1.MỞ đoạn
Giới thiệu vấn đề nghị luận: rác thải đang là thực trạng đáng lo ngại của nước ta hiện nay.
2.THân đoạn:
Nêu thực trạng:
Rác thải được vứt bừa bãi mị nơi, mọi lúc trong công viên, trên vỉa hè hay vứt xuống ao hồ…
Nguyên nhân là do ý thức của người dân chưa hiểu biết hết tầm quan trọng của môi trường với đời sống con người.
Tác hại: đã gây nên hậu quả xấu với cảnh quan, sức khỏe người dân bị ảnh hưởng, tạo nên các loại dịch bệnh…
Biện pháp khắc phục: tuyên truyền để nâng cao ý thức người dân, xây dựng các nhà máy tái chế rác thải…
3.KẾT doạn:
Bài học cho tất cả mọi người phải có ý thức bảo vệ môi trường sống của chính chúng ta.
Một trong những hệ quả của xã hội hiện đại đó là ô nhiễm môi trường. Ô nhiễm môi trường hiện nay trở nên nghiêm trọng như vậy một phần là do hành động xã rác bừa bãi của con người.
Xả rác bừa bãi là hiện tượng vô cùng nhức nhối trong xã hội ngày nay. Nó xảy ra ở khắp mọi nơi, trong công viên, vỉa hè hay thậm chí là ở những di tích lịch sử, khu danh lam thắng cảnh nổi tiếng. Ở nông thôn, ta có thể dễ dàng bắt gặp hình ảnh những bãi rác nằm ngổn ngang bên vệ đường, bốc mùi hôi thối và ngập tràn ruồi bọ. Những con sông, con mương vốn trong xanh bỗng thấy có những túi ni lông nổi lềnh bềnh trên mặt nước. Còn ở thành phố thì sao? Người ta ăn xong một que kem, cái kẹo, uống xong một chai nước thì tiện tay vứt luôn xuống vỉa hè hay lòng đường. Các hàng quán, cơ sở sản xuất không được quản lí chặt chẽ nên lén lút vứt rác xuống cống, rãnh, ao, hồ. Thậm chí, ở một số điểm du lịch, mặc dù đã có biển cấm xả rác, khách du lịch vẫn thản nhiên vứt luôn vỏ kẹo, chai nước xuống, biện hộ rằng mình “lỡ tay”, ỷ lại vào những người làm công tác dọn dẹp, vệ sinh.
Chỉ một hành động thiếu ý thức nhưng lại kéo theo những hậu quả vô cùng nặng nề. Rác không được xử lí sẽ bốc mùi, chất độc hại đó bay vào không khí, ngấm vào đất, nước làm hủy hoại môi trường ở nơi đó. Rác tồn đọng còn làm tắc cống rãnh, ao hồ, gây ngập úng vào mùa mưa lũ, gây mất cảnh quan đô thị. Những bãi rác cũng là nơi trú ẩn của nhiều loài ruồi, muỗi, sinh vật kí sinh, tiềm tàng khả năng lây bệnh cho con người. Hơn nữa, hành động xã rác bừa bãi thể hiện một con người thiếu văn hóa, thiếu ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường. Một người vô ý thức cũng kéo theo những người khác có hành vi tương tự.
Hành động xả rác bừa bãi bắt nguồn từ sự thiếu ý thức của chính bản thân con người. Họ không hiểu hết những hậu quả mà xả rác bừa bãi gây ra, đồng thời ỷ lại vào những người có nhiệm vụ dọn dẹp, vệ sinh môi trường. Ở nông thôn, đó còn là vì thiếu cơ sở xử lí rác thải, dẫn đến những bãi rác tự phát không có sự cho phép của chính quyền.
Để chung tay xây dựng một môi trường xanh- sạch- đẹp, chúng ta hãy cùng ngăn ngừa việc xả rác bừa bãi. Mỗi người hãy tự ý thức về hành vi của mình, bỏ rác đúng nơi quy định, đồng thời nhắc nhở nếu thấy người nào có ý định xả rác bừa bãi. Các tổ chức, cơ quan chính quyền cần tuyên truyền cho mọi người hiểu về hậu quả của xả rác bừa bãi cũng như ô nhiễm môi trường, thường xuyên vận động người dân tham gia các chiến dịch bảo vệ môi trường, giữ gìn vệ sinh làng xóm. Bên cạnh đó, nhà nước cũng cần đầu tư xây dựng những khu xử lí rác thải tân tiến, hiện đại, có đội thu gom để rác không còn tập trung một chỗ. Rác thải nên được phân loại để tái chế, làm phân bón cho cây xanh, hạn chế tối đa việc thải ra môi trường. Đối với những hộ chăn nuôi, làm hầm bio gas là một cách hữu ích để tận dụng chất thải động vật, đồng thời không gây ô nhiễm môi trường.
