viết lên bằng trí tuệ, tâm hồn và những sự thực. Như trong những cuốn sách lịch sử cho ta biết một thời quá khứ vẻ vang của các vị anh hùng, các cuốn văn học thì ta biết thêm những văn bản hay của những người nổi tiếng....Qua những cuốn sách chúng ta sẽ được tiếp nhận kiến thức, tri thức lớn của thế hệ trước truyền lại cho thế hệ sau về các lĩnh vực, giúp con người mở mang trí tuệ. Ánh sáng của nguồn sáng bất diệt ấy không chỉ soi sáng cho một thời mà còn soi sáng cho mọi thời. Những cuốn sách không chỉ ghi lại kinh nghiệm, tri thức của các thế hệ đi trước mà còn đi từ đời này qua đời khác nhờ truyền miệng.

Thế giới trong sách không đơn thuần khi ta mới nhìn qua mà là đọc từng câu từng từ, xem từng hình ảnh mới cảm nhận được nét tinh hoa, sự giàu đẹp của nó. Thế giới có sách vở là thế giới giàu tri thức, nhiều công nghệ. Thế giới không có sách là thế giới nghèo nàn lạc hậu. Những cuốn sách đã dạy chúng ta biết bao điều kì diệu trong cuộc sống, tu dưỡng đạo đức cho ta ngày một văn minh. Nhà văn M.Gorki: "Mỗi cuốn sách đều là một bậc thang nhỏ mà khi bước lên tôi tách khỏi con thú để lên tới gần con người". hay ông cũng đã nói: "Sách mở rộng ra trước mắt tôi những chân trời mới"

Kiến thức thì rất nhiều, vô tận mà trí tuệ con người thì có hạn. Vì vậy để có thể làm cho trí tuệ ấy thêm phong phú hơn, thêm dồi dào hơn thì ngọn đèn trí tuệ từ sách sẽ khiến cho con người nhìn nhận vấn đề một cách rộng hơn, bao quát hơn. Ngọn đèn soi đường luôn sáng, tri thức cũng sẽ luôn được mở rộng, phong phú hơn.

Hiện nay, có rất nhiều cuốn sách tốt được ưa chuộng và đáp ứng nhu cầu của người đọc. Nhưng ngoài ra vẫn còn rất nhiều cuốn sách chưa phù hợp tính nhân và không được lành mạnh được tung ra ngoài thị trường và vẫn được bày bán văn công khai. Thử hỏi xem phẩm chất cao quý của sách đã bị xoá mờ đi bởi những bàn tay vô trách nhiệm, những ý nghĩ xấu xa của những người đã viết lên nó. Những cuốn sách xấu lại mang lại cho con người tư tưởng lệch lạc, thiếu chín chắn dẫn đến những hậu quả khó lường.

Đọc sách không chỉ tu dưỡng kiến thức mà còn mở ra một con đường mới cho tương lai. Vậy nên chúng ta cần phải chăm đọc sách, quý sách. Ta còn phải có những phương pháp đọc sách hiệu quả. Mọi người cần phải chọn sách phù hợp, lành mạnh để đọc và lên án những bàn tay xấu đã hủy bỏ sự văn minh của sách. Chúng ta còn cần tham gia một số ngày hội về sách như ngày 21/4 - Ngày Sách Việt Nam...

Mỗi trang sách chứa đựng những giá trị, tinh hoa của nhân loại ngàn đời tích lũy. Ta cần phải học tập nhiều điều từ sách vì tri thức của con người sẽ càng mở rộng khi ta đọc sách càng nhiều

Câu trả lời:

Đề: Hãy chứng minh rằng đời sống của chúng ta sẽ bị tổn hại rất lớn nếu mỗi người không có ý thức bảo vệ môi trường

Bạn có biết, vấn đề môi trường sống của con người và các sinh vật trên trái đất là một vấn đề đang gây sự chú ý của toàn nhân loại. Đó là vấn đề cấp bách cuả mọi quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam.

