Ôn tập ngữ văn lớp 6 học kì I

Trần Lưu Gia Ngân

viết một bài văn khoảng 30-40 dòng kể lại mội sự việc em đã được chứng kiến.

Kudo không nhớ
11 tháng 4 2016 lúc 13:47

Chẳng bao giờ em làm được một việc tốt đáng kể hay chỉ ít là làm người khác thấy vui, chỉ trừ có một lần khi em còn học lớp 2. Lần đó em đã nhặt được của rơi và trả lại cho người mất.

Chiều hôm ấy, em trực nhật nên phải ở lại lớp một lúc để đổ rác. Lúc em đang đi trên sân trường thì bỗng em giẫm phải một vật gì cưng cứng. Em cúi xuống nhặt lên thì thấy: ồ! hoá ra là một cuốn tiểu thuyết khổ 18x7cm của nhà sách Trí Tuệ cuốn đầu giáo sư Powel của tác giả A.R Belger. Cuốn sách này được bọc ngoài bằng nilon trong nên có lẽ người mất mới mua về chưa đọc. Em cũng chưa đọc nó nhưng đã biết ít nhiều về nó qua lời nói của bố mẹ. Hình như nó là một cuốn tiểu thuyết rất hay. Em lật xem bìa sau của cuốn sách thì thấy một đoạn văn ngắn kể lại tóm tắt nội dung cuốn sách. Nó càng làm em chắc chắc về suy nghĩ của mình. Trong đầu em hiện lên ý nghĩ lấy luôn cuốn sách này. Thế là, em ngó xung quanh xem có ai không. Thôi chết! Còn bác bảo vệ. Em chờ bác bảo vệ để ý đi chỗ khác rồi nhanh tay đút luôn cuốn sách vào cặp tung tăng chạy ra khỏi cổng trường. Trên đường, em không thôi nghĩ về nhưng tình tiết hấp dẫn, li kì của cuốn sách. Ôi! thú vị biết bao! Nhưng cái đầu em không chỉ nghĩ đến một chuyện nó lái sang một chuyện khác. Chuyện về người bị mất. Vì có cái đầu ham nghĩ nên em không biết phải phân xử ra sao, mang về đọc và giữ của riêng hay trả lại cho người bị mất đây! Hai phương án cứ đánh nhau, xáo trộn trong đầu em. Vừa lúc đó, em về dến nhà. Em chào bố mẹ rồi đặt mình lên chiếc giường ở phòng riêng. Em lại tiếp tục suy nghĩ. Mà phải rồi! Mẹ là người có kinh nghiệm trong cuộc sống, mình nên hỏi mẹ xem sao! Em nghĩ, thế là em chạy xuống tầng 1, đưa cuốn sách cho mẹ và kể đầu đuôi câu chuyện cho mẹ nghe. Nghe xong, mẹ cười và bảo:

- Bây giờ, con hãy đặt mình vào tình huống như người mất mà xem. Chắc chắn con sẽ rất buồn và lo lắng vì bố mẹ sẽ mắng khi làm mất cuốn sách khá đắt: 25.000đ cơ mà! Đấy, con hãy tự nghĩ và quyết định đi. 

- Quả thật nếu em là người mất thì cũng sẽ có những cảm giác như mẹ nói. Mà nếu các bạn biết thì lòng tin của các bạn đối với em sẽ chẳng ra gì nữa! Em quyết định sẽ trả lại. Sáng hôm sau, em mang cuốn sách đưa cho cô Tổng phụ trách. Vừa lúc đó, có một chị lớp Năm hớt hơ hớt hải chạy đến. Khi cô Tổng phụ trách đưa chị cuốn sách và giới thiệu em với chị thì chị ấy cảm ơn em rối rít. Lúc em về lớp, các bạn xô đến quanh em và khen em.

Khi đó em thực sự là rất vui. Bây giờ em mới biết giá trị của những việc làm tốt. Nó vô hình nhưng nó lại có thể mang niềm vui cho tất cả mọi người.

Bình luận (0)
Nguyễn Thắng Tùng
10 tháng 4 2016 lúc 22:06
Tuần trước, trường em phát động phong trào thi đua học tập và làm theo Năm điều Bác Hồ dạy. Em đã làm được một việc tốt: nhặt được của rơi, trả lại cho người bị mất.

Trưa thứ năm, trên đường đi học về, qua quãng đường vắng, em nhìn thấy một túi xách nhỏ màu đen nằm ngay giữa đường. Em nhặt lên rồi vừa đi chậm chậm, vừa đưa mắt ngó chừng xem ai là chủ nhân của nó.

Một lúc sau, vẫn không thấy người tìm kiếm. Em đoán người đánh rơi đã đi xa hoặc không biết rằng mình đã đánh rơi. Nếu biết, chắc giờ này người ấy đang loay hoay tìm kiếm. Ai nhỉ? Một bác cán bộ hay một chú công nhân, một anh bộ đội? Trong chiếc túi này đựng những gì? Tài liệu, giấy tờ hay tiền bạc?

Bao câu hỏi hiện lên trong óc. Em đưa mắt nhìn quanh lần nữa. Không ai chú ý tới em. Em nghĩ là trả hay không trả? Nếu mình không trả, có ai biết đâu mà trách? Có tiền, mình sẽ mua truyện tranh này, mua quần áo mới này và mua những đồ chơi mà mình ao ước từ lâu. Tưởng tượng đến lúc ấy, em thích lắm, bước chân như nhanh hơn, nhẹ nhàng hơn. Tiếng thầy Hiệu trưởng trong buổi lễ phát động thi đua như văng vẳng đâu đây: Các em hãy ghi nhớ Năm điều Bác Hổ dạy, cố gắng học tập tốt, tu dưỡng tốt để trở thành con ngoan, trò giỏi ....