Vứt rác bừa bãi là một hành động vô ý thức đáng bị phê phán và lên án. Vì thế, để cải thiện môi trường sống xung quanh chúng ta, mỗi người hãy tự tạo lập ý thức vứt rác đúng nơi quy định, cùng nhau xây dựng một xã hội văn minh, hiện đại, không còn rác thải.
Sự tùy tiện, bừa bài không chỉ phản ánh một nền văn hóa công cộng thấp kém mà còn là dấu ấn một cuộc sống“ hoang dã, một nền sản xuất nhỏ lạc hậu. Trong xu thế hội nhập, khoa học kĩ thuật, thiết bị, công nghệ đều có thể nhập khẩu. Duy chỉ có con người với những tác phong vốn có là không thể thay thế.
Ngồi trong chiếc thuyền lá trên suối Yến đến động Hương Tích, tôi thấy cảnh một nhóm thanh niên trông lịch sự lại hồn nhiên ném những bọc ni lông, tàn thuốc lá xuống mặt nước trong xanh.… Còn đường lên Nam Thiên Đệ Nhất Động (Hương Tích) không ít cảnh chen lấn, xô đẩy và những câu chửi thề rất phản cảm. Tại các điểm danh thắng khác như Đền Bà Chúa Kho, Hội Lim cảnh chen lấn, xô đẩy vứt rác bừa bãi cũng khá phổ biến.Rất dễ dàng bắt gặp cảnh bà mẹ dắt con đi dạo phố, vừa đi vừa ăn quả rồi hồn nhiên vứt rác xuống lề đường họặc buông những câu văng tục. Những hành vi như vậy, trước hết sẽ được đứa trẻ thu nhận và lập lại. Đứa trẻ ấy khi lớn lên thành bậc cha mẹ, ai dám đảm bảo rằng sẽ lại không vứt rác ra công viên khì dắt con đi dạo. Thật là vô vọng nếu nhìn vào thực tế đó, chúng ta bắt buộc phải suy diễn theo logic: sự bừa bãi cũng được thừa kế.
Ở Việt Nam chúng ta, nhất là ở các thành phố lớn, rác năm rơi vãi khắp nơi trên đường phố. Đơn cử trường hợp của thành phố Hồ Chí Minh, các tuyến đường trọng điểm, nơi khách du lịch nước ngoài hay đi lại cũng không tránh khỏi tình trạng này. Thành phố bây giờ đã đẹp hơn, xanh hơn nhờ được cải tạo, chỉnh trang. Nhất là trước các lễ hội, thành phố được trang hoàng; trước và trong SEA Games lại càng rực rỡ, ngăn nắp hơn nữa. Các chiến dịch ngày chủ nhật xanh, chương trình xanh sạch đẹp, những người lao công thường xuyên nhặt rác trên đường Nguyễn Huệ ngay vào ban ngày. Và rất nhiều, rất nhiều hành động khác nữa nỗ lực làm đẹp, làm sạch thành phố.
Tuy nhiên, tình trạng xả rác nơi công cộng vẫn tồn tại. Rất dễ để tìm thấy nhiều mảnh rác dọc theo hai bên tuyến đường; rất dễ để chứng kiến cảnh người ngồi trên xe gắn máy vứt giấy gói thức ăn hay vỏ hộp sữa họ mới vừa uống. Cũng như vậy, với tình trạng người ngồi trên xe ô tô, nhất là xe buýt, xe du lịch vứt rác hay thậm chí khạc nhổ xuống đường; Các giạ đình sống dọc theo bên đường mang gói trong học ra để xuống lòng đường. Vứt rác nơi công Cộng, nhất là nơi có nhiều người tập trung thì rất phổ biến, kể cả ở sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất…
Thành phần trí thức mà không có ý thức giữ gìn vệ sinh công cộng thì thật đáng trách. Các nhà vệ sinh ở các trường học thì thật tồi tệ. Tôi có dịp đến thăm một trường đại học, khi bước: chân vào nhà vệ sinh thì phải quay ra vì quá bẩn không thể dùng được. Các sinh viên dùng khăn giấy vứt lung tung quanh bồn rửa mặt. Còn bốn tiểu thì vứt đủ thứ: tàn thuốc, kẹo cao su, giấy vụn vò lại và nhiều thứ khác nữa.