Vậy môi trường là gì? Môi trường là một khái niệm rộng. Đó là tập hợp tất cả các yếu tố tự nhiên và xã hội bao quanh con người, ảnh hưởng tới con người, tác động đến các hoạt động sống của con người và các sinh vật trên trái đất. Các yếu tố đó là đất, nước, không khí, hệ sinh thái... Nó cũng đóng một vai trò quan trọng đối với chúng ta. Môi trường cho ta có không khí để thở, có nước để lao động và sinh hoạt, đất là nơi để cư trú....Môi trường sạch sẽ tạo lên một cuộc sống tốt, còn nếu môi trường bị ô nhiễm thì sẽ khiến cho con người đầy bệnh tật.

Thế nhưng hiện nay, đời sống ngày càng phát triển, con người ngày càng được hỗ trợ bởi những thiết bị tiện nghi, hiện đại nên quên mất đi nhiệm vụ quan trọng nhất đó chính là bảo vệ môi trường. Nên vấn đề ô nhiễm môi trường đang là chủ đề nóng trên các mặt báo và nhận được rất nhiều sự quan tâm của người dân. Trong đó, đặc biệt là vấn đề ô nhiễm nguồn nước và không khí và ở Việt Nam đã và đang ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn. Thông qua các phương tiện truyền thông, chúng ta có thể dễ dàng thấy được các hình ảnh, cũng như các bài báo phản ánh về thực trạng môi trường hiện nay. Mặc dù các ban ngành, đoàn thể ra sức kêu gọi bảo vệ môi trường,... nhưng có vẻ là chưa đủ để cải thiện tình trạng ô nhiễm ngày càng trở nên trầm trọng hơn.

Ô nhiêm mỗi trường (bao gồm môi trường đất, môi trường nước, môi trường không khí…) là tình trạng môi trường bị các tác nhân vật lý, hóa học, sinh học làm biến đổi theo chiều hướng tiêu cực, làm ảnh hưởng tới cuộc sống của con người. Hay còn hiểu là việc chuyển chất thải và năng lượng vào môi trường đến mức gây hại cho sức khỏe con người và sự phát triển của sinh vật làm suy giảm chất lượng môi trường. Trong đó nguyên nhân trực tiếp gây ô nhiễm không khí đó là từ người già đến người trẻ đều không có ý thức khi xả rác môi trường, vứt tác bừa bãi. Hằng ngày, từ ống khói của các công ty, xí nghiệp thải ra ngùn ngụt những làn khói trắng, khói đen xả ra bầu khí quyển. Trung bình mỗi năm trên thế giới có khoảng 20 tỉ tấn CO2, 700 triệu tấn bụi do con người thải ra môi trường. Thêm nữa trong những năm gần đây, Nạn phá rừng đang hoành hành khắp nơi. Theo báo cáo số liệu năm 2005 của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc (FAO), Việt Nam là nước có tỉ lệ phá rừng nguyên sinh đứng thứ 2 trên thế giới, chỉ sau Nigeria. Còn có 70% chất thải khí trong môi trường là từ các phương tiện giao thông. Hay do tác động từ tự nhiên như núi lửa, cháy rừng, bão cát,..Những thứ đó sẽ làm tăng những trận mưa axít, thủng tầng ôzôn gây nguy hại đến sức khoẻ tạo mưa gió, lũ lụt, làm đời sống con người vô cùng cực khổ.

