Văn bản ngữ văn 7

laxusdreyar

Viết đoạn văn và nêu cảm nhận của em về :

+hình người phụ nữ trong bài thơ bánh trôi nước.

+hình ảnh người bạn trong bài thơ bạn đến nhà chơi.

Mik mong các bạn giúp mik vì tuần sau là mik kiểm tra 1 tiết rồi:))

Chu Vân Anh
18 tháng 10 2017 lúc 19:59

*hình̀ ảnh người phụ nữ trong bài''Bánh trôi nước'':là người phụ nữ với vẻ ngoài trắng trẻo, tròn trịa,xinh đẹp.Không những đẹp về vẻ bề ngoài mà hình ảnh người phụ nữ ấy còn hiện lên với phẩm chất đáng quí,kg bị cảnh ngộ chi phối,luôn giữ tấm lòng son sắt, thủy chung.Nhưng người phụ nữ ấy lại có thân phận thấp bé,chìm nổi bấp bênh giữa cuộc đời.

*hình ảnh người pn trong bài''Bạn đến chơi nhà'':<nhưng mk kg biết người pn đó là tác giả hay pn của tác giả nên mk trả lời cả 2 un nha>:-tác giả:là người bạn chân thành,trọng tình trọng nghĩa, coi trọng tình cảm hơn vật chất

-bạn của tác giả:là người cũng rất coi trọng tình pn,biết cảm thông cho hoàn cảnh trớ trêu của pn mk

cái này mk kg chắc nha,sai thì pn thông cảm,hìhehe

Bình luận (0)
Linh Phương
18 tháng 10 2017 lúc 20:03

+ Đoạn văn thứ nhất:

Phụ nữ sống trong thời kì phong kiến luôn lép vế, phải cam chịu và đầu hàng số phận. kệ người ta xô, mặc người ta đẩy mà không dám ké răng nửa lời. Họ không dám đấu tranh, không dám đòi công bằng. Từ “mặc” trong câu thơ như khẳng định một sự phó mặc đến não nề, và còn thấp thoáng sự bất cần. Vậy nhưng đọc câu thơ này, chúng ta vẫn nhận ra được một chút chống cự qua từ “mặc” nhưng nó không quá nổi bật. Chỉ là Hồ Xuân Hương là người phụ nữ không chịu khuất phục nên thơ bà cũng không chịu khuất phục như vậy.

Dẫu cho cuộc đời nghiệt ngã, bạc bẽo và bất công như thế nào thì sự son sắt và thủy chung của người phụ nữ vẫn luôn là phẩm chât cao đẹp, đáng trân trọng. Hồ Xuân hương đã khám phá ra một nét đẹp hiếm thấy của phụ nữ Việt Nam. Tâm hồn thanh khiết, tấm lòng son không hề bị vướng bận.Hồ Xuân Hương với sự tài tình trong ngôn ngữ và đặc biệt lối nói ẩn dụ độc đáo đã vén màn cho người đọc thấy xã hội phong kiến nhiều bất công, thối nát. Người phụ nữ phải chịu sự đè nén nhưng vẫn giữ được trái tim thủy chung, son sắt.

Bình luận (0)
Linh Phương
18 tháng 10 2017 lúc 20:05

Phụ nữ sống trong thời kì phong kiến luôn lép vế, phải cam chịu và đầu hàng số phận. kệ người ta xô, mặc người ta đẩy mà không dám ké răng nửa lời. Họ không dám đấu tranh, không dám đòi công bằng.Người phụ nữ trong bài thơ này có phẩm chất cao đẹp, đức hạnh thuỷ chung nhưng không được trân trọng. Do địa vị phụ thuộc, cuộc đời bảy nổi ba chìm lăn lóc. Hồ Xuân Hương đã xoáy sâu vào tận ngõ ngách của cuộc đời để nêu lên tấn bi kịch của người phụ nữ. Nhưng dẫu thế nào họ vẫn sống đẹp, sống chân chính để bảo toàn phẩm giá của mình. Lời thơ của bà cũng là lời thơ của cả một kiếp người đòi “tự do"

