Phạm Duy Tốn là một trong những cây bút mở đầu cho truyện ngắn hiện đại , trong đó có tác phẩm Sống chết mặc bay . Truyện đã thể hiện rõ nết khổ của người dân trong thời kì xã hội thối nát , bọn quan lại cường hào thì ăn chơi phè phỡn , ko quan tâm tới vận mệnh của người dân . Đầu tiên , tác phẩm đã gây sự tò mò của người đọc ngay từ tiêu đề " Sống chết mặc bay " . Tiêu đề này là một thành ngữ dân gian nói về một lối sống miễn là được lợi cho mình, kẻ khác bị khổ sở, thua thiệt thế nào cũng mặc. Thành ngữ này cũng dùng để chỉ về những biểu hiện của một thái độ ích kỉ, vô trách nhiệm. Phạm Duy Tốn dùng thành ngữ này đặt tên cho truyện ngắn của ông là muốn thế hiện một chủ đề trong xã hội đương thời: Những kẻ cầm quyền luôn ân chơi phè phơn, vô trách nhiệm, bỏ mặc dân lầm than điêu đứng. Do đó, nhan đề Sống chết mặc bay rất phù hợp với nội dung của truyện ngắn.
Phép tăng cấp:
+ Cảnh thiên nhiên và nguy cơ đê vỡ:
- "Mưa tầm tã"; "Mưa tầm tã trút xuống";" Nước sông nhị hà lên to quá";"Dưới sông nước cuồn cuộn bốc lên";"Khúc đê thẩm lậu bị núng thế nguy cơ vỡ đê".
=> Thiên nhiên ngày càng dữ dội, nguy cơ vỡ đê nhanh.
* Sự vất vả căng thẳng của người dân hộ đê:
- "Âm thanh mỗi lúc một ầm ĩ, con người ai cũng mệt lử".
=> Sức người ngày càng bất lực trước sức trời.
*Mức độ đang mê cờ bạc của tên quan phủ:
- Mê bài bạc, không trực tiếp chứng kiến cảnh hộ đê.
- Trước sân đình mưa to nhưng quan vẫn không hề hay biết.
- Người nhà quê báo tin đê vỡ nhưng quan mặ kệ, quát mắng.
- Sung sướng cực độ khi ù ván bài to.
=> Thái độ vô trách nhiệm, lòng lang dạ thú của viện quan phụ mẫu.