Còn nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước và đất là những nguồn nước thải từ nhà máy xí nghiệp đổ ra sông, ra biển,các chất thải sinh hoạt, lượng thuốc trừ sâu dư thừa trên các đồng ruộng. Hàng năm, trên cả nước sử dụng hơn 100.000 tấn hóa chất bảo vệ thực vật, phát sinh hơn 23 triệu tấn rác thải sinh hoạt. Dẫn đến cá chết hàng loạt, làm suy giảm hệ sinh thái của biển, thiếu nước sạch,...Hằng năm còn có xấp xỉ 14000 người chết do ô nhiễm nguồn nước. Trên thực tế, chúng ta thấy có rất nhiều vụ việc gây ô nhiễm môi trường nhưng nổi trội đó là formosa Hà Tĩnh và công ty Vedan làm ô nhiễm dòng sông Thị Vải. Nhà máy thép Formosa Hà Tĩnh gây ô nhiễm môi trường biển nghiêm trọng khiến cá chết hàng loạt tại bốn tỉnh khu vực miền Trung từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên - Huế, công ty bột ngọt Vedan xả nước thải ra sông Thị Vải khiến dòng sông bị ô nhiễm nặng nề
Những dẫn chứng nêu trên đã giúp chúng ta thấy được phần nào tác hại mà môi trường sống ô nhiễm gây ra. Trước những vấn đề cấp thiết như thế, giữ gìn môi trường sống đang bị ô nhiễm chính là nhiệm vụ không chỉ của các nhà lãnh đạo mà còn là vai trò, trách nhiệm của mỗi người. Chúng ta cần góp sức lực vào việc bảo vệ môi trường, dù chỉ là những hành động đơn giản, nhỏ bé như nhặt rác, dọn vệ sinh trường, lớp, giữ vệ sinh đường phố sạch đẹp v.v… đến những việc làm lớn như tuyên truyền mọi người bảo vệ môi trường, lên án những hành vi gây ô nhiễm môi trường... Đời sống của chúng ta sẽ bị tổn hại rất lớn nếu mỗi người không có ý thức bảo vệ môi trường
Việt Nam – một nước đang phát triển, vấn đề ô nhiễm môi trường là 1 vấn đề hết sức cấp bách. Cần phải thực hiện các giải pháp trên một cách đồng bộ, thường xuyên để khắc phục những hậu quả của sự ô nhiễm môi trường, tạo ra môi trường sống trong lành cho con người. Bảo vệ môi trường là bảo vệ chính chúng ta nên mỗi người chúng ta cần có ý thức chung tay xây dựng một môi trường xanh – sạch – đẹp.

Câu trả lời:

Dân tộc Việt Nam với lịch sử bốn nghìn năm dựng nước và giữ nước, trong suốt chiều dài lịch sử ấy có những truyền thống tốt đẹp được lưu truyền từ đời này qua đời khác. Một trong số đó là truyền thống yêu thương, giúp đỡ, tương trợ, bảo vệ lẫn nhau. Quả thật ta thấy được rằng chính lòng yêu thương, tinh thần nhân đạo đó cứ vẫn sáng ngời trong những hoàn cảnh khó khăn gian khổ khác nhau. Từ đó, ông cha ta đã đúc kết nên câu tục ngữ “Lá lành đùm lá rách” để nói lên lòng thương người là một đạo lý tốt đẹp của dân tộc ta.

Câu tục ngữ này luôn đúng với mọi thời đại, dù là thời xưa hay là thời nay. Trong câu tục ngữ có một lớp nghĩa đen giàu hình ảnh. Lá lành là những chiếc lá còn nguyên vẹn, xanh và tươi tốt. Ngược lại, lá rách là những chiếc lá bị mất đi một phần hoặc không còn nguyên vẹn, đã bị rách, nát. Giữa hai vế lá lành và lá rách được nối bằng từ “đùm”, nó có nghĩa là đùm bọc, chở che. Xét cả câu tục ngữ này, nó mang hàm ý rằng những chiếc lá lành còn nguyên vẹn và xanh tốt bao bọc, che chở cho những chiếc lá rách. Từ đó, chúng ta đã liên tưởng đến cách gói bánh của cha ông ta. Những khi thiếu lá, ta có thể gói những chiếc lá bị rách ở bên trong, sau đó bao bọc bên ngoài bằng những chiếc lá lành lặn.