Bình luận (1)
Thảo Phương
19 tháng 10 2017 lúc 15:40

Chúng ta đang được sống trong một thế giới tràn đầy hạnh phúc, một thế giới có sự bình đẳng về chủng tộc về mọi tầng lớp dân tộc. Mà trong ta có ai biết được trong xã hội xưa người phụ nữ đã phải chịu nhiều khổ cực, tủi nhục, hiu quạnh…Với bản lĩnh, tài năng của mình và cũng là nạn nhân trong xã hội đó, Hồ Xuân Hương đã mạnh dạn nói lên nỗi lòng của những người phụ nữ xưa qua bài thơ ‘Bánh trôi nước” để cảm thông, thương xót cho số phận của người phụ nữ luôn chịu nhiều cơ cực, gian truân. “Thân em vừa trắng lại vừa tròn Bảy nổi ba chìm với nước non Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn Mà em vẫn giữ tấm lòng son” Bài thơ gợi trong em ấn tượng sâu sắc về số phận chìm nổi và phẩm chất của người phụ nữ thời xưa. Chỉ là chiếc bánh trôi nước mộc mạc, giản đơn thế thôi mà tác giả Hồ Xuân Hương đã làm nên một bài thơ nói lên sự chịu đựng, gánh lấy quan niệm sai trái “trọng nam khinh nữ” của thời bấy giờ. Bài thơ chất chứa biết bao nhiêu tình cảm, nó đã trở thành hình ảnh mới lạ, khiến ai đã đọc qua đều không thể nào quên. Cả bài thơ là hình ảnh ẩn dụ, tượng trưng, bao hàm hai lớp nghĩa. Tả cách làm bánh trôi nước: bánh làm từ bột nếp, được nhào nặn thành viên tròn, có nhân đường phên, cho vào nồi nước đun sôi để luộc chín, mới bỏ vào thì chìm dưới đáy còn khi chín thì nổi lềnh bềnh trên mặt nước. Bài thơ còn nói về người phụ nữ Việt Nam thời xưa qua hình ảnh bánh trôi nước - một món ăn dân tộc bằng một thứ ngôn ngữ bình dị, gợi tả. Thơ hàm súc đa nghĩa giàu bản sắc, bài thơ biểu lộ niềm thông cảm và tự hào đối với thân phận của người phụ nữ Việt Nam. Nữ sĩ viết bài thơ với tất cả lòng yêu mến, tự hào về bản sắc, nền văn hóa của Việt Nam. Nét bút của Hồ Xuân Hương tuy miêu tả không nhiều nhưng đã tả đủ, đúng và chân thực về bánh trôi nước. “Thân em vừa trắng lại vừa tròn” Tác giả làm cho câu thơ sinh động lên bằng cách sử dụng từ “Thân em” để người phụ nữ có thể hóa thân vào những chiếc bánh trôi nước dân dã, bình dị. Hàm chứa bên trong vẫn là ca ngợi vẻ đẹp của người phụ nữ biến họ thành những đóa hoa xinh đẹp, lộng lẫy và thắm tươi nhất của cuộc đời, làm cho cuộc sống này thêm tươi đẹp. Khi dùng lối xưng hô đó, em đã liên tưởng đến những câu ca dao quen thuộc như “Thân em như tấm lụa đào Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai” Cảm nhận sâu sắc hơn thì hình ảnh chiếc bánh trôi sẽ mờ dần và hiện lên hình ảnh người phụ nữ với vẻ đẹp cân đối, đầy đặn, xinh xắn về thể chất và trong sáng về tâm hồn. Tác giả dùng cặp quan hệ từ “vừa…vừa…” khiến giọng thơ như hàm chứa niềm kiêu hãnh, tự hào về vẻ đẹp của người phụ nữ. “Bảy nổi ba chìm với nước non” Câu này có giọng thơ chuyển đổi đột ngột