Tham khảo:
Nguồn: Hoidap247
Tác phẩm nghệ thuật nào cũng xây dựng bằng những vật liệu mượn ở thực tại. Nhưng nghệ sĩ không những ghi lại cái đã có rồi mà còn muốn nói một điều gì mới mẻ. Có như vậy, tác phẩm của họ mới được công chúng đón nhận, mới đi vào cuộc sống. Tác phầm không chỉ phản ánh cuộc sống thực tại khách quan mà còn là nơi thể hiện những suy nghĩ chủ quan là tâm tư tình cảm, là tư tưởng của người nghệ sĩ. Đây chính là một điều gì mới mẻ luôn xuất hiện trong sáng tác của họ và làm nên nét riêng phân biệt họ với những tác giả khác. Tác phẩm văn học phản ánh thực tại đời sống như trong xã hội phong kiến Việt Nam thì số phận bi thảm của người nông dân và phụ nữ được các tác giả khai thác rất nhều. Trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du con người phụ nữ luôn lênh đênh, bó buộc, phụ thuộc vào người khác. Hay cuộc sống đói nghèo, bị dồn vào bước đường cùng của người nông dân trong “Lão Hạc” của Nam Cao. Tác phẩm văn học là nơi nhà văn nhắn gửi, thể hiện tình cảm cũng như tư tưởng, quan điểm nhân sinh của mình. Trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du thể hiện rõ nét sự bất bình, căm ghét đối với xã hội phong kiến cũng như thái độ xót thương với những người phụ nữ. Trong “Lão Hạc”, Nam Cao nói lên niềm yêu mến, cảm phục đối với những người nông dân nghèo khổ mà giữ được phẩm chất tốt đẹp, dù có hoàn cảnh như nào nhưng trong họ vẫn sáng ngời tư cách. Tóm lại ý kiến của Nguyễn Đình Thi rất đúng đắn và đúng với các nhà văn trong nền văn học nước nhà.
TK:
Một nhà văn đã từng nói: ‘Mỗi nhà văn sẽ đưa ta đến sứ xở của cái đẹp’. Đúng vậy nhà văn là sứ giả của cái đẹp. Đọc những tác phẩm, tâm hồn ta dường như trong sáng, phong phú hơn bởi những điều mới mẻ mà tác gia thể hiện trong mỗi tác phẩm. Mỗi nhà văn sẽ đưa ta theo nẻo đường riêng, với những hương sắc riêng, một lời nhắn nhủ riêng. Đúng như Nguyễn Đình Thi đã nhận định ‘Tác phẩm nghệ thuật nào cũng xây dựng bằng những chất liệu mượn ở thực tại. Nhưng người nghệ sĩ không ghi lại cái đã có rồi mà muốn nói lên một điều gì mới mẻ. Anh gửi vào tác phẩm một lá thư, một lời nhắn nhủ, anh muốn đem một phần của mình góp vào đời sống chung quanh.’ Đọc Làng của Kim Lân, ta cũng thấy cái điều mới mẻ mà ông viết sao mà hay thế, những lời nhắn nhủ sao mà thấm thía đến vậy. Nguyễn Đình Thi nói : ‘Tác phẩm nghệ thuật nào cũng xây dựng bằng những chất liệu mượn ở thực tại’ quả không sai. Tác phẩm là đứa con đẻ của người nghệ sĩ, người nghệ sĩ đã góp nhặt những ‘chất liệu mượn ở thực tại’ để tạo nên những tác phẩm. Có tác phẩm nào mà không sử dụng chất lệu từ đời sống. Phải chăng cùng mượn chất liệu đời sống nên các nhà văn sẽ có những trang viết giống nhau, lối hành văn hệt nhau ? Không phải vậy, người nghệ sĩ không thể chỉ là ‘người thợ khéo tay làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho’ mà họ còn phải biết ‘đào sâu tìm tòi, khơi nguồn chưa ai khơi , sáng tạo những gì chưa ai sáng tạo’. Người nghệ sĩ như một người làm phim với một cái gốc ‘trần trụi’ họ sẽ sáng tạo thành những bộ phim cho riêng mình. Mỗi tác phẩm như thế sẽ đem lại điều mới mẻ cho người đọc.