Tuy rằng câu tục ngữ này có lớp nghĩa đen sinh động, giàu hình ảnh nhưng vẫn không thể che đi lớp nghĩa bóng giàu ý nghĩa. Với câu tục ngữ này ta có thể hiểu nghĩa bóng của nó là nói về tình yêu thương, tinh thần tương thân tương ái giúp đỡ nhau lúc gặp khó khăn, hoạn nạn. Lá lành- lá rách là hình ảnh tượng trưng cho những hoàn cảnh khác nhau. Có khi, lá lành tượng trưng cho cuộc sống yên ổn thuận lợi, đầy đủ, ấm no. Nhưng ngược lại lá rách là cuộc sống khó khăn, hoạn nạn, vất vả...Nhưng dù bất cứ hoàn cảnh nào thì chúng ta cũng phải biết giúp đỡ, đùm bọc những người không may lâm vào cảnh khó khăn, cơ nhỡ và họ thực sự rất càn sự giúp đỡ của chúng ta. Từ câu tục ngữ chỉ ngắn gọn như vậy mà chúng ta rút ra được bài học vô cùng sâu sắc là trong cuộc sống, con người ở các hoàn khác nhau cần yêu thương, đùm bọc lẫn nhau nhất là trong những lúc hoạn nạn, khó khăn. Cũng có rất nhiều câu ca dao, tục ngữ nói về tinh thần này như câu:

“Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”
Hay:
" Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng.”

“Thương người như thể thương thân”

Vậy tại sao chúng ta phải lá lành đùm lá rách? Vì chúng ta đều được sinh ra trong một đất nước, từ dòng giống Tiên Rồng. Dân tộc Kinh, Tày, Mường, Nùng….cũng cùng sinh ra từ bọc trứng của mẹ Âu Cơ…Vì vậy không ai có thể sống riêng lẻ, tách biệt với mọi người. Tình thương yêu, sự chia sẻ ngọt bùi sẽ làm cho con người gắn bó với nhau hơn, cuộc sống sẽ tốt đẹp hơn yêu thương, giúp đỡ, tương trợ, bảo vệ nhau nhiều hơn. Từ đó ta cũng thể hiện được quan hệ sống tốt đẹp, nghĩa tình. Đó là một vấn đề đạo lí tốt đẹp và là truyền thống quý báu của dân tộc ta. Cũng phải nhận ra rằng ngày nay có một số người rất thờ ơ trước nỗi đau, bất hạnh của người khác. Đó là một thói xấu, một thái độ ích kỉ, vô lương tâm. Chúng ta phải cảm thông, chia sẻ, giúp đỡ cho nhau trong những lúc hoạn nạn.

Tinh thần tương thân, tương ái đã trở thành một lối sống cao đẹp của nhân dân ta từ xưa đến nay và luôn được gìn giữ, phát huy qua từng thế hệ. Điều này được thể hiện qua những hành động thiết thực và ý nghĩa như chương trình “Vì người nghèo”, “Lục lạc vàng”, “Vượt lên chính mình” với nội dung đều là giúp đỡ những người nghèo vượt qua khó khăn, thử thách. Hay không xa lạ đâu, ở ngay trường chúng ta có những đợt phát động phong trào như quỹ khuyến học, phong trào mùa xuân tình bạn,ủng hộ tiền cho các bạn miền Trung bị lũ lụt... Đây đều là những hành động nhỏ nhưng rất thiết thực, giúp đỡ một phần nào khích lệ động viên tinh thần giúp họ vững tin hơn trong cuộc sống.

Nhưng chúng ta phải hiện tinh thần ấy như thế nào? Là học sinh, mỗi chúng ta nên thương yêu đùm bọc và sống có trách nhiệm với chính những người thân yêu trong gia đình, hàng xóm.. Đồng thời thực hiện các phong trào, các hoạt động từ thiện... để giúp đỡ những gia đình, hoàn cảnh khó khăn. Giúp đỡ nhau có thể có nhiều cách, có thể là vật chất hoặc là tinh thần, tùy theo hoàn cảnh, điều kiện của bản thân.. Giúp đỡ người hoạn nạn thì phải xuất phát từ tấm lòng chân thành, lòng cảm thông chứ không phải là thái đọ ban ơn, bố thí. Ngược lại, những người được giúp đỡ cũng phải biết nhớ ơn, không nên ỷ lại mà phải vượt qua khó khăn, hoàn cảnh của mình. Chúng ta còn cần phải lên án những hành vi thờ ơ, vô cảm,trước nỗi đau, bất hạnh của người khác, có những hành động tuyên truyền mọi người ủng hộ người nghèo.