Bình luận (0)
ánh nguyệt nguyễn vũ
11 tháng 4 2016 lúc 10:37
nếu đúng bạn tick cho mình nha 
Trong cuộc sống của mỗi chúng ta có vô cùng nhiều những việc làm tốt. Những trái tim nhân hậu không phân biệt tuổi tác. Sau đây là một câu chuyện về một em bé mà tôi đã từng được chứng kiến tận mắt, em bé ấy quả là một em bé ngoan và thương người. 
Vào một ngày đông lạnh giá, gió rít từng cơn, từng cơn lạnh thấu xương. Mưa phùn rơi buốt da, buốt thịt. Sự lạnh giá như làm mọi vật trở nên lười biếng. Đường chỉ lác đác vài chiếc xe, vài chiếc lá khô xào xạc. Tôi đang trên đường đi bộ về nhà, miệng thở ra những hơi khói. Và bỗng nhiên, ập vào mắt tôi là hình ảnh một ông lão ăn xin ngồi dưới gốc cây trơ trụi. 
Tôi vô cảm nhìn ông lão, đã từ bao giờ, tôi đánh mất đi một thứ gọi là "tình người". Tôi chả thấy ông lão có một chút thiện cảm. Quần áo thì rách rưới, chỗ vá chỗ khâu. Khuôn mặt nhem nhuốc, tóc tai thì bù xù, chân tay đen ngòm, bẩn thỉu. Sự nghèo khổ đã gặm nhấm đi con người...
Rồi bỗng nhiên, từ một góc nào đó, có một em bé chừng bốn năm tuổi, ăn mặc rất đẹp tiến tới chỗ lão ăn xin. Tôi cố tình đứng lại, nép sau một thân cây gần đó xem con bé trêu lão ta thế nào. Con bé nhìn ông lão một lúc rồi ngồi xổm xuống, ngẩng khuôn mặt ngây thơ lên và hỏi ông lão ăn xin:
-Ông ơi, nhà của ông đâu, sao ông lại ở đây vậy ạ?
Đáp lại là giọng bé bé, khản đặc của ông lão: 
-Ông... ông...không có nhà cháu à!
Gió vẫn rít, mưa phùn vẫn rơi lâm thâm. Cô bé đáp lại ông lão: 
-Vậy gia đình của ông đâu vậy ông, cháu tưởng ai cũng có gia đình.
Sự ngây thơ của con bé như làm lão bối rối: 
- ông ... ông ... gia đình của ông....
Chưa kịp trả lời hết, cô bé đã hỏi tiếp:
-Mà sao trời lạnh như vậy, ông ở ngoài đường mà lại ăn mặc phong phanh như thế ạ?
-Ông .... làm gì ... có .. có tiền mua quần áo ...! -Ông lão trả lời, giọng rưng rưng.
Trên khuôn mặt con bé thể hiện rõ nỗi ngạc nhiên, như thể là nó còn cả đóng thắc mắc muốn hỏi ông lão. Nó nháy lia lịa đôi mắt bồ câu to, tròn, đen láy của mình. Nhưng rồi, con bé lấy tay, tháo chiếc khăn trên cổ, cầm bằng hai tay, đưa cho ông lão:
-Ông đeo tạm chiếc khăn của cháu này, cho ông đỡ lạnh, ở nhà cháu còn nhiều khăn lắm! 
Tôi như khựng lại, cô bé này không trêu lão sao? Trên khuôn mặt ông lão ăn xin hiện lên một vẻ trìu mến, xúc động, xen lẫn sự ngạc nhiên. Ông lão đưa tay run run, cầm lấy chiếc khăn. Ông nắm lấy đôi bàn tay bé bỏng của cô bé, rưng rưng: 
- Ong... ông cảm ơn cháu, chảu quả là một cô bé tốt. 
Mọi vật như trở nên ấm áp. Sau đó, cô bé tạm biệt ông lão ăn xin rồi đi về. Tôi cũng đi về, một cảm giác khó tả. Sự vô cảm đã biến con người ta thành cái gì vậy? Một cô bé nhưng còn biết thương người. Tôi cảm thấy có lỗi và cảm thấy thật xấu hổ...
Đâu đó, trong xã hội, vẫn còn tồn tại một thứ vô hình như vô cùng giá trị, thứ đó gọi là "tình nguời". "Giữa một đêm đông lạnh giá, một hành động nhỏ bé nhưng cũng đủ để sưởi ấm một trái tim."
Bình luận (2)
Trần Mai Thanh Ngọc
22 tháng 4 2016 lúc 19:17

mình cũng đang có câu hỏi giống Trần Lưu Gia Ngân

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Lục Thương Thương
Xem chi tiết
Tâm Lê
Xem chi tiết
Phạm Lê Quỳnh Nga
Xem chi tiết
Hoàng Hải Đăng
Xem chi tiết
Vân Trang Bùi
Xem chi tiết
Phạm Ngọc Anh
Xem chi tiết
Nguyễn Nhật Tiên Tiên
Xem chi tiết
ncjocsnoev
Xem chi tiết
nguyen thi huong giang
Xem chi tiết