Cụm từ “không xả rác” đã trở thành điệp khúc. Chúng ta có thể bắt gặp chúng đâu đó ở các ngã tư, các panô… Nhiều người cho rằng, hành động xả rác đã trở thành thói quen, rất khó thay đổi. Thiết nghĩ; thói quen được chủ động hình thành trong mỗi người. Từ lúc bắt đầu đi học ở trường mầm non, các em học sinh đã được cô giáo dạy giữ gìn vệ sinh cá nhân, để vật dụng ngăn nắp, bỏ rác vào thùng rác,… Chúng ta có thấy cảm phục hay thậm chí xấu hổ khi thấy một đứa bé 4 tuổi loay hoay tìm giỏ rác để vứt giấy gói quà?
Tuy nhiên thói quen này lại dẩn mất đi khi các em lớn. Tại sao? Vì thầy cô giáo đề cập sát sao vấn đề này nữa ở các lớp cao hơn và thêm vào đó các em thấy người lớn “không tuân thủ” nên làm theo. Hơn nữa, vứt rác cũng tiện lợi hơn là phải đi tìm và bỏ vào thùng rác. Đây là thời điểm để một thói quen khác dần hình thành.
Một vải để xuất nhỏ:
Khi xả rác hãy nghĩ đến những người nhật và thu gom rác sau đó. Kẹo cao su với giấy gói, khăn giấy, giấy gói quà, túi xốp,… có thể bỏ vào túi áo hay túi quần và mang bỏ vào thùng rác ở dọc đường hoặc ở nhà. Vỏ hộp sữa hay các loại rác có kích thước lớn hơn, bỏ vào túi xốp và treo ở trên xe gắn máy hay xe đạp rồi bỏ vào thùng rác nào tiện lợi nhất. Không nhận tờ bướm quảng cáo phân phát trên đường vì sau đó phần lớn chúng bị vứt hồ trên đường. Không ăn hoặc uống trên đường. Luôn nhắc nhở trẻ em không xả rác. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất, theo tôi, là do sự giáo dục về vệ sinh môi trường tại Việt Nam chưa được quan tâm đúng mức. Người ta có thể đặt thêm nhiều thùng rác ở Việt Nam nhưng điều đó chưa chắc sẽ đồng nghĩa với việc giải quyết được nạn xả rác bừa bãi. Tôi đã từng thấy rất nhiều người Việt thản nhiên ném bao, li nhựa xuống đất khi đang đi đường, hoặc những tốp thanh niên đi picnic cứ vô tư để lại trên đất cơ man là khăn trải, đĩa, bịch nilông… dẫu thùng rác được đặt kế bên!
Liệu có bao nhiêu người trong số những người xả rác ấy biết được phải mất cả hàng ngàn năm để những vật dụng bằng nhựa bị phân hủy và hậu quả của nó lớn như thế nào? Tôi tin chắc nhiều người trong các bạn nghĩ môi trường sống xung quanh là “của chung” chứ đâu phải “của riêng”, vì vậy thật vô lí và rất khó để đòi hỏi các bạn phải hết sức gìn giữ. Quan niệm như vậy là thiển cận và ích kỉ.
Thay đổi hành vi, lối sống.
Hàng triệu hành động, công sức, tâm huyết vì một hình ảnh Việt Nam tươi đẹp sẽ đổ “xuống sông xuống biển” khi du khách đến” Việt Nam vẫn gặp cảnh chèo kéo, đu bám, cởi trần, lạng lách, khạc nhổ, vứt rác… nơi công cộng. Muốn vậy cần có những hành động và sự thay đổi trong nhận thức, tư duy, hành vi, lối sống của mỗi công dân trong xã hội.
Đoàn thanh niên rất rầm rộ với chiến dịch thanh niên tình nguyện. Vậy tại sao lại không phát động một chiến dịch “sống đẹp” trong các trường học, công sở, địa điểm du lịch trên cả nước?