Câu tục ngữ này đã để lại những bài học vô cùng quý giá và cần thiết ở mỗi con ngườ rằng : truyền thống yêu thương đùm bọc nhau là một đạo lý tốt đẹp của dân tộc ta. Những câu tục ngữ luôn như vậy, ngắn gọn mà chứa đựng một bài học sâu sắc. Chúng ta nên giữ gìn và phát huy tinh thần ấy đến đến các bạn trẻ ngày nay và cả mai sau.

Câu trả lời:

Học tập có vai trò quan trong đối với chúng ta, đặc biệt là giới trẻ hiện nay thì học tập là một yếu tố bắt buộc không thể thiếu. Nó còn là quyền và nghĩa vụ của mỗi chúng ta, là chìa khóa giúp chúng ta bước tới con đường thành công. Và Lê- Nin đã từng có một câu nói rất nổi tiếng về vấn đề này là: “Học, học nữa, học mãi”.

Vậy việc học là gì? Học là một quá trình tìm hiểu, tích lũy kiến thức và rèn luyện kỹ năng để tăng thêm hiểu biết cho bản thân. Học ở đây không chỉ đơn thuần là đến trường học với thầy cô và bạn bè. Mà việc học của chúng ta đã đươc trang bị từ khi còn rất nhỏ. Lúc đó, bố mẹ đã dạy ta học đi, học nói, học ăn, học cách nói năng với người lớn, học nói lời cảm ơn, lời xin lỗi... Đến khi đến tuổi phải đến trường, chúng ta được bước vào thế giới kỳ diệu. Nơi đó, chúng ta có sự dạy dỗ tận tình từ thầy cô giúp ta được trang bị kiến thức đầy đủ, có niềm vui bên bạn bè.Ta được học rất nhiều điều hay và bổ ích và được học một cách toàn diện. Ngoài ra ta còn học được rất nhiều từ bạn bè và những người xung quanh

Học nữa là học từ trình độ này lên đến trình độ khác,nó mang hàm ý là tuy đã học rồi nhưng cần phải học thêm nữa. Người ham học luôn muốn nâng cao trình độ của mình. Và con người sẽ trưởng thành sau mỗi trình độ, được trang bị đầy đủ, toàn diện đáp ứng mọi yêu cầu của xã hội. ta sẽ học từ dễ đến khó, từ thấp đến cao, cũng như việc học từ lớp 1 đến lớp 12 rồi lên cao đẳng, đại học. Việc học sẽ không bị ngắt quãng mà nó nối với nhau để không ngừng trau dồi kiến thức, nâng cao trình độ.

Học mãi đã khẳng định vai trò rất to lớn cảu việc học. Học tập là việc chúng ta phải làm suốt cuộc đời, mãi mãi, con người cần phải luôn luôn học hỏi ngay cả khi mình đã có được một địa vị nhất định trong xã hội. Người ham học hỏi sẽ không bao giờ thỏa mãn với chính mình mà chỉ chăm chỉ học suốt cuộc đời, không giới hạn tuổi tác. Như vậy câu nói rất đơn giản của Lê Nin đã sử dụng phép tăng cấp và nó cho ta thấy cần phải học như thế nào mới giúp ta trở thành con người hoàn thiện, một người có tri thức.

Vậy tại sao phải học, học nữa, học mãi? Bởi học tập là con đường vững chắc để bước tới tương lai. Không đi học chúng ta sẽ không có nhiều tri thức, hiểu biết để vận dụng vào cuộc sống sau này rồi chúng ta sẽ trở thành một tầng lớp lạc hậu trong xã hội ngày nay. Nó sẽ dẫn đến kết quả công việc sẽ không tốt đẹp như mong đợi. Có học chúng ta mới có được việc làm tốt để nuôi sống bản thân mình, giúp đỡ gia đình, xây dựng đất nước giàu đẹp, văn minh hơn. Bác Hồ đã từng dạy: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có được sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không chính là nhờ một phần công lao học tập của các cháu”.