như một lời than thở. Thành ngữ “bảy nổi ba chìm” được vận dụng tài tình nhằm gợi tả số phận người phụ nữ Việt Nam trong xã hội phong kiến xưa, số phận long đong, vất vả, cảnh sống chịu nhiều khổ đau. Để bày tỏ nỗi xúc động thương cảm của bà khi đứng trước số phận lênh đênh chìm nổi chẳng biết đi về đâu của người phụ nữ, chỉ mặc cho số phận định đoạt. Tôi tự hỏi: Một người phụ nữ đẹp đến thế mà vì lẽ gì phải chịu đựng cuộc đời như vậy, chẳng lúc nào được sống trong cuộc sống vui vẻ, hạnh phúc? Nối tiếp lời tâm sự đó là cụm từ “với nước non” giúp ta hình dung ra không gian mênh mông, không biết đi về đâu, khó tìm được nơi hạnh phúc. Người con gái trên đã trở thành biểu tượng cho tất cả phụ nữ dưới thời phong kiến. Em thấy xã hội phong kiến thật bất công đối với phụ nữ. Em thật thương cảm, xót xa cho thân phận, cuộc đời của họ. “Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn” Giọng thơ từ đây chuyển sang ngậm ngùi, cam chịu. Tác giả sử dụng một biện pháp tinh tế: đảo ngữ, nói lên cuộc đời người phụ nữ phải sống lệ thuộc, phụng dưỡng cho cha mẹ, chồng con đến hết cuộc đời. Trên cuộc đời này làm gì có quan niệm vô lí đến thế! Vậy biết bao giờ họ mới có được cuộc sống tự chủ cho chính bản thân mình. Họ phải đau khổ biết bao để chịu đựng những thứ đạo lí như thế. Bây giờ, trước mắt em là hình ảnh người phụ nữ cúi đầu trước số mệnh. Cặp từ trái nghĩa “rắn-nát” như diễn tả thân phận trôi dạt giữa dòng đời, được hạnh phúc hay buồn khổ tùy thuộc vào “người làm bánh”. Em cảm thấy thật xót xa và đồng cảm với họ vì bị mất đi quyền làm chủ chính bản thân mình khi mang thân phận phụ nữ “Mà em vẫn giữ tấm lòng son” Giọng thơ tự hào, quả quyết biểu thị thái độ kiên trì, bền vững. Giữa sóng gió cuộc đời mà vẫn giữ “tấm lòng son” để tượng trưng cho phẩm chất sắc son, thủy chung, chịu thương, chịu khó của người phụ nữ Việt Nam đối với chồng con, với mọi người tuy bị cuộc sống đối xử không công bằng trong cuộc đời. Câu thơ là lời khẳng định cái đẹp bên ngoài có thể phai nhưng vẻ đẹp tâm hồn luông còn mãi, nó còn biểu lộ khá đậm tính cách của Hồ Xuân Hương và cảm thương cho người phụ nữ thời phong kiến. Bài thơ thật quý giá và đáng trân trọng, điều này đã làm cho bài thơ có ý nghĩa và giá trị lâu bền đến ngày nay. Ngày nay, người phụ nữ đã được đề cao và tôn vinh nhưng họ vẫn giữ được nét đẹp của người phụ nữ truyền thống. Đây là bài thơ hay mà sâu sắc, nó xứng đáng được lưu giữ mãi về sa

Bình luận (1)

Các câu hỏi tương tự
thanh tuyen Nguyen
Xem chi tiết
Nguyen Ngoc Lien
Xem chi tiết
Duoc Nguyen
Xem chi tiết
Đại Minh Tinh
Xem chi tiết
Minh Thư
Xem chi tiết
Diễm Nguyễn
Xem chi tiết
Nguyễn Đỗ Minh Khoa
Xem chi tiết
Diễm Nguyễn
Xem chi tiết
nguyễn minh trang
Xem chi tiết