Ngày xưa, ông cha ta rất nghèo nàn nhưng vẫn luôn muốn được học hỏi và rất coi trọng việc học. Như ông Mạc Đĩnh Chi nhà nghèo nên không có đèn học, khi đêm đến ông phải bắt đom đóm bỏ vào vỏ trứng làm đèn. Hay Bác Hồ đã tự học rất nhiều thứ ngôn ngữ và Bác đã tìm ra con đường cứu nước cho dân tộc. Trạng Nồi cũng là một chàng mưu sinh nhà nghèo. Chàng không có tiền mua gạo nấu cơm, nên mỗi lần học xong, chàng thường sang bên hàng xóm mượn nồi cơm, vét những hột cơm còn sót lại để ăn. Sau này, trạng Nồi đã thi đỗ Trạng nguyên và vẫn không quên công ơn tốt bụng của người hàng xóm đó.

Ở vùng sâu, vùng xa rất nhiều bạn học sinh nghèo khó vẵn chăm chỉ cố gắng học giỏi dù nhà nghèo khó và đường tới trường rất xa. Dù vậy, có một số bạn gia đình có điều kiện nhưng vẫn các bạn ấy không chú tâm đến việc học, Thậm chí, khi đến trường, còn cúp tiết, trốn học... Hay một số bạn chạy đua với điểm số mặc dù mình không nắm chắc kiến thức, học vì bị ép buộc...

Việc học ngày nay là một việc rất cần thiết. Vì vậy, chúng ta cũng cần tích cực học tập chăm chỉ, có nghị lực và ý chí quyết tâm. Ta còn phải tìm thấy niềm say mê ở việc học, tìm thấy sự lý thú và đa dạng của việc học. Chúng ta cũng cần có những phương pháp học tập đạt hiệu quả. Ngoài ra học còn phải đi đôi với hành, say mê, hứng thú, sáng tạo ra những cái mà mình vận dụng từ kiến thức mình học để nhớ được lâu hơn. Chúng ta còn có thể đi đó đi đây để mở rộng tầm hiểu biết như đi tham quan một số địa điểm du lịch, viện bảo tàng, các khu di tích lịch sử,... từ đó ta sẽ lĩnh hội được những kiến thức thực tế nhất.

Việc học rất quan trọng đới với mỗi chúng ta. Nên chúng ta cần phải học tập, thực hiện theo lời khuyên của Lê-Nin: Học, học nữa, học mãi. Đó là một lời khuyên rất đúng đắn và hữu ích đối với mỗi chúng ta mà của bậc nhân tài thế giới đã gữi gắm.

Bể học mênh mông tựa đất trời
Khuyên con gắng học chớ ham chơi

Câu trả lời:

Bài văn nghị luận về câu tục ngữ: Học,học nữa, học mãi.
Bài làm

Học tập có vai trò quan trong đối với chúng ta, đặc biệt là giới trẻ hiện nay thì học tập là một yếu tố bắt buộc không thể thiếu. Nó còn là quyền và nghĩa vụ của mỗi chúng ta, là chìa khóa giúp chúng ta bước tới con đường thành công. Và Lê- Nin đã từng có một câu nói rất nổi tiếng: “Học, học nữa, học mãi”.

Vậy việc học là gì? Học là một quá trình tìm hiểu, tích lũy kiến thức và rèn luyện kỹ năng để tăng thêm hiểu biết cho bản thân. Học ở đây không chỉ đơn thuần là đến trường học với thầy cô và bạn bè. Mà việc học của chúng ta đã đươc trang bị từ khi còn rất nhỏ. Lúc đó, bố mẹ đã dạy ta học đi, học nói, học ăn, học cách nói năng với người lớn, học nói lời cảm ơn, lời xin lỗi... Đến khi đến tuổi phải đến trường, chúng ta được bước vào thế giới kỳ diệu. Nơi đó, chúng ta có sự dạy dỗ tận tình từ thầy cô giúp ta được trang bị kiến thức đầy đủ, có niềm vui bên bạn bè.Ta được học rất nhiều điều hay và bổ ích và được học một cách toàn diện. Ngoài ra ta còn học được rất nhiều từ bạn bè và những người xung quanh

Học nữa là học từ trình độ này lên đến trình độ khác. Người ham học luôn muốn nâng cao trình độ của mình. Và con người sẽ trưởng thành sau mỗi trình độ, được trang bị đầy đủ, toàn diện đáp ứng mọi yêu cầu của xã hội. ta sẽ học từ dễ đến khó, từ thấp đến cao, cũng như việc học từ lớp 1 đến lớp 12 rồi lên cao đẳng, đại học. Việc học sẽ không bị ngắt quãng mà nó nối với nhau để không ngừng trau dồi kiến thức, nâng cao trình độ.

Học mãi là học liên tục suốt cuộc đời. Người ham học hỏi sẽ không bao giờ thỏa mãn với chính mình mà chỉ chăm chỉ học suốt cuộc đời, không giới hạn tuổi tác. Như vậy câu nói rất đơn giản của Lênin đã sử dụng phép tăng cấp và nó cho ta thấy cần phải học như thế nào mới giúp ta trở thành con người hoàn thiện, một người có tri thức.

Không đi học chúng ta sẽ không có nhiều tri thức, hiểu biết để vận dụng vào cuộc sống sau này rồi chúng ta sẽ trỏ thành một tầng lớp lạc hậu trong xã hội ngày nay. Nó sẽ dẫn đến kết quả công việc sẽ không tốt đẹp như mong đợi. Có học chúng ta mới có được việc làm tốt để nuôi sống bản thân mình, giúp đỡ gia đình, xây dựng đất nước giàu đẹp, văn minh hơn. Bác Hồ đã từng dạy: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có được sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không chính là nhờ một phần công lao học tập của các cháu”.

Ngày xưa, ông cha ta rất nghèo nàn nhưng vẫn luôn muốn được học hỏi và rất coi trọng việc học. Như ông Mạc Đĩnh Chi nhà nghèo nên không có đèn học, khi đêm đến ông phải bắt đom đóm bỏ vào vỏ trứng làm đèn. Hay Bác Hồ đã tự học rất nhiều thứ ngôn ngữ và Bác đã tìm ra con đường cứu nước cho dân tộc. Trạng Nồi cũng là một chàng mưu sinh nhà nghèo. Chàng không có tiền mua gạo nấu cơm, nên mỗi lần học xong, chàng thường sang bên hàng xóm mượn nồi cơm, vét những hột cơm còn sót lại để ăn. Sau này, trạng Nồi đã thi đỗ Trạng nguyên và vẫn không quên công ơn tốt bụng của người hàng xóm đó.

Ở vùng sâu, vùng xa rất nhiều bạn học sinh nghèo khó vẵn chăm chỉ cố gắng học giỏi dù nhà nghèo khó và đường tới trường rất xa. Dù vậy, có một số bạn gia đình có điều kiện nhưng vẫn các bạn ấy không chú tâm đến việc học, Thậm chí, khi đến trường, còn cúp tiết, trốn học... Hay một số bạn chạy đua với điểm số mặc dù mình không nắm chắc kiến thức, học vì bị ép buộc...

Việc học ngày nay là một việc rất cần thiết. Vì vậy, chúng ta cũng cần tích cực học tập chăm chỉ, có nghị lực và ý chí quyết tâm. Ta còn phải tìm thấy niềm say mê ở việc học, tìm thấy sự lý thú và đa dạng của việc học. Chúng ta cũng cần có những phương pháp học tập đạt hiệu quả. Ngoài ra học còn phải đi đôi với hành, say mê, hứng thú, sáng tạo ra những cái mà mình vận dụng từ kiến thức mình học để nhớ được lâu hơn.

Việc học rất quan trọng đới với mỗi chúng ta. Nên chúng ta cần phải học tập, thực hiện theo lời khuyên của Lê-Nin: Học, học nữa, học mãi. Đó là một lời khuyên rất hữu ích đối với mỗi chúng ta mà của bậc nhân tài thế giới đã gữi gắm.

Bể học mênh mông tựa đất trời
Khuyên con gắng học chớ ham chơi